Gốm Phù Lãng, vẻ đẹp của hồn quê Kinh Bắc

(LĐTĐ) Nằm bên bờ sông Cầu thơ mộng của vùng quê Kinh Bắc, làng gốm Phù Lãng (xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) là một trong số những làng gốm nổi tiếng của miền Bắc gần nghìn năm tuổi còn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.

Sẽ tiếp tục duy trì, phát triển con đường gốm sứ ngày càng đẹp hơn
Trăn trở làng nghề gốm Gia Thủy

Xưa kia, làng Bồ Bát ở Ninh Bình vốn nổi tiếng với sản phẩm gốm từ chất liệu đất sét trắng, gốm Thổ Hà vùng Bắc Giang được lái buôn khắp nơi tìm đến với sản phẩm đất sét xanh, thì làng Phù Lãng lại thâm trầm, mộc mạc bởi các sản phẩm gốm từ đất sét đỏ. Phù Lãng mang vẻ thâm trầm của một làng nghề gốm cổ. Cái sắc vàng óng da lươn của gốm Phù Lãng hàng trăm năm vẫn phảng phất hồn quê mộc mạc, bình dị nhưng không kém phần hấp dẫn.

1233dsc7538
Gốm Phù Lãng được tạo hình bằng phương pháp thủ công truyền thống. Ảnh: Mạnh Tiến

Từ quy trình sản xuất truyền thống

Đặt chân đến Phù Lãng, dễ bắt gặp những hình ảnh mái ngói nâu đỏ thấp thoáng, những hàng chum vại dọc theo con đường làng, những tranh gốm, bình gốm xếp chồng cao ngất ở bên hiên, ở sân nhà. Đó cũng chính là hình ảnh của một Phù Lãng vẫn đang mỗi ngày đỏ lửa, cho ra lò những sản phẩm độc đáo, được nhiều người sử dụng.

Nguyên liệu đất để làm gốm ở đây không được lấy trực tiếp trong làng, mà được vận chuyển từ vùng Thống Vát, Cung Khiêm (Bắc Giang) dọc theo con sông Cầu về Phù Lãng. Chất đất ở đây được sử dụng vì có độ dẻo cao, đất được phơi cho bạc màu, trộn lẫn các lần đất, đập thành những viên nhỏ bằng ngón chân cái rồi mới cho vào nước, sau đó xéo tròn, nề đất, lọc sạn, phá cho tới khi đất phải nhuyễn mịn mới thôi. Một miếng đất trước khi chuốt phải được xéo hàng chục lần, sau đó làm thành thỏi dài và tạo thành những khoanh tròn rồi mới cho lên bàn xoay vuốt thành sản phẩm. Mỗi một sản phẩm tùy vào lớn hay nhỏ đều được làm từ một hoặc nhiều khoanh tròn như thế xếp chồng lên nhau và vuốt đến khi thành hình sản phẩm.

Các công đoạn sau đó chủ yếu làm cho sản phẩm nhẵn bề mặt, trám các vết xước, vết nứt và gọt phần thừa cho tròn trịa, sau đó được tráng một lớp men. Chất liệu làm men tráng gồm có: Tro cây rừng, vôi sống, vôi ống nghiền nát, bùn phù sa trắng. Bốn nguyên liệu này, sau khi sơ chế sẽ trộn đều với nhau theo một tỉ lệ nhất định, rồi pha thành dạng chất lỏng sền sệt. Khi sản phẩm đã se mặt, người thợ dùng chổi lông quét men lên bên ngoài một lớp mỏng hỗn hợp men ấy rồi đem phơi. Tất cả các sản phẩm đã được quét men và phơi khô đều có màu trắng đục, lúc này, gốm được xếp thành từng chồng để đưa vào lò nung. Xếp sản phẩm trong lò nung phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm tối đa không gian của lòng lò, chúng có thể được xếp chồng vào nhau trong quá trình nung để tiết kiệm diện tích.

Công đoạn cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm là nung. Mặc dù công nghệ hiện đại cho phép người làm gốm tiết kiệm thời gian, công sức bằng các lò nung than hay nung ga hiện đại. Nhưng gốm Phù Lãng vẫn phải giữ cách làm truyền thống là nung bằng củi. Chính việc sử dụng củi làm chất đốt cho lò nung khiến bề mặt của gốm có những sắc độ khác nhau do lửa “táp”, tạo nên các sản phẩm có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau.

Nhiệt độ lò nung phải đạt đến 1 nghìn độ C, như vậy lớp da ngoài mới đanh mặt, nhẵn bóng và chắc. Sản phẩm gốm được đun liền 3 ngày 3 đêm, lượng nhiệt trong lò cũng phải được điều chỉnh tăng dần nhiệt độ đến ngày thứ hai khi chín gốm, rồi từ từ giảm nhiệt độ. Đến ngày cuối cùng, gốm được để nguội, lấy ra khỏi lò và phân loại. Gốm đạt tiêu chuẩn phải có màu da lươn óng hoặc màu cánh gián, gõ vào phải có tiếng vang. Nếu gốm Bát Tràng tập trung vào các đường nét tinh xảo trong họa tiết của men tráng, gốm Thổ Hà sử dụng “chất men” tự nhiên từ chính bề mặt của đất được vuốt nhẵn thì sắc nâu da lươn lại làm nên vẻ đặc biệt cho gốm Phù Lãng.

Mỗi công đoạn, từ chọn đất, tạo hình, tráng men đến nung gốm đều được các thợ gốm chăm chút cẩn thận cho đến khi sản phẩm gốm ra lò.

Thích ứng với thời đại mới

Hiện nay, gốm của làng Phù Lãng vẫn được tập trung phát triển vào ba dòng sản phẩm chính: Gốm dùng trong hoạt động tín ngưỡng như tượng Phật, lư hương và các đồ thờ cúng; Gốm gia dụng, một trong những sản phẩm đặc trưng của gốm Phù Lãng, vô cùng đa dạng và phong phú về chủng loại, kiểu dáng, từ lọ, bình, ang đến chum, vại; Gốm trang trí, gồm bình trang trí, lọ hoa, tranh gốm...

1236dsc7677
Một số sản phẩm được vẽ hoa văn cho sinh động, theo nhiều nhu cầu khác nhau của thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm gốm với nhiều xuất xứ ngày càng trở nên đa dạng, bắt mắt, có lúc, gốm Phù Lãng tưởng như đã mất đi vị thế của mình. Phần nữa, cũng vì công việc làm gốm khá vất vả, nhiều thế hệ trẻ của làng không muốn làm nghề của cha ông để lại, mà theo những ngành nghề khác nhau.
Dù vậy, chính cái mộc mạc, chân chất của gốm Phù Lãng đã khiến nhiều người tiêu dùng lựa chọn, nhờ đó mà làng gốm như được tiếp thêm sức mạnh để “hồi sinh”. Không chỉ là một làng nghề sản xuất truyền thống, thời gian gần đây, Phù Lãng còn là nơi thu hút nhiều khách du lịch từ khắp mọi miền đến tham quan, tìm hiểu về nghề gốm. Đôi khi, chỉ cần nhìn những đôi tay thoăn thoắt của người thợ gốm vuốt, nặn, cũng có thể cảm nhận được giá trị của mỗi sản phẩm thủ công mà hồn cốt của nó lại được chứa đựng trong chính cái thô ráp, mộc mạc ấy.

Có lẽ, đây chính là động lực để sản sinh ra một thế hệ nghệ nhân mới của làng nghề, họ được đào tạo bài bản về gốm, về tạo hình. Hơn hết, họ có lòng say nghề với dòng gốm cổ của cha ông để lại. Dù có thể áp dụng nhiều công nghệ khác nhau vào quá trình sản xuất, nhưng chắc chắn những nét đặc trưng của gốm Phù Lãng ẩn trong cái mộc mạc, chân chất, bình dị ấy sẽ làm cho sản phẩm của nơi đây có sức sống lâu bền với thời gian. /.

Cao Tiến

Nên xem

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.

Tin khác

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

(LĐTĐ) Với tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương… nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khí thế đang có, tiếp tục "giữ lửa", triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) một cách thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng…
Giải cứu 9 người bị mắc kẹt trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh

Giải cứu 9 người bị mắc kẹt trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ngay sau khi nhận thông tin, Công an quận 5, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã điều động Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xuất 2 xe chuyên dụng cùng 12 cán bộ chiến sĩ đến địa điểm xảy ra tai nạn, phối hợp công an địa phương thực hiện công tác cứu nạn.
Phấn đấu thông xe tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài trước ngày 2/9

Phấn đấu thông xe tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài trước ngày 2/9

(LĐTĐ) Với dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài đoạn qua địa phận tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên yêu cầu sở, ngành, địa phương và các bên liên quan khẩn trương hoàn thành giai đoạn 1 để thông xe trước ngày 2/9.
Xem thêm
Phiên bản di động