Giai điệu cất lên từ trái tim
Công đoàn Bộ Tư pháp hưởng ứng cuộc thi sáng tác ca khúc với chủ đề “Giai điệu nơi tuyến đầu” Nhạc sĩ Bùi Tiến Thường: Ghi lại những giai điệu cất lên từ trái tim |
Cách đây không lâu, người xem không khỏi xúc động với hình ảnh nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn đeo kính chống giọt bắn cùng chiếc khẩu trang khoét một lỗ ở giữa để thổi kèn tại sân một bệnh viện dã chiến. Khán giả của anh là hàng nghìn bệnh nhân đang cách ly, điều trị ở các tầng nhà trên cao cùng hàng trăm y, bác sĩ, nhân viên y tế. Anh khiến bệnh nhân và các y, bác sĩ được xoa dịu với tiết mục saxophone giai điệu bài “Quê hương”, “Diễm xưa” và “Còn tuổi nào cho em”.
Hình ảnh nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn thổi kèn tại sân một bệnh viện dã chiến. (Ảnh: Quỷ Cốc Tử) |
Nghệ sĩ gọi bệnh viện dã chiến là sân khấu đặc biệt trong đời biểu diễn của anh. Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn đã từng biểu diễn ở không biết bao nhiêu sân khấu lớn, nhỏ trên thế giới cũng như Việt Nam. Tuy nhiên, anh không thể nào quên được giây phút đứng trước khán giả gồm hàng trăm y, bác sĩ, nhân viên y tế và hơn 10.000 bệnh nhân F0 để động viên họ vượt qua dịch bệnh.
Thời gian qua, các hoạt động biểu diễn trực tiếp đang rất hiếm hoi nhưng các nghệ sĩ âm nhạc đã rất nhanh chuyển hướng sang hoạt động trực tuyến bằng việc phát hành các MV ca nhạc trên mạng hay truyền trực tuyến trên các nền tảng xã hội. Ca sĩ Hồng Nhung là một trong những nghệ sĩ tích cực cho ra mắt các sản phẩm âm nhạc gửi đến khán giả. Thi thoảng, nữ ca sĩ cho ra mắt một MV được thực hiện tại gia với sự hỗ trợ tích cực từ các con của mình. Ca sĩ Hồng Nhung chia sẻ, hai con Tôm và Tép tuy chỉ mới 9 tuổi nhưng đã trở thành “cánh tay đắc lực” để hỗ trợ cho Hồng Nhung thực hiện các sản phẩm âm nhạc tại nhà, giúp ca sĩ lan toả năng lượng tích cực tới khán giả và nguôi ngoai nỗi nhớ nghề.
Rõ ràng đây là cách để các nghệ sĩ cổ vũ, động viên, tiếp thêm niềm tin, động lực cho đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế trên tuyến đầu và những bệnh nhân đang điều trị Covid-19. Bởi âm nhạc được coi là một hình thức trị liệu về tinh thần rất quan trọng. Mặc dù có thể không thực tế như lương thực, thực phẩm, thuốc men nhưng trong hoàn cảnh mọi người, từ bác sĩ, nhân viên y tế đến bệnh nhân đang phải gồng mình chống dịch, âm nhạc sẽ phần nào giúp họ xua tan bớt ưu phiền, lo lắng.
Khi dịch Covid-19 bùng phát, giới nhạc sĩ Việt Nam cùng với những sáng tác của mình đã góp phần động viên tuyến đầu chống dịch. Theo Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam Đỗ Hồng Quân, Hội nhạc sĩ Việt Nam đã ra lời kêu gọi hội viên trong cả nước sáng tác những tác phẩm mới với chủ đề “Chung tay cùng cả nước phòng chống đại dịch Covid-19”. Chỉ trong một thời gian ngắn, Hội Nhạc sĩ đã nhận được trên 400 ca khúc từ các tỉnh thành gửi về. Đây là những tác phẩm có nội dung mang tính thời sự, có ý nghĩa động viên và kêu gọi nhân dân cả nước đoàn kết đồng lòng chống dịch.
“Âm nhạc luôn có thế mạnh là nhạy bén, đi sâu, đi sát vào những đề tài nóng hổi của cuộc sống, đây không phải là lần đầu tiên Hội Nhạc sĩ Việt Nam đồng hành cùng các phong trào lớn của đất nước. Ngay từ đầu năm 2020, khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện và bùng phát tại Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã vận động anh em hội viên sáng tác những ca khúc mới, và kết quả là đã cho ra mắt một tuyển tập ca khúc “Niềm tin” và tổ chức một chương trình ca nhạc trực tuyến với tên gọi “Niềm tin - Chúng ta là người chiến thắng”.
Vì vậy, năm nay Hội đã kịp thời biên tập và chọn lọc các ca khúc mới từ hơn 400 bài và chọn ra hơn 20 ca khúc để thu tiếng, thu hình, xây dựng thành hai chương trình ca nhạc online. Do dịch bệnh phức tạp, các nghệ sĩ, nhạc công đã không tập hợp cùng nhau trong một địa điểm. Trong “cái khó” đó đã ló “cái khôn”, các nghệ sĩ đã tận dụng công nghệ thông tin và độc lập thực hiện phần thu thanh của mình rồi gửi tới máy chủ đề hòa âm thành sản phẩm hoàn chỉnh”, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho hay.
Vừa qua, bản thân nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cũng đã sáng tác ca khúc “Cùng Sài Gòn san sẻ yêu thương” nhằm động viên, gửi gắm niềm tin, sự lạc quan cho lực lượng tuyến đầu cùng nhân dân đoàn kết chống dịch. Bài hát lần đầu được nhạc sĩ giới thiệu trên sóng livestream của Hội Nhạc sĩ Việt Nam trong chương trình “Tiếng hát át Covid” lần 2. Ngay sau khi ra mắt trên sóng trực tuyến, ca khúc đã nhận được những lời khen ngợi và sự hưởng ứng từ công chúng. “Cùng Sài Gòn san sẻ yêu thương” có giai điệu vừa nhẹ nhàng, da diết, vừa lắng đọng, giàu cảm xúc, đã nhanh chóng ghi dấu đậm nét trong lòng người nghe. Bài hát với ca từ gần gũi, chân thực, dễ thuộc, dễ nghe đã phản ánh những nét đẹp của các văn nghệ sĩ chung tay như quyên góp gạo cho dân nghèo, những bếp ăn nghĩa tình, những buổi đi siêu thị 0 đồng giúp dân nghèo, những chuyến hàng thiết yếu chi viện nơi tuyến đầu…
Có thể nói, những ca khúc phòng, chống dịch ra đời vào thời điểm này hết sức ý nghĩa, vừa thu hút sự chú ý của cộng đồng, vừa góp phần lan tỏa những thông điệp đoàn kết, lạc quan bằng giai điệu dễ đi vào lòng người. Âm nhạc cất lên từ trái tim của nghệ sĩ, sẽ là món ăn tinh thần giúp lực lượng tuyến đầu và người dân vượt qua khó khăn, đẩy lùi đại dịch. /.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20