Giữ sợi dây liên kết với nguồn cội qua nén hương thơm
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì? Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm |
Tấm lòng biết ơn những người đi trước
Thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ là một việc không thể thiếu trong phong tục của người Việt Nam. Người Việt Nam luôn luôn tin tưởng ở sự phù hộ của tổ tiên, ông bà, cha mẹ và tin rằng họ đang hiện diện xung quanh mình.
Theo sách “Phong tục thờ cúng của người Việt” (tác giả Song Mai – Quỳnh Trang), tập tục thờ cúng tổ tiên từ lâu đã trở thành một nét phổ biến trong sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam, thể hiện đạo lý làm người – đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam.
Thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã qua đời là lập bàn thờ tại gia và cúng bái hương khói vào những ngày sóc, vọng, giỗ tết. Thông thường trong gia đình sẽ thờ tổ tiên 5 đời. Các vị xa hơn thường được an bài trong từ đường của dòng họ. Theo tục lệ, vào những ngày tuần, ngày kỵ hoặc khi gia đình có việc như hiếu hỉ, sự kiện lớn,… gia đình sẽ làm lễ cáo gia tiên, trước là để trình bày sự việc, sau là để cầu xin gia tiên phù hộ.
![]() |
Phong tục thờ cúng tổ tiên thể hiện sự biết ơn của người Việt với những người đi trước. |
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hoài Phương (trưởng bộ môn Lịch sử Văn hóa, Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội), phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên bắt nguồn từ sự biết ơn người đã sinh thành ra mình. Không chỉ thế, việc thờ cúng còn tạo ra một sợi dây liên kết các thế hệ, giữa người đời sau với các bậc tiền nhân, để con cháu không bao giờ quên công lao của người đi trước và lấy đó làm căn cốt, nguồn cội để vươn cánh bay xa.
Người Việt không chỉ thờ cúng tổ tiên mà còn dành sự tôn kính đặc biệt cho những bậc tiền nhân có công với làng xã, tiêu biểu như Thành Hoàng làng. Nền tảng của phong tục này đến từ việc người Việt luôn coi trọng chữ “Đức”, chữ “Nghĩa”. Đó là sự biết ơn với những người đã có công lao to lớn trong việc dựng làng, giữ làng hay có công dạy nghề, dạy chữ cho dân làng. Dân làng nhớ công ơn các vị đó nên đã lập đền thờ và truyền đời thờ cúng để thể hiện tấm lòng biết ơn.
Và trong tất cả mọi việc thờ cúng, điều quan trọng nhất là sự thành kính. Lòng biết ơn luôn luôn là điểm nhấn, là điều mấu chốt quan trọng nhất trong mọi công việc liên quan.
Nơi trang trọng và linh thiêng nhất trong nhà: Bàn thờ tổ tiên
Trong mỗi gia đình người Việt, dù có đơn sơ đến đâu thì nơi đặt bàn thờ tổ tiên vẫn phải là nơi linh thiêng, trang trọng. Trước đây, trong ngôi nhà truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ là nhà ba gian hoặc nhà ngói thì bàn thờ sẽ đặt trang trọng ngay thẳng cửa chính. Ngày nay khi chúng ta có nhà cao tầng hoặc chung cư thì thường bàn thờ sẽ được đặt ở tầng trên cùng; hoặc gia chủ sẽ đặt làm riêng một bàn thờ treo theo hướng nào phù hợp với phong thủy của gia đình đó.
![]() |
Bàn thờ luôn được đặt ở vị trí trang trọng trong gia đình. |
Chỉ riêng việc đặt bàn thờ thôi cũng có rất nhiều điều kiêng kỵ phải tránh. Trong niềm tin dân gian, bàn thờ phải tránh nhìn vào chỗ nhà vệ sinh hay nhìn vào phòng ngủ, phòng bếp. Đây đều là những vị trí riêng tư, không phù hợp với không gian linh thiêng. Bàn thờ cũng thường được đặt ở những vị trí cao nhất để thể hiện sự tôn trong với tổ tiên, không đặt những nơi tối tăm, ẩm thấp hay dưới cầu thang để tránh làm phiền nhiễu tới tổ tiên. Nhiều gia chủ cũng thường xem xét hướng đặt bàn thờ sao cho phù hợp phong thủy để mang lại may mắn và bình an.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hoài Phương, việc trang trí bàn thờ còn tùy theo điều kiện của các gia đình. Về cơ bản, những thứ cần phải có trên bàn thờ gồm bài vị hoặc ảnh thờ, bát hương, mâm bồng (mâm hoa quả), đèn thờ, chén nước, bộ ngai chén thờ (thường có ba hoặc năm chén để rót rượu cúng) và đĩa đựng trầu cau hoặc tiền vàng. Nhiều gia đình cầu kỳ hơn thì sẽ có cả lư hương, đỉnh đồng, đôi hạc ngậm nến hoặc các loại đồ điện trang trí.
“Việc trang trí bàn thờ cầu kỳ hơn xuất phát từ hai lý do. Thứ nhất, đó là cách gia chủ thể hiện sự thành tâm đối với tổ tiên. Thứ hai, khi kinh tế khá giả, người ta thường chú trọng hơn đến việc chăm chút không gian thờ tự vì ‘phú quý sinh lễ nghĩa.’ Tuy nhiên, điều cốt lõi vẫn là sự thành kính và thái độ tôn trọng. Chính tấm lòng chân thành của thế hệ sau dành cho người đã khuất mới tạo nên ý nghĩa thực sự của việc thờ cúng”, Tiến sĩ Phương chia sẻ thêm.
Cụ Lại Văn Kính (Hải Hậu, Nam Định), trưởng nam của dòng họ Lại, đã gìn giữ truyền thống thờ cúng tổ tiên suốt nhiều năm. Trong gia đình cụ, bàn thờ tổ tiên 5 đời luôn được đặt trang trọng ở gian chính trong nhà. Hàng ngày, cụ chăm sóc, lau dọn bàn thờ. Vào các ngày lễ, ngày tuần, cụ thành kính thắp hương và khi Tết đến hoặc có giỗ thì con cháu trong nhà làm cỗ dâng lên gia tiên.
Chia sẻ về ý nghĩa của việc thờ cúng, cụ Kính tâm niệm:
“Lập bàn thờ cúng gia tiên là đạo hiếu từ ngàn đời của người Việt. Con cháu hôm nay có được cuộc sống tốt đẹp là nhờ công ơn của những bậc sinh thành đã khai khẩn đất đai, mở mang tri thức và dạy dỗ cháu con. Vậy nên, thờ cúng tổ tiên vừa thể hiện lòng biết ơn các cụ và cũng là giáo dục con cháu sau này biết ơn ông cha.
Đối với tôi, thờ cúng tổ tiên vừa là đạo hiếu, vừa là trách nhiệm. Vậy nên có được bàn thờ khang trang, sạch đẹp, tôi thấy mình đã phần nào báo hiếu được tổ tiên và làm tròn trách nhiệm giáo dục con cháu về giá trị cội nguồn”.
Thờ cúng tổ tiên không chỉ là một phong tục mà còn là biểu tượng cho đạo hiếu và tinh thần “uống nước nhớ nguồn” của người Việt. Dù cuộc sống ngày càng hiện đại, những giá trị thiêng liêng ấy vẫn trường tồn, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc và gắn kết các thế hệ trong gia đình. Chính từ lòng biết ơn chân thành, mỗi gia đình tiếp tục lan tỏa truyền thống quý báu này để làm giàu thêm vốn văn hóa cổ truyền cho mỗi thế hệ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hà Nội: Triển khai ngay phòng họp không giấy

Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2025

Hơn 100 hộ dân ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì được bàn giao về Sơn Tây

Nghiên cứu mở rộng, tăng làn xe cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Tháng 7/2025, khai trương GO! Hưng Yên

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông 2025: Cầu nối doanh nghiệp và người lao động

Nhiều hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ từ dự án Home for Life
Tin khác

Hà Nội trao bằng xếp hạng cho 17 di tích lịch sử đợt 1 năm 2025
Văn hóa 22/03/2025 06:32

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tiếp tục khẳng định sức hút riêng
Văn hóa 20/03/2025 14:20

Giữ nét hào hoa giữa lòng Thành phố
Văn hóa 20/03/2025 11:18

Hà Nội: Thêm 567 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê và bảo tồn
Văn hóa 18/03/2025 11:25

Hà Nội, miền thương nỗi nhớ!
Văn hóa 18/03/2025 08:02

"Lửa từ Đất": Lời tri ân sâu sắc dành cho những người con ưu tú của Thủ đô
Văn hóa 16/03/2025 20:42

Khơi dậy tình yêu Hán Nôm và cái đẹp trong giới trẻ
Văn hóa 16/03/2025 18:39

Công diễn vở nhạc kịch đặc biệt “Lửa từ Đất”
Văn hóa 15/03/2025 23:02

Độc đáo mô hình Lăng Bác từ oản nghệ thuật
Văn hóa 15/03/2025 19:20

Sao mai Lê Việt Anh chia sẻ về hành trình hóa thân thành Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Hà Nội
Văn hóa 14/03/2025 13:50