Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), mặc dù quy mô đào tạo giáo dục nghề nghiệp tăng, đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ của Việt Nam, tuy nhiên, trình độ học vấn của lực lượng lao động qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp, chủ yếu là trung học cơ sở; trình độ đào tạo sơ cấp, dưới 3 tháng còn chiếm tỷ lệ cao (80%).
Vẫn “khát” nhân lực chất lượng cao Bảo đảm đề thi tốt nghiệp chất lượng, có mức độ phân hóa phù hợp Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

Bộ LĐTBXH vừa tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 6/6/2014 của Ban Bí thư khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao”. Sau 10 năm, Bộ đánh giá lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến. Tỷ lệ lao động có chứng chỉ và văn bằng tăng dần, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Theo báo cáo của Bộ LĐTBXH, trong quá trình triển khai Chỉ thị số 37-CT/TW, tính đến tháng 6/2024, đã có 141 văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Giáo dục nghề nghiệp, từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách cho giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nhân lực có tay nghề cao.

Các bậc trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp được hình thành theo hướng mở, liên thông, phù hợp với hệ thống giáo dục nghề nghiệp các nước trên thế giới. Đã hình thành mạng lưới trường cao đẳng chất lượng cao, tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế.

Số lượng tuyển sinh giai đoạn 2014 - 2023 đạt 21.238 triệu người, trong đó trình độ cao đẳng đạt 1,716 triệu người (chiếm 8,1%), trình độ trung cấp đạt 2,4 triệu người (chiếm 11,6%). Quy mô đào tạo tăng góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ của cả nước năm 2023 đạt 27,6%.

Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến
Lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến. Ảnh minh họa

Chương trình đào tạo được đổi mới, phát triển dựa trên các tiêu chuẩn kỹ năng nghề. Đã xây dựng và ban hành 300 bộ khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng cho 300 nghề. Qua đó, giúp các trường tự chủ làm căn cứ xây dựng, điều chỉnh, ban hành chương trình đào tạo của trường đạt chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Cùng với đó, đào tạo chất lượng cao được đẩy mạnh, đã tổ chức đào tạo thí điểm theo các bộ chương trình chuyển giao từ Australia, Cộng hòa Liên bang Đức; đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đẩy mạnh.

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp cũng tăng nhanh về số lượng, chất lượng, từng bước đạt chuẩn. Chương trình đào tạo từng bước được đổi mới theo yêu cầu của doanh nghiệp; chuyển giao, áp dụng các chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài, như Australia, Cộng hòa Liên bang Đức, Pháp, Hàn Quốc...

Đáng chú ý, nhiều chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp khi tham gia hoạt động đào tạo được sửa đổi, bổ sung, tạo động lực cho doanh nghiệp tích cực tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp cũng được đẩy mạnh cả về quy mô, và đa dạng hóa về nội dung, hình thức.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã gắn kết hơn với doanh nghiệp và cơ sở sử dụng lao động trong tổ chức đào tạo, giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp. Đặc biệt, cơ chế phối hợp 3 bên: Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp và cơ sở sử dụng lao động bắt đầu hình thành, vận hành có hiệu quả trong thực tiễn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ LĐTBXH cho rằng, nhận thức về đào tạo nhân lực có tay nghề cao ở một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương còn chưa thống nhất và đầy đủ; chưa làm tốt công tác dự báo nguồn nhân lực. Việc thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai chậm.

Mặt khác, trình độ học vấn của lực lượng lao động qua đào tạo ở Việt Nam thấp, chủ yếu là trung học cơ sở; trình độ đào tạo sơ cấp, dưới 3 tháng còn chiếm tỷ lệ cao (80%). Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa đủ điều kiện đào tạo nhân lực tay nghề cao. Việc đào tạo nhân lực có tay nghề cao chưa đáp ứng nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực của thị trường lao động...

P.Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tạo mọi điều kiện để người dân yên tâm tránh lũ

Tạo mọi điều kiện để người dân yên tâm tránh lũ

(LĐTĐ) Thấu hiểu với những khó khăn của người dân khu vực ven sông, quận Tây Hồ đã tạo mọi điều kiện cho người dân yên tâm tạm trú tránh bão lũ tại nơi ở mới. Tại các địa điểm tạm cư, ngoài được hỗ trợ nơi ở, những suất cơm, lực lượng y tế quận phân công cán bộ chịu trách nhiệm từng khu vực tạm cư để kịp thời thăm khám sức khỏe cho nhân dân.
Hà Nội: Xảy ra 1.257 sự cố, hư hỏng về kết cấu hạ tầng giao thông

Hà Nội: Xảy ra 1.257 sự cố, hư hỏng về kết cấu hạ tầng giao thông

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa thông tin về công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại, bảo đảm an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc giao thông sau cơn bão số 3 từ ngày 9 - 12/9 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đáng chú ý, theo Sở GTVT Hà Nội, bão, lũ đã khiến xảy ra 1.257 sự cố, hư hỏng về kết cấu hạ tầng giao thông.
Kiến nghị khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão số 3

Kiến nghị khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão số 3

(LĐTĐ) Theo Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, cử tri đồng tình với Chương trình ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.
Lập các tổ công tác khắc phục hậu quả của bão

Lập các tổ công tác khắc phục hậu quả của bão

(LĐTĐ) Bộ Giao thông vận tải (GTVT) yêu cầu lập các Tổ công tác (có thể huy động các chuyên gia có kinh nghiệm) và trực tiếp đến các địa phương, khu vực bị ảnh hưởng để phối hợp chỉ đạo tại hiện trường công tác ứng phó, khắc phục hậu quả do bão, mưa, lũ gây ra.
Chung tay ủng hộ các địa phương bị thiệt hại do bão số 3

Chung tay ủng hộ các địa phương bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Thư kêu gọi của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT); Công văn số 2046/TLĐ-QHLĐ ngày 11/9 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc vận động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ, Cơ quan Công đoàn GTVT Việt Nam tổ chức Lễ phát động quyên góp ủng hộ đồng bào các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Thanh Trì nỗ lực giúp dân vùng lũ vượt khó

Thanh Trì nỗ lực giúp dân vùng lũ vượt khó

(LĐTĐ) Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thanh Trì vừa tiếp nhận nhu yếu phẩm và kinh phí từ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, cơ quan đơn vị ủng hộ người dân vùng úng ngập trên địa bàn huyện. Ngay sau đó, hàng hóa đã được trao tới chính quyền địa phương các xã vùng bãi để hỗ trợ bà con.
Cần làm gì để được bồi thường bảo hiểm khi ô tô bị hỏng do bão lũ?

Cần làm gì để được bồi thường bảo hiểm khi ô tô bị hỏng do bão lũ?

(LĐTĐ) Đang vào mùa mưa bão, vì vậy những trường hợp ôtô xảy ra tai nạn do gặp thiên tai tự nhiên như đổ cây, ngập nước... là không thể nói trước. Để được hưởng quyền lợi bồi thường khi xảy ra tai nạn, các chủ phương tiện cần nắm bắt một số lưu ý và quy định.

Tin khác

Thị trường lao động tiếp tục phục hồi và tăng trưởng

Thị trường lao động tiếp tục phục hồi và tăng trưởng

(LĐTĐ) Việc thành phố Hà Nội đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tăng cường thu hút FDI cùng với sự tăng trưởng mạnh của hoạt động công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch lữ hành, hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ... sẽ tạo điều kiện cho tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố tăng trưởng ổn định trong thời gian tới. Đây cũng là điều kiện để thị trường lao động Hà Nội tiếp tục đà phục hồi, tăng trưởng.
Cơ hội cho 1.000 lao động ngành nông nghiệp làm việc tại Australia

Cơ hội cho 1.000 lao động ngành nông nghiệp làm việc tại Australia

(LĐTĐ) Trong năm 2024, tối đa 1.000 lao động Việt Nam sẽ được sang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia. Họ có thể làm công việc ngắn hạn từ 6 đến 9 tháng, hoặc dài hạn từ 1 đến 4 năm... Ngoài những quyền lợi về thu nhập, đây cũng là cơ hội để người lao động Việt Nam tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc.
8 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 164 ngàn người

8 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 164 ngàn người

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, thời gian qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động luôn được thành phố Hà Nội coi trọng, đạt kết quả tích cực.
Nhiều rào cản tìm việc đối với lao động trẻ

Nhiều rào cản tìm việc đối với lao động trẻ

(LĐTĐ) Đa số lao động trẻ mới ra trường thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế trong ngành hoặc vị trí mà họ quan tâm, trong khi các nhà tuyển dụng thường ưa chuộng ứng viên có kinh nghiệm làm việc. Cùng với đó, việc các doanh nghiệp yêu cầu ngày càng cao về bằng cấp, chứng chỉ cũng như một số ngành, nghề đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt mà lao động trẻ chưa có… đó là những rào cản đối với lao động trẻ trong quá trình tìm việc hiện nay.
Người lao động có thể được hưởng đến 490% lương nếu đi làm dịp lễ Quốc khánh 2/9

Người lao động có thể được hưởng đến 490% lương nếu đi làm dịp lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, người lao động đi làm có thể được hưởng tổng cộng 490% lương.
Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô

Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thợ chụp ảnh, người giao hàng, tài xế công nghệ, giúp việc nhà, nhân viên bán hàng,... có thể thu nhập từ 1 - 2 triệu đồng mỗi ngày dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay.
Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động

(LĐTĐ) Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động do có các vi phạm về ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chậm đóng tiền vào quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước…
Giải pháp khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”

Giải pháp khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”

(LĐTĐ) Mỗi năm cả nước có khoảng 600.000 - 700.000 học sinh vào đại học. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” trên thị trường lao động. Để khắc phục tình trạng này, theo các chuyên gia, giải pháp tiên quyết là cần gắn kết chặt chẽ trường nghề với doanh nghiệp, nâng cao tính thực tiễn trong quá trình đào tạo, gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên học nghề sau khi tốt nghiệp… Đó là những nội dung được trao đổi tại buổi Tọa đàm “Xu thế đào tạo nghề: Góc nhìn đa chiều” do báo Kinh tế và Đô thị tổ chức mới đây.
Tháng 7, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động

Tháng 7, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, tháng 7 vừa qua, thị trường Hà Nội tiếp tục đà phục hồi và phát triển. Trong tháng 7, Thành phố đã giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động.
Hà Nội: Nhà tuyển dụng chú trọng nhiều hơn đến kỹ năng nghề

Hà Nội: Nhà tuyển dụng chú trọng nhiều hơn đến kỹ năng nghề

(LĐTĐ) Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, với đà phục hồi kinh tế như hiện nay, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới sẽ tiếp tục được duy trì. Các đơn vị tuyển dụng sẽ chú trọng nhiều hơn tới kỹ năng nghề, còn người lao động quan tâm nhiều hơn tới điều kiện phúc lợi, chế độ bảo hiểm.
Xem thêm
Phiên bản di động