Xung quanh chỉ số CPI của Hà Nội cao hơn TP.Hồ Chí Minh:

Giải nút thắt để có mặt bằng giá phù hợp

Theo báo cáo Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) năm 2015 của Tổng cục Thống kê công bố mới đây, TP. Hồ Chí Minh (TP. HCM) có chi phí sống rẻ hơn Hà Nội đến 2,16 %.
giai nut that de co mat bang gia phu hop Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2016 tăng 0,57%
giai nut that de co mat bang gia phu hop CPI tháng 02 tăng 0,42%

Từ giá cả dịch vụ và nhà đất

Theo Tổng cục Thống kê, dịch vụ là một trong những lĩnh vực khiến cho chỉ số CPI của Hà Nội cao hơn TP.HCM. Minh chứng cho vấn đề này, chị Minh Trang - nhân viên Công ty cổ phần hội chợ và Quảng cáo Vinexad (Đinh Lễ - Hà Nội) chia sẻ: “Mặc dù làm việc ở trung tâm, nhưng hầu như ngày nào mình cũng mang cơm ở nhà đi để ăn trưa.

Ở khu vực này, trung bình một suất cơm bình dân từ 30.000 – 35.000 đồng/suất; thậm chí ngon  hơn chút lên tới 40- 50 ngàn đồng suất. Tôi được biết, TP.HCM giá chỉ khoảng 20 ngàn đồng/suất là ăn được”. Tương tự, giá một ly cà phê ở Hà Nội cũng cao hơn 5- 10 ngàn đồng so với TP. HCM.

giai nut that de co mat bang gia phu hop
Người dân mong muốn giá cả phải phù hợp với thu nhập của họ.

Không chỉ dịch vụ ăn uống, giá cả phòng ốc (khách sạn) và chi phí du lịch ở Hà Nội cũng cao hơn TP. HCM. Trao đổi với Lao động Thủ đô, bà Phạm Bích Ngọc – Phó Giám đốcVietrantour thừa nhận:  “Chi phí sinh hoạt trên không gian (SCOLI) ở Hà Nội cao hơn TP. HCM được biểu thị trong lĩnh vực du lịch là tình hình giá dịch vụ cơ sở lưu trú, nhà hàng, vận chuyển hành khách tại TP.HCM rẻ hơn so với Hà Nội”.

Cụ thể,  theo so sánh chi phí vận hành tour ở hai thành phố thì giá cơ sở lưu trú (khoảng 3 sao trở xuống), nhà hàng ở TP. HCM thường rẻ hơn dịch vụ tương đương ở Hà Nội từ 5 – 10%, giá vận chuyển hành khách thậm chí rẻ hơn từ 10 – 15% và TP. HCM cũng sở hữu lợi thế nhiều đường bay thẳng đến các điểm quốc tế hơn Hà Nội.  Chính  việc chênh lệch chi phí giá sinh hoạt giữa hai thành phố Hà Nội và TP. HCM cũng dẫn đến sự chênh lệch chi phí giá dịch vụ du lịch mặt đất giữa hai thành phố.

Còn giá đất khỏi phải nói, dẫu thời điểm này giá bất động sản ở Hà Nội đã không còn nóng, song theo khảo sát của các công ty tư vấn thì giá bất động sản ở Hà Nội vẫn còn chênh lệch so với TP.HCM khoảng 15-20% thậm chí còn hơn thế.

Giải nút thắt để CPI giảm dần

Lý giải câu chuyện  chỉ số giá tại  Hà Nội có sự chênh lệch với TP. HCM, một số người làm kinh doanh dịch vụ cho rằng, đó là hệ quả của  gánh nặng về chi phí mặt bằng (thuê mặt bằng) dẫn đến việc giá cả bị đội lên so với thực tế. Lý giải này  không hoàn toàn có cơ sở khoa học.

Theo báo cáo, thu nhập bình quân đầu người của TP. Hà Nội 2015 hơn 70 triệu đồng, tăng 1,8 lần so với năm 2010. Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2020 đưa con số này lên gần 150 triệu đồng/người. Còn theo báo cáo của UBNDTP. HCM năm 2015 GDP trên đầu người đạt 5.538 USD hơn 120 triệu đồng/năm). Tuy nhiên, ở góc độ giá cả hiện tại, mặt bằng giá ở Hà Nội đang cao hơn TP. HCM.

Cụ thể, báo cáo của Bộ Tài nguyên- Môi trường  với Chính phủ về  khung giá đất trung bình của Hà Nội cao hơn TP.HCM. Đấy mới là khung giá do UBNDTP quy định, còn từ khung giá đến giá thương mại chênh nhau rất cao.

Ví dụ, tại các tuyến phố trung tâm Hà Nội, giá một mét vuông dao động 350 – 600 triệu đồng, còn TP. HCM chỉ khoảng 150 đến 500 triệu đồng/m2. Giá đất cao, dẫn đến giá thuê cao và giá thuê cao đương nhiên khiến giá các loại dịch vụ bán phải cao hơn.

Bên cạnh đó, không kể yếu tố cước vận chuyển từ các tỉnh về Hà Nội thường cao hơn các tỉnh về TP. HCM.  Lý do theo ông Vũ Vinh Phú -  Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng:  “Hiện nay, hệ thống phân phối ở Hà Nội phát triển còn ở trình độ thấp cả về số lượng và chất lượng.

Về nguồn hàng phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày như gạo, thịt, cá, rau quả, thủy hải sản... chủ yếu là từ ở các thành phố phía Nam. Trong khi ở phía Bắc chỉ có khoảng 30%. Như vậy cho thấy chi phí vận chuyển những mặt hàng này đã cộng thêm từ 5% - 10%  khiến giá đến tay người tiêu dùng bị đội lên”.

Còn trên khía cạnh, “ý thức” kinh doanh, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cũng đề cập đến tình trạng nhập nhèm về giá cả khi cho rằng, Hà Nội vẫn duy trì cách làm ăn còn chịu ảnh hưởng bởi bao cấp, ở nhiều nơi hàng hóa không công khai giá mà chỉ công khai ở siêu thị.

Cũng theo ông Phong, để khắc phục tình trạng này, cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc các chương trình bình ổn giá cần tập trung vào việc tổ chức nguồn hàng theo chuỗi đi thẳng từ sản xuất đến bán lẻ, liên kết vùng, liên kết sản xuất phân phối. “Nếu không có giải pháp quyết liệt, khoảng cách sẽ càng bị đẩy xa” – ông Phong nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, nhìn vào bức tranh chỉ số giá của hai thành phố, để giá cả trên địa bàn Hà Nội phù hợp với thu nhập, đồng lương của đại bộ phận dân cư, vấn đề có tính quyết định là làm thế nào để hạ giá bất động sản xuống đúng giá trị của nó. Khi giá bất động sản về đúng giá trị dẫn đến giá thuê mặt bằng nói riêng và giá các loại dịch vụ khác sẽ giảm theo.

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học

Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học

(LĐTĐ) Trên địa bàn huyện Thanh Trì có 64 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập và 12 trường mầm non tư thục tổ chức ăn bán trú. Hiện nay, 100% bếp ăn tại các trường học đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Người lao động được hưởng những khoản trợ cấp nào khi bị tai nạn lao động?

Người lao động được hưởng những khoản trợ cấp nào khi bị tai nạn lao động?

(LĐTĐ) Khi bị tai nạn lao động, người lao động sẽ được thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định; được hưởng trợ cấp tai nạn lao động theo mức độ suy giảm khả năng lao động.
Huyện Thanh Oai: Giáo dục thế hệ trẻ về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Huyện Thanh Oai: Giáo dục thế hệ trẻ về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hòa trong không khí và âm vang hào hùng của những ngày tháng 5 lịch sử, chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), hơn 2.000 học sinh tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Oai đã tham gia “Ngày hội Giao lưu học sinh Tiểu học năm học 2023 - 2024” và “Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”.
Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (5/5), chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hơn 30 nghìn hội viên, phụ nữ Thủ đô đồng loạt thực hiện màn đồng diễn dân vũ tại 579 xã, phường, thị trấn. Đây là những màn đồng diễn được thực hiện trên nền nhạc 3 ca khúc "Qua miền Tây Bắc", "Chiến thắng Điện Biên" và "Inh lả ơi".
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng gửi Thư thăm hỏi thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng gửi Thư thăm hỏi thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Thay mặt Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng có Thư thăm hỏi thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Báo Lao động Thủ đô trân trọng đăng toàn văn nội dung Thư.
Tạo cơ hội cho người lao động huyện Ứng Hòa sớm có việc làm, ổn định đời sống

Tạo cơ hội cho người lao động huyện Ứng Hòa sớm có việc làm, ổn định đời sống

(LĐTĐ) Với 2.410 chỉ tiêu tuyển dụng đa dạng về ngành nghề, thu nhập, Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ứng Hòa năm 2024 thực sự là cơ hội tốt cho người lao động chưa tìm kiếm được việc làm tại huyện Ứng Hòa lựa chọn được công việc thích hợp với khả năng, có thể gắn bó lâu dài, ổn định đời sống ngay tại địa phương.
Đặc sắc Hội diễn văn nghệ CNVCLĐ quận Ba Đình năm 2024

Đặc sắc Hội diễn văn nghệ CNVCLĐ quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Tối 4/5, tại Cung Thể thao tổng hợp Quần Ngựa, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận tổ chức Hội diễn văn nghệ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Ba Đình năm 2024 với chủ đề “CNVCLĐ quận Ba Đình tự hào tiến bước theo Đảng”.

Tin khác

Nhiều gói hỗ trợ về thuế cho người dân và doanh nghiệp

Nhiều gói hỗ trợ về thuế cho người dân và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo tính toán, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho 6 tháng cuối năm 2024 sẽ giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng. Tính trung bình sẽ giảm khoảng 4 nghìn tỷ đồng/tháng; trong đó giảm ở khâu nội địa dự kiến là 2,5 nghìn tỷ đồng/tháng và giảm ở khâu nhập khẩu khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng/tháng.
Đề xuất giảm tiếp 2% đối với thuế GTGT trong 6 tháng tới

Đề xuất giảm tiếp 2% đối với thuế GTGT trong 6 tháng tới

(LĐTĐ) Chính phủ vừa có Tờ trình số 177/TTr-CP trình Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông báo cho biết, sẽ tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào 9h sáng mai (3/5).
Các startup Việt chưa hấp dẫn được vốn đầu tư

Các startup Việt chưa hấp dẫn được vốn đầu tư

(LĐTĐ) So với một số nước khu vực như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, tổng số lượng đầu tư cũng như nhà đầu tư của Việt Nam thấp hơn. Lý do cơ bản, các startup của Việt Nam chưa tạo sức hấp dẫn đủ mạnh, chưa hướng đến sản phẩm dịch vụ có tính đột phá, dựa trên công nghệ cao, sáng chế mới.
Định hình lại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp từ ngày 1/5/2024

Định hình lại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp từ ngày 1/5/2024

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 24/2024/TT-BTC hướng dẫn mới nhất về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, thay thế cho Thông tư 107/2017/TT-BTC và một số thông tư khác liên quan. Đây là bước tiến quan trọng nhằm cập nhật và chuẩn hóa các quy định kế toán, đồng thời đáp ứng nhu cầu quản lý tài chính ngày càng cao trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

(LĐTĐ) Sau chuỗi ngày lao dốc, thị trường chứng khoán hôm nay bất ngờ đảo chiều tăng mạnh, VN-Index quay trở lại ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Đồng thời, sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi.
Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

(LĐTĐ) Từ đầu tháng 4, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng nhen nhóm trở lại với mức tăng 0,1-0,2% tại các kỳ hạn khác nhau. Theo các chuyên gia nguyên nhân bởi đang có xu hướng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tìm đến các kênh đầu tư khác trong khi đó tín dụng bắt đầu khởi sắc.
Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

(LĐTĐ) Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ).
Xem thêm
Phiên bản di động