Gìn giữ những mảnh hồn quê: “Chóng mặt” với lối sống thời đô thị hóa (Kỳ 2)

(LĐTĐ) Quá trình đô thị hóa các vùng nông thôn, ngoại thành Hà Nội đã và đang mang lại cho người dân nhiều cơ hội phát triển, cải thiện đáng kể đời sống dân sinh. Bên cạnh những thay đổi tích cực, khi quá trình này diễn ra quá nhanh dẫn đến hàng loạt thách thức về khủng hoảng lối sống, sự gia tăng của các tệ nạn xã hội, biến mất nghề truyền thống ở các làng quê.
gin giu nhung manh hon que chong mat voi loi song thoi do thi hoa ky 2 Kỳ 1: Làng xưa, nhà cổ... trước nguy cơ không còn

Những giá trị tinh thần biến đổi

Cùng với tốc độ phát triển của một đô thị lớn hiện đại, làng quê ngoại thành Hà Nội đang có sự biến đổi mạnh mẽ về mọi mặt. Quá trình đô thị hóa, các khu công nghiệp mở rộng dẫn đến sự biến đổi văn hóa đem lại cho làng quê một diện mạo mới. Quy mô làng xã được mở rộng, đời sống sản xuất kinh tế trở nên linh hoạt hơn. Có thể thấy, các biến đổi tích cực của làng quê ngoại thành Hà Nội là điều đáng mừng. Phong cách sống ngày càng hiện đại, những hủ tục dần mất đi thay vào đó là sự văn minh, không còn nhiều những hiếu, hỷ rườm rà tốn kém, những lễ nghi, tập tục, ứng xử trong gia đình, họ hàng, xóm phố cũng đơn giản, thông thoáng hơn.

gin giu nhung manh hon que chong mat voi loi song thoi do thi hoa ky 2
Làng quê nông thôn hiện tại chủ yếu còn lại toàn người già và trẻ em

Bên cạnh những thay đổi lối sống theo hướng tích cực, điều dễ dàng nhận thấy khi “cơn lốc” đô thị hóa tràn về là không khí thanh bình có từ hàng trăm năm ở các làng quê đang dần biến mất, thay vào đó là con đường bê tông hóa, tập quán bình dị trong xóm, ngoài làng có nguy cơ chỉ còn là hoài niệm. Những giá trị thanh lịch truyền thống của làng quê đang dần bị khỏa lấp. Cuộc sống bề bộn, gấp gáp của kinh tế thị trường một mặt mở ra nhiều cơ hội làm ăn, sáng tạo cho người dân, song lại lấy đi của họ sự bình thản, tĩnh lặng của làng quê Bắc Bộ trầm mặc, chậm rãi. Làng quê nông thôn hiện tại còn lại toàn người già và trẻ em, những người trong độ tuổi lao động đã không còn mấy ai mặn mà với con trâu, thửa ruộng.

Đến với các vùng quê vốn được coi là làng cổ có nét đặc trưng lâu đời, “nếp sống cũ” đã dần thay đổi gấp gáp, áp lực hơn. Làng Phú Lễ (huyện Thạch Thất) từng được biết đến với tên gọi độc đáo là “làng môi đỏ” bởi tập tục ăn trầu, ngày nay chẳng còn mấy ai mặn mà với chuyện trồng thêm hàng cau, giàn trầu. Thay vào đó là những ngôi nhà cao tầng “mọc” lên như nấm chiếm hết quỹ đất sân vườn. Những đám cưới huyền thoại nhà trai mua hơn 2.000 quả cau chia cho cả làng thể hiện “tình làng nghĩa xóm”, miếng cau lá trầu trong lễ cưới thôn quê nồng nhiệt tiếp khách dần mất đi.

Bà Nguyễn Thị Hải (hơn 70 tuổi) sống ở làng Phú Lễ tiếc nuối: “Ngày xưa cả làng biết nhau, hễ ai có chuyện là tích cực giúp đỡ, kể cả ma chay hiếu hỷ không ai bảo ai mọi người tự động đến giúp gia chủ. Hàng xóm hôm nào còn chạy sang nhờ đón con, bị ốm nhờ láng giềng giúp đỡ nay trở nên xa lạ. Đi trên đường làng giờ gặp những cái gật đầu lạnh lùng, nhiều nhà cao tầng đóng cửa im ỉm suốt ngày ít giao tiếp, thế nên miếng trầu giờ đây không còn là đầu câu chuyện nữa, cũng qua rồi thời láng giếng gần chỉ cách nhau một dậu mồng tơi xanh rờn”.

Cũng phải nhắc tới nhiều năm nay, thế hệ trẻ ở làng xã hầu như được học hành đầy đủ, khi trưởng thành, không như cha ông ngày trước, rất nhiều người trong số họ vượt qua lũy tre làng dấn bước vào cuộc mưu sinh. Kinh tế phát triển nhanh chóng, lối sống không theo kịp dẫn đến những vấn đề xã hội nhức nhối đang từng ngày, từng giờ diễn ra làm mất dần “đất lề, quê thói”. Hiện trạng đó đã và đang đặt ra hàng loạt những thách thức không nhỏ như: ô nhiễm môi trường, sự quá tải về lao động nhập cư, khủng hoảng về lối sống, sự gia tăng của các tệ nạn xã hội.

gin giu nhung manh hon que chong mat voi loi song thoi do thi hoa ky 2

Ngày nay chẳng còn xa lạ cảnh tượng các chàng trai trẻ tóc nhuộm xanh đỏ, áo quần thời thượng, ngồi trên xe gắn máy rú ga ầm ầm phóng trên đường làng, phun khói mịt mù vào mấy cụ ông cụ bà đang chống gậy nơi đầu ngõ. Hì̀nh thức vay lãi, tín dụng đen len lỏi vào ngóc ngách các làng quê, thanh niên sẵn sàng trộm cắp tài sản công cộng tại các nhà văn hóa hay chính hàng xóm nhà mình. Bức xúc trước những tệ nạn ngày càng gia tăng ở làng quê mình, ông Hà Sĩ Diệp (xã Hồng Vân, huyện Thường Tín) cho biết: “Vài năm nay hình thức cho vay nặng lãi thường xuyên xảy ra trên địa bàn xã, nổi cộm lên là tín dụng đen trà trộn vào từng đường thôn, ngõ xóm.

Nhiều thanh niên đi dán tờ rơi cho vay nợ với lời mời chào hấp dẫn, thủ tục vay vô cùng lỏng lẻo vì thế nhiều người dễ dàng sa bẫy dẫn đến các đối tượng siết nợ, bà con vô cùng bức xúc, những cuộc cãi vã đòi nợ giữa những người trong làng với nhau mất hết tình làng nghĩa xóm”.

Nghề truyền thống trước nguy cơ bị đô thị hóa “cưỡng bức”

Theo quy hoạch chung xây dựng, Hà Nội có 5 đô thị vệ tinh. Các đô thị vệ tinh đều được quy hoạch ở khu vực ngoại thành, nơi cộng đồng dân cư sinh sống theo tổ chức không gian làng. Thực trạng hiện nay, khi đô thị hóa phát triển mạnh mẽ, một trong những đặc trưng của văn hóa làng đang dần bị biến đổi vô cùng đáng tiếc đó là làng nghề truyền thống dần mất đi hoặc đang sống một cách lay lắt.

Hà Nội có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng với những giá trị văn hóa đặc sắc. Với mức độ đô thị hóa rất nhanh nhưng theo kiểu “ăn xổi, ở thì” chính là nguyên nhân làm mai một hoặc mất đi một số làng nghề. Cơn bão kinh tế thị trường với sự xuất hiện và cạnh tranh của nhiều mặt hàng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đó là một điểm tích cực, nhưng nó cũng khiến cho nhiều làng nghề truyền thống không “chịu nổi” sức cạnh tranh.

Số thợ lành nghề, các nghệ nhân đã ở tuổi xưa nay hiếm, còn lớp trẻ chưa thật sự có tình yêu với nghề truyền thống. Hầu hết họ đều muốn thoát ly khỏi quê hương và tìm một nghề khác thức thời hơn, bởi vậy mối quan hệ của người dân trong làng nghề vì thế cũng thưa thớt dần. Chính vì vậy, trước biến cố của thời gian, nhiều làng nghề đang có nguy cơ bị xóa sổ.

Các sản phẩm truyền thống khi làm ra không có thị trường tiêu thụ nên các hộ sản xuất phải tìm nghề khác để mưu sinh. Dẫu sao nhiều người cũng rất quyến luyến nghề của tổ tiên nhưng họ cũng đành dứt bỏ. Điển hình như vài năm trước đây, cứ đến ngày nghỉ, người dân Thủ đô náo nức về làng Bát Tràng chọn những sản phẩm gốm đẹp mang về để trang trí, để tặng anh em bạn bè, thì giờ đây, số lượng khách hàng thưa thớt dần bởi tính công nghiệp hóa trong sản xuất làm mất đi nét đẹp của sản phẩm làng nghề.

Thợ chính không còn nhiều, Bát Tràng chỉ còn tập trung đông nhất vào những dịp nghỉ, khi các bạn trẻ từ nội thành đến để trải nghiệm tự mình tập làm thợ gốm. Không chỉ riêng Bát Tràng, những làng nghề khác như làng mây tre đan Bình Xá (Thạch Thất) có tuổi đời gần 100 năm, từng là nghề cứu đói, cứu khổ cho người dân vùng quê nghèo nhưng vài năm trở lại đây sản phẩm làm ra không có thị trường tiêu thụ đẩy làng nghề đứng trước nguy cơ mai một.Nghĩ về nghề những nguy cơ, người dân Bình Xá không giấu nổi sự lo lắng, vì đây vốn là nghề truyền thống của địa phương, không chỉ góp phần phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, mà còn góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc nói chung.

Khi quá trình đô thị hóa nông thôn đang diễn ra một cách tự phát mà chúng ta không kiểm soát được, nếu không cẩn thận nó sẽ trở nên nham nhở, lưng chừng hay tạo ra sự lãng phí đáng tiếc, do đó thiết nghĩ cần phải có biện pháp bảo tồn những giá trị truyền thống của làng, vừa đảm bảo văn minh vừa lưu giữ được giá trị truyền thống.

N.Hoa – P.Ngân

Kỳ cuối: Giải pháp nào gắn bảo tồn với phát triển?

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tacerla Cafe & Bakery - Không gian cà phê mới mẻ giữa lòng thị trấn Phước Hải

Tacerla Cafe & Bakery - Không gian cà phê mới mẻ giữa lòng thị trấn Phước Hải

(LĐTĐ) Quán cà phê và bánh ngọt mang tên “Tacerla Cafe & Bakery” tọa lạc trong khuôn viên Khu du lịch Trân Châu tại Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu) chính thức mở cửa phục vụ du khách. Tuy vừa ra mắt, nhưng hứa hẹn sẽ nhanh chóng trở thành tọa độ sống ảo được các tín đồ du lịch săn đón.
Kỳ họp thứ 16, 17 của HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết nghị gần 60 nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 16, 17 của HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết nghị gần 60 nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Thường trực HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thống nhất nội dung kỳ họp chuyên đề, kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trong đó Kỳ họp thứ 16 dự kiến xem xét 8 nội dung, Kỳ họp thứ 17 sẽ xem xét 50 nội dung.
Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

(LĐTĐ) Trong năm 2023, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Tây Hồ đã quán triệt công tác chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc cơ bản “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.
VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức họp báo công bố các chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.
Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, quận Đống Đa tổ chức gắn biển công trình xây dựng Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trường Tộ (phường Ô Chợ Dừa), chào mừng “Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

(LĐTĐ) Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ liền 5 ngày (từ thứ Bảy ngày 27/4 đến hết thứ Tư ngày 1/5).
Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

(LĐTĐ) Theo quy định tại Điều 98 và Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu đi làm đúng ngày 30/4 và 1/5 thì ngoài tiền lương ngày nghỉ lễ, người lao động còn được trả thêm lương làm thêm giờ.

Tin khác

Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

(LĐTĐ) Trong năm 2023, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Tây Hồ đã quán triệt công tác chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc cơ bản “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.
Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, quận Đống Đa tổ chức gắn biển công trình xây dựng Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trường Tộ (phường Ô Chợ Dừa), chào mừng “Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Kinh nghiệm, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy

Kinh nghiệm, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị tọa đàm “Kinh nghiệm, giải pháp trong công tác vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy (PCCC), đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm”.
Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Mới đây, Đội thanh tra Giao thông vận tải và các ngành chức năng huyện, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thường Tín đã tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý và giải tỏa các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm vừa thông báo sẽ kéo dài các hoạt động giải trí ở không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Thời gian là 6 ngày, từ ngày 26/4 đến hết ngày 1/5.
Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.
Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân trên địa bàn quận năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động