Sẽ tiếp tục duy trì, phát triển con đường gốm sứ ngày càng đẹp hơn
Ông Phạm Thanh Học cho biết, dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên để hạn chế ùn tắc giao thông, thuộc quận Ba Đình và quận Tây Hồ (đoạn bổ sung từ nút giao Khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân).
Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng giai đoạn 1 đoạn từ nút giao Yên Phụ đến nút giao Khách sạn Thắng Lợi trong tháng 10/2018 đã phát huy hiệu quả rất rõ rệt, đã giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên tuyến; tạo được tuyến phố khang trang, sạch đẹp, đồng thời củng cố khả năng chống lũ tuyến đê Nghi Tàm.
Ông Phạm Thanh Học, Phó trưởng Ban Thường trực Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội thông tin tại hội nghị. |
Thành phố Hà Nội tiếp tục đầu tư cải tạo mở rộng đê giai đoạn 2 từ Khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân (chiều dài 3,7km) với mục tiêu hoàn chỉnh một trục giao thông quan trọng kết nối Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài về trung tâm chính trị Ba Đình và trung tâm Thành phố; kết nối giao thông phía hữu sông Hồng giữa cầu Nhật Tân với các cầu Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân Thủ đô.
Ông Học thông tin, hiện nay, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội đang triển khai thi công trên 3 đoạn đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thỏa thuận: Đoạn 1, từ khách sạn Thắng Lợi đến lối vào Xuân Diệu, đoạn 2 từ lối vào Xuân Diệu đến ngõ 123 Âu Cơ, đoạn 3 từ ngõ 123 Âu Cơ đến nút giao Lạc Long Quân, đoạn 4 từ nút giao Lạc Long Quân đến nút giao cầu Nhật Tân.
“Tuy nhiên, tại đoạn 1 từ nút giao Khách sạn Thắng Lợi đến nút giao Xuân Diệu - Âu Cơ là nút giao gồm đường Nghi Tàm - phố Yên Phụ - phố Từ Hoa - đường Âu Cơ - đường Xuân Diệu cần phải mở rộng và hạ thấp phần đường về cùng một cốt cao độ để tạo cảnh quan cho khu vực. Đồng thời chống ùn tắc giao thông cho khu vực nút và kết nối với giai đoạn 1 đã thi công xong, mặt khác các hộ dân bên trái tuyến tiếp cận với đường giao thông, nên rất cần phải mở rộng nút giao này”, ông Học nói.
Một đoạn con đường gốm sứ. (Ảnh BT) |
Do đó, để triển khai theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt phải thực hiện phá dỡ một đoạn đường gốm sứ chiều dài khoảng gần 300m từ nút Khách sạn Thắng Lợi đến ngã ba Xuân Diệu để phục vụ cho việc mở rộng đường đê hiện tại. “Vấn đề này Ban quản lý dự án đã họp và lấy ý kiến các sở, ngành liên quan xem xét kỹ lưỡng trong quá trình thẩm định, phê duyệt phương án”, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho hay.
Cũng theo ông Phạm Thanh Học, mặc dù nghiên cứu nhiều phương án nhưng vẫn phải phá thay thế một đoạn đê gốm sứ, vấn đề này là bất khả kháng. Ban quản lý dự án đã báo và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có chủ trương sau khi hoàn thành xây dựng xong tường chắn đê bê tông cốt thép sẽ tiếp tục có kế hoạch gắn tranh gốm sứ lên mặt đường bê tông cốt thép mới, trả lại nguyên vẹn con đường gốm sứ.
“Đồng thời tiếp tục duy trì, phát triển con đường gốm sứ ngày càng đẹp hơn, xứng đáng là một biểu tượng và là nét đẹp văn hóa độc đáo của Thủ đô Hà Nội”, ông Phạm Thanh Học cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Phê duyệt tuyến đường dài hơn 700m nối Tam Trinh với Minh Khai
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024"
Nhập viện cấp cứu sau khi tự uống cao chữa xương khớp
Sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh
Miền Bắc đầu tuần đón không khí lạnh, có nơi dưới 15 độ C
Vạn Phúc City nhận cú đúp giải thưởng tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024
Central Retail Việt Nam đẩy mạnh kết nối giao thương tại tỉnh Cà Mau và Hòa Bình
Tin khác
“Về miền di sản” - hành trình khám phá và tôn vinh vẻ đẹp di sản Việt Nam qua tà áo dài
Nhịp sống Thủ đô 16/11/2024 06:31
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 15/11/2024 13:42
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để lắng nghe ý kiến của nhân dân
Thủ đô 15/11/2024 13:35
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực
Chỉ đạo - Điều hành 15/11/2024 09:51
Nền tảng cốt lõi để hình thành hệ thống giao thông thông minh
Nhịp sống Thủ đô 15/11/2024 06:23
Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm
Emagazine 14/11/2024 22:51
Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. |
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước
Chỉ đạo - Điều hành 14/11/2024 20:48
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực
Chỉ đạo - Điều hành 14/11/2024 20:44
“Mở đường” khai thác, sử dụng không gian ngầm ở Hà Nội trong tương lai
Chỉ đạo - Điều hành 14/11/2024 16:50