Giải bài toán cung - cầu lao động

(LĐTĐ) Dịch bệnh kéo dài, diễn biến phức tạp, số người bị mắc Covid-19 là công nhân lao động tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp tại các khu công nghiệp - khu chế xuất ở các tỉnh, thành phố lớn vốn đã thiếu lao động lại càng rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng. Thực tế trên đặt ra bài toán: Bên cạnh những giải pháp cân đối nguồn cung lao động trước mắt, cần có những chính sách dài hơi, bền vững để thu hút và giữ chân người lao động tỉnh xa yên tâm ở lại các tỉnh, thành phố lớn làm việc.
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động Số ca mắc Covid-19 tăng cao, doanh nghiệp gặp khó vì thiếu hụt lao động Công đoàn đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động

Dịch bệnh khiến doanh nghiệp thiếu hụt lao động trầm trọng

Thông tin về tình hình lao động trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022, ông Vũ Hồng Quang - Phó Trưởng Ban Chính sách - pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam cho biết: Theo báo cáo chưa đầy đủ, có khoảng 95% người lao động (NLĐ) trên cả nước đã đi làm trở lại. Một số địa phương có tỷ lệ NLĐ trở lại làm việc thấp hơn mức bình quân chung của cả nước, như: Nghệ An (75,7%), Bình Thuận (70%).

Giải bài toán cung - cầu lao động
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc làm, đời sống của NLĐ tại các tỉnh, thành phố lớn gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, báo cáo từ các địa phương có đông công nhân lao động làm việc tại các khu công nghiệp và chế xuất cho thấy, hiện tại, số công nhân lao động đang phải nghỉ việc vì thuộc diện F0, F1 (thực hiện điều trị, cách ly do dịch Covid-19) khá cao, như: Hải Phòng (trên 42.000 lao động), Bắc Giang (22.000 lao động)… nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Trong khi đó, với việc các dự án tiếp tục được mở rộng quy mô và triển khai mới tại nhiều địa phương trên cả nước nên nhu cầu sử dụng lao động ở các địa phương, ngành trong năm 2022 có xu hướng tăng lên. Cụ thể: Bình Dương: Cần khoảng 90.000 lao động, Long An: Khoảng 51.000 lao động, Hải Phòng: Trên 50.000 lao động), Tây Ninh: Khoảng 46.000 lao động, Kiên Giang: Khoảng 44.000 lao động, Cà Mau: Khoảng 35.000 lao động, Bắc Ninh: Từ 25.000 - 30.000 lao động, Hà Nội: Khoảng 26.000 lao động…

Lý giải nguyên nhân thiếu hụt lao động tại các khu công nghiệp và chế xuất ở các tỉnh, thành phố lớn, ông Trần Đoàn Trung - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Khi đại dịch diễn biến ngày càng phức tạp, các doanh nghiệp buộc phải sa thải hoặc để NLĐ tạm dừng việc, một lượng lớn những NLĐ này đã di chuyển ra khỏi khu vực thành thị, khu công nghiệp, khu chế xuất do sức ép về chi phí sinh hoạt, cũng như nhằm tránh các khu vực có đông dân cư với nguy cơ lây nhiễm bệnh cao. Điều này sẽ gây thiếu hụt nguồn cung lao động cho các doanh nghiệp khi chúng ta từng bước mở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Cũng theo ông Trung, mức thu nhập của công nhân lao động hiện nay so với mức sống ở trung tâm Thành phố thì không đủ sống do nhiều chi phí cao (nhà trọ, ăn uống, sinh hoạt, gửi con…). Trong khi đó, một số khu công nghiệp tại các tỉnh đang mở rộng, có nhiều chính sách thu hút công nhân tại chỗ, nên nhiều công nhân lao động chọn giải pháp trở về quê nhà.

Đồng tình với góc nhìn trên, ông Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội cho rằng: Một số lao động về quê ăn Tết, chưa quay trở lại Thành phố làm việc do e ngại dịch bệnh; bên cạnh đó chi phí sinh hoạt tại các thành phố lớn tăng cao, trong bối cảnh thu nhập hiện tại của NLĐ thấp, không đủ tích lũy, đảm bảo cuộc sống...

Tại thành phố Hà Nội, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hiện số công nhân lao động nhiễm bệnh trở thành F0, F1 tăng cao đột biến (khoảng gần 20% tổng số lao động) nên các doanh nghiệp trên địa bàn rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp… Việc này khiến nhiều doanh nghiệp phải khắc phục bằng cách đào tạo nhanh, đào tạo gấp lao động; tăng ca để đáp ứng tiến độ đơn hàng; nhiều doanh nghiệp phải chuyển đơn hàng tới nhà máy chi nhánh tại các tỉnh, thành phố khác - nơi có đủ nguồn lao động để đảm bảo sản xuất.

Là địa phương có số lượng lao động thiếu hụt lớn nhất cả nước hiện nay, bà Nguyễn Kim Loan - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương cho biết: Năm 2022, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương lên tới 90.000 lao động. Tuy nhiên, nhiều NLĐ trở về quê ăn Tết chưa trở lại Bình Dương làm việc do ở địa phương cũng có khu công nghiệp, hơn nữa điều kiện, giá cả sinh hoạt ở quê thấp hơn ở Bình Dương rất nhiều. Bà Loan đưa ra bài toán, thu nhập của NLĐ ở Bình Dương khoảng 7 triệu đồng (phải thuê nhà, lo cho con cái học hành, giá sinh hoạt cao), trong khi đó ở quê, NLĐ chỉ cần thu nhập từ 4-5 triệu đồng là có thể đảm bảo cuộc sống, lại không phải xa người thân.

Cần sớm xem xét tăng lương tối thiểu

Từ tình hình thiếu hụt lao động hiện nay và lý do một số cuộc phản ứng, ngừng việc tập thể trên cả nước thời gian qua có liên quan đến tiền lương, thu nhập, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cho rằng, để có chính sách thu hút, giữ chân NLĐ, đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Tổng LĐLĐ Việt Nam cần tiếp tục có cơ chế hỗ trợ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên, NLĐ.

“Sau 2 năm không thực hiện tăng lương tối thiểu vùng, nhiều doanh nghiệp đã “lấy cớ” Chính phủ không tăng lương để trì hoãn việc tăng lương cho NLĐ, đồng thời giảm bớt một số chế độ, khiến đời sống NLĐ càng khó khăn, đã dẫn đến một số cuộc ngừng việc. Tuy nhiên, sau khi Chủ tịch Công đoàn đàm phán, thương thuyết, chủ doanh nghiệp đã đồng ý tăng lương cho NLĐ. Do vậy, Tổng LĐLĐ Việt Nam cần khuyến nghị với Hội đồng Tiền lương Quốc gia sớm tăng lương tối thiểu cho NLĐ; đồng thời chỉ đạo các cấp Công đoàn tăng cường kiểm tra, giám sát doanh nghiệp về thực hiện chính sách tiền lương của Chính phủ với NLĐ.”, ông Lê Đình Hùng đề xuất.

Nhấn mạnh vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn trong việc đồng hành với chính quyền chăm lo việc làm, đời sống cho NLĐ; đồng thời chủ đề công tác năm 2022 được Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ đạo các cấp Công đoàn thực hiện là chăm lo việc làm và đời sống cho NLĐ, theo đó, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cho rằng, các cấp Công đoàn tại cơ sở cần thể hiện năng lực, vị thế của mình trong đàm phán, thương lượng với chủ doanh nghiệp, đảm bảo các chế độ về tiền lương, tiền thưởng, chế độ phúc lợi… cho đoàn viên, NLĐ.

Đồng tình với quan điểm trên, Phó Chủ tịch thường trực LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh Trần Đoàn Trung cho rằng: Do 2 năm trở lại đây không có chính sách tăng lương tối thiểu vùng, không ít doanh nghiệp đã viện lý do này mà không tăng lương nên đã phần nào ảnh rất nhiều mức sống của công nhân. Bên cạnh đó, một số chính sách liên quan đến pháp luật lao động, quan hệ lao động… nhưng việc xử lý không kiên quyết, các biện pháp chế tài cũng không đủ răn đe doanh nghiệp nên có nhiều công ty nợ bảo hiểm xã hội, bỏ trốn, nợ lương, tăng ca quá mức dẫn đến công nhân bị thiệt thòi.

Nhất trí cao với những đề xuất trên, bà Lê Thị Thu Cúc - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Long An cho rằng, giá cả sinh hoạt tăng cao, lương tối vùng không đảm bảo sinh hoạt và cuộc sống của lao động, nhất là lao động ngoại tỉnh đến làm việc nên hiện các địa phương rất khó tuyển dụng lao động.

Từ thực tiễn hiện nay, bên cạnh ý kiến đề xuất cần quan tâm điều chỉnh lương tối lương tối thiểu vùng, nhiều Công đoàn cơ sở cho rằng, cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ NLĐ bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 với thủ tục, hồ sơ đơn giản để NLĐ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó với doanh nghiệp, góp phần đảm bảo nguồn lực lao động trong doanh nghiệp và trên địa bàn. Đi liền với đó, cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tăng lương và các khoản phúc lợi, quan tâm, cải thiện thu nhập để thu hút và giữ chân NLĐ làm việc lâu dài…/.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Nhu cầu sử dụng lao động tăng, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để sản xuất.
Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Ngày 11/7, phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Ninh Bình đã diễn ra thành công, thu hút hàng nghìn người lao động và hơn 100 doanh nghiệp tham gia. Sự kiện này đã phần nào hiện thực hóa các kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh khác trong khu vực.
Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

(LĐTĐ) Là một mô hình đào tạo song song giữa học nghề và học văn hóa phổ thông dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), chương trình học nghề hệ 9+ (Chương trình 9+) hiện đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý cho các em học sinh vừa có thể tiếp tục học tập theo chương trình phổ thông, vừa được đào tạo kỹ năng nghề để có thể lập nghiệp từ sớm.
Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ổn định đã tạo thời cơ tốt cho các doanh nghiệp trên địa bàn nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, tích cực tuyển dụng lao động đem lại những tín hiệu khả quan cho thị trường lao động Hà Nội.
Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Tại buổi họp Chính phủ thường kỳ chiều 6/7, báo chí quan tâm tới việc tăng lương cơ sở và đặt câu hỏi đến Bộ Nội vụ là trong kỳ nhận lương tháng 7 này, mức lương mới của cán bộ, công chức, viên chức đã được lĩnh ngay hay chưa?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều điểm sáng, thị trường lao động của thành phố Hà Nội cũng tiếp tục đà phục hồi, phát triển. Điều này thể hiện ở việc trong 6 tháng đầu năm, tỉ lệ giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố tăng, số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Thành phố giảm.
Gian nan tìm nguồn lao động

Gian nan tìm nguồn lao động

(LĐTĐ) Nền kinh tế đang dần phục hồi, nhiều doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã có đơn hàng và kế hoạch mở rộng sản xuất. Tuy nhiên câu chuyện về lao động (LĐ) vẫn đang là một bài toán nan giải.
Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

(LĐTĐ) Theo luật hiện hành, doanh nghiệp có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm, sau khi tham khảo ý kiến của người lao động, song cơ quan có thẩm quyền khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm có lợi hơn cho người lao động so với quy định chung...
Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động quý II vừa qua là 7,5 triệu đồng/tháng, giảm 137.000 đồng so với quý trước. Nguyên nhân do quý II không còn các khoản thu nhập bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Phiên bản di động