''Gỡ vướng'' quy hoạch không gian ngầm

Những năm gần đây, các công trình sử dụng không gian ngầm được xây dựng với mật độ lớn trong cả nước. Tuy nhiên, quá trình triển khai gặp không ít khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ khi nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến không gian ngầm chưa có quy định cụ thể.
Mở lối giao thông tĩnh bằng không gian ngầm Hà Nội cần phát triển không gian ngầm

Còn nhiều “khoảng trống”

PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng nêu, thực tế ở nước ta, các công trình ngầm được xây dựng từ khá lâu. Đó là các đường ống cấp, thoát nước, đường dây, cáp điện, thông tin, viễn thông, truyền hình và khá nhiều công trình ngầm gắn với các công trình trên mặt đất...

''Gỡ vướng'' quy hoạch không gian ngầm
Trung tâm thương mại và vui chơi giải trí trong lòng đất lớn nhất châu Á Vincom Mega Mall Royal City (quận Thanh Xuân, Hà Nội) thu hút nhiều người dân tới tham quan, mua sắm

Những năm gần đây, mật độ sử dụng không gian ngầm để xây dựng công trình lại càng lớn, nhất là các công trình giao thông như: Tuyến tàu điện ngầm, ga tàu điện ngầm, hầm đường bộ, bãi đỗ xe, hầm vượt sông. Đặc biệt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện nhiều trung tâm công cộng, thương mại, dịch vụ hoạt động sầm uất ở lòng đất.

Đáp ứng xu hướng phát triển tất yếu trên, hệ thống các văn bản quản lý nhà nước từ kỹ thuật đến vận hành, khai thác đang dần hoàn thiện. Nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư, tài chính cũng được nghiên cứu và ban hành. Trình độ năng lực của tư vấn thiết kế, thi công xây dựng, giám sát, quản lý vận hành đã đáp ứng được yêu cầu công việc…

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, việc tổ chức không gian ngầm đã và đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc khi nhiều vấn đề liên quan hầu như vẫn chưa có quy định cụ thể. Việc thống nhất sử dụng không gian trên mặt đất và không gian ngầm từ bước quy hoạch, sử dụng đất đến độ sâu tối đa khai thác… chưa được quy định rõ ràng.

Ngoài ra, việc thu hồi, giải phóng mặt bằng xây dựng công trình ngầm cũng chưa được quy định gây khó khăn trong quá trình thực hiện hàng loạt các dự án tàu điện ngầm, bãi đỗ xe ngầm… tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội Nguyễn Cao Minh chia sẻ: “Chậm trễ, vướng mắc về giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật để bàn giao mặt bằng sạch cho nhà thầu thi công; chậm phê duyệt khung chính sách bồi thường, hỗ trợ và quy trình bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân có nhà bị ảnh hưởng khi khoan hầm… là một trong những nguyên nhân khiến quá trình thực hiện dự án tàu điện ngầm gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tiến độ chưa đáp ứng yêu cầu”.

Sớm hoàn thiện khung pháp lý

Trước những tồn tại, hạn chế trong việc khai thác không gian ngầm tại các đô thị, PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến đề xuất một số định hướng trong thời gian tới. Trước hết là hoàn thiện các văn bản pháp lý về quản lý không gian ngầm như: Xây dựng luật về quản lý không gian ngầm; bổ sung nội dung quy hoạch không gian ngầm trong Luật Quy hoạch đô thị và các hướng dẫn; sửa đổi, bổ sung làm rõ hơn quản lý sử dụng đất dưới lòng đất trong Luật Đất đai, trong Luật Dân sự liên quan đến sở hữu tài sản, trong Luật Đường sắt liên quan đến phạm vi bảo vệ và hành lang an toàn.

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình kỹ thuật có liên quan đến quy hoạch, thi công xây dựng, bảo trì công trình ngầm. Tiến sĩ Phan Hữu Duy Quốc, nguyên Phó Trưởng đại diện Tập đoàn Xây dựng Shimizu (Nhật Bản) cho rằng, việc cấp thiết hiện nay là xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến xây dựng và sử dụng không gian ngầm đô thị. Trong đó, cần làm rõ sở hữu về không gian ngầm, tương tự như đang làm với quyền sử dụng đất đai. Đặc biệt, cần có các chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy việc sử dụng không gian ngầm đô thị ở Việt Nam, đặc biệt là cho các công trình công cộng.

Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm - thành phố Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Nhiều chuyên gia đánh giá đồ án quy hoạch chung không gian ngầm được ban hành đầu tiên trong cả nước này đã đáp ứng tính đồng bộ, tổng thể, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong khai thác nguồn tài nguyên mới cho Thủ đô. Tuy nhiên, để phát huy giá trị của đồ án quy hoạch sau khi được phê duyệt, cần phải điều chỉnh, hoàn thiện các cơ sở pháp luật liên quan, như: Quyền khai thác, sử dụng không gian ngầm trong Luật Đất đai...

Không gian ngầm, nguồn tài nguyên quý báu đã và sẽ là một phần của đời sống đô thị hiện đại. Do đó, việc sớm hoàn thiện khung pháp lý cho quy hoạch, quản lý và khai thác không gian ngầm đô thị mang ý nghĩa cấp thiết, tạo cơ sở phát triển đô thị bền vững.

Theo Bảo Hân/hanoimoi.com.vn

http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/1034194/go-vuong-quy-hoach-khong-gian-ngam

Nên xem

Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh

Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Với việc ban hành quyết định này, kỳ vọng một số vấn đề “nóng” liên quan đến giá, giải phóng mặt bằng (GPMB) sẽ được giải quyết.
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF

Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF

(LĐTĐ) Vị ngọt thanh, mọng nước, mùi thơm mát, Cam tươi FVF có nguồn gốc từ giống cam đặc sản trứ danh Xã Đoài với quy trình chăm sóc tỉ mỉ và ứng dụng những công nghệ canh tác tiên tiến nhất hiện nay.
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

(LĐTĐ) Để có hành lang pháp lý cho tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025, với mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá việc dạy - học diện rộng trong cả nước và phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi và chính thức ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT quy định về Quy chế thi tốt nghiệp THPT.
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Ngày 24/12, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức kỳ họp lần thứ 10 và kiện toàn Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Hội LHPN Hà Nội khóa XVI.
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình

Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình

(LĐTĐ) Chiều 24/12, Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Giao lưu trực tuyến với chủ đề “Lựa chọn thực phẩm, bữa ăn cân bằng dinh dưỡng cho gia đình”. Các chuyên gia đã cung cấp những thông tin chính xác, thiết thực, giúp hội viên phụ nữ xây dựng một chế độ dinh dưỡng tối ưu cho cả gia đình.
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025

Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025

(LĐTĐ) Tại dự thảo Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai

Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai

(LĐTĐ) Chiều 24/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở phường Bồ Đề với 53 đoàn viên. Đây là Nghiệp đoàn thứ hai được thành lập, ra mắt trên địa bàn quận.

Tin khác

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

(LĐTĐ) Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội và Công an các địa phương trên địa bàn thành phố đã đồng loạt ra quân triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới, xây dựng lại 34 chợ dân sinh và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ. Thành phố yêu cầu các dự án xây mới hoặc cải tạo lại chợ phải giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chợ. Phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng chợ.
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Công an huyện Thanh Trì vừa tổ chức Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; ra mắt mô hình lực lượng 141 trong tình hình mới.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức lễ ra quân nhằm triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự, trật tự đô thị trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch toàn diện nhằm duy trì an toàn xã hội và xây dựng hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại.
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

(LĐTĐ) Thời gian qua trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xuất hiện các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời, công trình có lắp dựng mái che trên đất không đúng mục đích sử dụng đất nhằm phục vụ kinh doanh dịch vụ thể thao.
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo quyết định việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa. Tuy nhiên, đến thời điểm này không ít lãnh đạo UBND phường vẫn chưa biết quản lý con người, sắp xếp địa điểm đón trả khách ra sao như dự thảo đề cập tới.
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố

Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố

(LĐTĐ) Với dự thảo lần 3, đề án quản lý lòng đường, vỉa hè, thành phố Hà Nội đã đưa ra những phương hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn tiêu chí và mô hình cho thuê vỉa hè.
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm

Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm

(LĐTĐ) Hà Nội là đô thị có lưu lượng người và các phương tiện tham gia giao thông đông đúc, kéo theo những vi phạm về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường. Những tháng cuối năm, các địa phương trên địa bàn Thủ đô đã tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân và quyết liệt kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm.
Phát triển không gian xanh tại các đô thị

Phát triển không gian xanh tại các đô thị

(LĐTĐ) Ngày 29/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây dựng tổ chức hội thảo: “Thiết kế công viên thuận tiện, an toàn cho mọi người và tăng khả năng chống chịu cho các đô thị Việt Nam”.
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm

Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương sẽ bố trí 34.515 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm trên địa bàn; trong đó phân bổ ngay hơn 18.110 tỷ đồng cho các dự án đủ điều kiện theo quy định.
Xem thêm
Phiên bản di động