Trăn trở làng nghề gốm Gia Thủy

Được hình thành từ những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX, làng nghề gốm Gia Thủy (Nho Quan) trước kia được nhiều người biết đến là một làng quê nổi tiếng về các mặt hàng gốm như nồi, niêu, chum, vại...

Những năm gần đây, sự khó khăn về vốn, mặt bằng sản xuất, thu nhập bấp bênh… và sự thờ ơ của thế hệ trẻ là những nguyên nhân làm cho làng gốm đứng trước nguy cơ bị mai một.

Xưởng chế tác đồ gốm Gia Thủy.

 

Một ngày đầu thu, chúng tôi có dịp về thăm làng gốm Gia Thủy, không khí tĩnh mịch, lặng lẽ bao trùm cả làng gốm. Con đường vắng vẻ bước chân người qua lại, có vài cái đầu thập thò sau cánh cửa khi có người lạ đến. Nếu như mấy chục năm trước, đây là thời điểm rôm rả nhất, đâu đâu cũng rộn rã tiếng nói cười, là thời điểm mà nhiều hộ ở làng gốm Gia Thủy “ăn nên làm ra”...

Nhưng năm nay, làng gốm vắng tanh, những thợ gốm đa phần kiếm sống bằng nghề khác. Thế hệ con cháu của làng gốm hầu như không chịu kế thừa nghề truyền thống này. Có những người thợ trước đây làm gốm, nhưng vì thu nhập quá thấp, nên đã từ bỏ nghề và đổ dồn về các khu công nghiệp để làm thuê. Bởi nghề gốm vừa cực khổ, lam lũ, lại thu nhập bấp bênh, không thể đáp ứng nhu cầu cuộc sống - một nghệ nhân gốm khẳng định.

Để đảm bảo môi trường, những năm gần đây UBND xã Gia Thủy đã ưu tiên dành 5.000 m2 mặt bằng, xa khu dân cư để đưa các hộ làm nghề gốm đến đây sản xuất. Ngoài ra, UBND xã cũng đã dành riêng những diện tích đất nhất định để các cơ sở gốm khai thác nguồn đất sét trắng phục vụ cho sản xuất làng nghề. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chỉ thu hút được 7-8 hộ với vài chục lao động. Khác với trước đây, vào thời kỳ “hoàng kim” của nghề gốm Gia Thủy, cả làng có trên 40 xưởng sản xuất gốm, có xưởng lên tới hàng trăm người làm thường xuyên. Làm ra sản phẩm đến đâu, tiêu thụ hết đến đó. Khách hàng từ các tỉnh Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Nghệ An… đều đổ về đây lấy hàng, trong đó có một số khách hàng của Nhật.

Bác Trịnh Thị Vân (56 tuổi) ở đội 7, xóm Mỹ Lộc, xã Gia Thủy cho biết: Gia đình bác 3 đời nay theo nghề làm gốm, nhưng tiếc là hiện nay chỉ còn cô con dâu đi theo nghề này. Điều mà bác trăn trở và lo lắng nhiều nhất, đó là việc truyền nghề cho thế hệ sau, vì hầu như rất ít con cháu chịu kế thừa nghề làm gốm. Nghề gốm Gia Thủy trước đây có thương hiệu nổi tiếng, đã được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng do những đặc điểm riêng về hình thức, chất lượng và mẫu mã.

 

a

Thợ làm gốm ở  Gia Thủy.


Theo các nhà khoa học, bình rượu bằng gốm có thể khử các chất độc hại như Andehit gây đau đầu sau khi uống rượu và làm giảm nồng độ Methanol trong rượu. Nhưng hiện nay, theo thói quen, người dân vẫn ngâm rượu bằng các bình thủy tinh và bình nhựa. Do đó, số lượng người sử dụng đồ gốm ít đi, thị trường tiêu thụ giảm, các cơ sở sản xuất gốm khó khăn khi tìm đầu ra…

Ông Đinh Quang Hà, 55 tuổi, Phó chủ nhiệm HTX gốm Gia Thủy, với hơn 40 năm gắn bó với nghề làm gốm cho biết: Khó khăn lớn nhất là trong thời kỳ đồ nhựa phát triển, các vật dụng bằng nhựa vừa rẻ, vừa tiện lợi. Mặt khác, trước sự đa dạng của mẫu mã bày bán trên thị trường vừa rẻ lại vừa đẹp của Trung Quốc tràn lan, nên sản phẩm gốm nhiều khi không còn là sự lựa chọn của người dân như trước đây. Sản phẩm gốm dường như không còn phù hợp với thị trường như hiện nay nữa, gốm chỉ dùng trong các việc trang trí, nặng tính hình thức chứ ít có tính sử dụng hoặc chỉ để phục vụ cho sinh hoạt của người dân quê.

Ông Hà cũng cho biết thêm, ông có 4 người con, 3 cháu đã đi làm cho nhà nước và các doanh nghiệp, cháu nhỏ nhất đang học cấp III nhưng cũng không có ý theo nghề làm gốm. Điều này làm ông rất buồn, nhưng biết làm thế nào. Cũng chẳng trách được chúng bởi nghề làm gốm mưa nghỉ, nắng làm, lúc nào cũng lam lũ, vất vả, lại độc hại, trong khi đó thu nhập cũng thấp…

 Cũng theo ông Đinh Quang Hà, thì khó khăn trong việc phát triển làng nghề gốm cổ truyền còn có một nguyên nhân khác, đó là việc cấp đất vùng nguyên liệu, cấp đất làm nhà xưởng và khó khăn trong việc vay vốn phát triển sản xuất. Vùng nguyên liệu đất sét chỉ rộng 1 mẫu, nếu sản xuất liên tục thì 5 năm là cạn. Cả Gia Thủy có 7-8 gia đình làm gốm tập trung vào một khu vực cũng chỉ rộng 5.000 m2, trong đó có cả xưởng chế tác, sân phơi, lò nung, nơi đặt nguyên vật liệu…

Diện tích đất này được cấp phép sử dụng trong khoảng thời gian rất ngắn, vì xã chỉ có thẩm quyền cấp phép trong thời hạn 5 năm. Do đó, các hộ làm gốm chưa thực sự yên tâm để đầu tư vào sản xuất. Việc vay vốn ngân hàng của HTX hiện nay cũng là điều không thể bởi không đủ điều kiện. Cho nên, tất cả các gia đình làm gốm ở đây đành phải mang bìa đỏ ở nhà ra thế chấp vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất.  

Một trong những nguyên nhân làm cho nghề gốm Gia Thủy không giữ được truyền thống như trước đây là do kiểu dáng và mẫu mã không thay đổi bắt kịp với xu hướng thị trường. Số lượng nghệ nhân làm gốm hiện nay không nhiều, nhiều kinh nghiệm quý của cha ông không được truyền dạy cho đời sau nên ngày càng mai một, thiếu sự kế thừa và phát triển. Hầu hết các sản phẩm được sản xuất ở đây chủ yếu là theo lối cũ, các loại mặt hàng tinh xảo không nhiều.

 Làng nghề gốm Gia Thủy là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Ninh Bình. Nhưng sự khó khăn về vốn, mặt bằng sản xuất, thu nhập bấp bênh… và sự thờ ơ của thế hệ trẻ hôm nay với nghề làm gốm là những nguyên nhân làm cho làng gốm đứng trước nguy cơ bị mai một. Do đó, cần có sự quan tâm đầu tư hơn nữa của các cấp chính quyền, nhất là trong việc hỗ trợ vốn, có chính sách ưu đãi, đào tạo nghề… để nghề gốm Gia Thủy hưng thịnh như xưa và thương hiệu gốm Gia Thủy được lưu truyền mãi mãi cho thế hệ mai sau.

Nguồn Baoninhbinh.org.vn

 

Nên xem

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, xây dựng các sản phẩm mới phù hợp nhu cầu, thị hiếu, đáp ứng nhu cầu của du khách.

Tin khác

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp thế nào?

Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp thế nào?

(LĐTĐ) Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được trợ cấp 64.800.000 đồng và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định.
Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐTBXH thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024.
Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cân nhắc bỏ quy định “Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay”...
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Hành động vì sự an toàn của người lao động

Hành động vì sự an toàn của người lao động

(LĐTĐ) Bám sát chủ đề của Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 là “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng”, các cấp, các ngành và tổ chức Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai nhiều hoạt động với tinh thần hành động vì sự an toàn của người lao động.
Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, người lao động (NLĐ) bình thường cũng khó khăn khi tìm kiếm việc làm thì cơ hội việc làm đối với người khuyết tật (NKT) càng hạn chế hơn. Trước bối cảnh này, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm mang tới cơ hội việc làm cho NKT, giúp họ tự tin tạo dựng cuộc sống, khẳng định bản thân, hòa nhập cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.
Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

(LĐTĐ) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của Ban Giám hiệu, đại diện các doanh nghiệp, đối tác và gần 200 học sinh - sinh viên của Nhà trường.
Xem thêm
Phiên bản di động