Giá trị xuất khẩu lớn, lương - thu nhập vẫn thấp
Giải pháp nào cải thiện lương, thu nhập ngành dệt may? | |
Công ty Cổ phần May Sơn Hà: Hội nghị Người lao động năm 2019 | |
Diễn đàn chuyên nghiệp nhất trong ngành Dệt May |
Thu nhập trung bình chưa đạt 5 triệu đồng
Chia sẻ tại hội thảo, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho biết, theo khảo sát năm 2018 trong 7 ngành thì ngành may là ngành có tiền lương cơ bản thấp nhất. Tiền lương cơ bản trung bình của người lao động (làm đủ giờ) là 4.670.000 đồng, tăng 4,2% so với năm 2017.
Đa số công nhân dệt may có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng. Ảnh minh họa |
Tình trạng đình công trong ngành may cũng lớn nhất, chiếm đến 39%, hầu hết liên quan điều kiện làm việc, tiền lương. Viện dẫn nghiên cứu của Oxfam về “Tiền lương không đủ sống và hệ lụy” trong ngành công nghiệp may, ông Lê Đình Quảng cho biết, có đến 99% thu nhập của người lao động thấp hơn mức lương đủ sống theo tiêu chuẩn của Sàn lương châu Á và 74% có mức lương thấp hơn mức lương đủ sống của Liên minh Lương đủ sống Toàn cầu.
Đặc biệt, nếu chỉ tính công việc hoàn thành trong giờ làm việc tiêu chuẩn, không tính các khoản phụ cấp, lương thực tế của nhiều công nhân may được khảo sát không đủ sống ở mức cơ bản nhất. Tiền lương không đủ sống cũng dẫn đến các hệ lụy như 31% không tiết kiệm được gì từ tiền lương, 37% luôn ở trong tình trạng vay vợ từ bạn bè, người thân để bù lấp thiếu hụt chi tiêu, 96% không bao giờ hoặc hiếm khi đi ăn hàng. Đặc biệt, có 23% công nhân đang sống trong các điều kiện nhà ở tạm bợ và 44% cho biết đang sử dụng nước giếng và nước mưa.
Theo Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống NLĐ và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững. |
Bà Đinh Hà An, quản lý chương trình Quyền lao động của Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) thì cho biết, tổng hợp số liệu từ các cuộc khảo sát, nghiên cứu lao động trong ngành may do CDI thực hiện tại TP HCM, Đồng Nai, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội trong năm 2018 cho thấy công nhân ngành may thường sống trong tình trạng giật gấu vá vai, chưa hết tháng đã hết tiền.
Nghiên cứu của CID chỉ ra rằng, lương cơ bản của công nhân may đạt khoảng 5,1 triệu đồng, chiếm tới 64% tổng thu nhập, đây là khoản chắc chắn mà người lao động được nhận hàng tháng. Các khoản phụ cấp, lương tăng ca, thưởng khác chiếm đến 36% tổng thu nhập. Đây là khoản có thể bị trừ hoặc không nhận được vào những giai đoạn ít việc, qua đó cho thấy thu nhập của người công nhân rất bấp bênh.
Hơn nữa, nếu tính mức chênh lệch giữa thu – chi trong tháng, có tới 80% lao động ngành may có thu nhập thực tế dưới 5 triệu/tháng; trong đó có hơn 10% có mức chi lớn hơn mức thu. Bà Kim Thị Thu Hà - giám đốc điều hành CDI trăn trở: "Chúng tôi thực sự đau lòng với những chia sẻ của người lao động, đặc biệt lao động ngành may, về cuộc sống khó khăn của họ.
Những nhu cầu cơ bản của người lao động như ăn uống có dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe, được ở gần gia đình, có tiền mua thuốc khi ốm đau... cũng là những thứ xa vời. Họ chỉ có 2 chiến lược là giảm chi tiêu tới mức tối đa và làm tăng ca đến kiệt sức.
Lương thấp dẫn tới sự phụ thuộc vào làm thêm giờ và thưởng, phụ cấp, mà những cơ chế có thể dẫn tới các hệ lụy khác như giảm năng suất, tăng tỉ lệ tai nạn lao động, phân biệt đối xử, bạo lực, quấy rối và cả những hệ lụy về mối quan hệ gia đình, giáo dục con cái, chăm sóc sức khỏe lâu dài... Do vậy, nhu cầu sống tối thiểu của người lao động là một yếu tố quan trọng, tiên quyết trong việc các bên xây dựng mức lương tối thiểu hàng năm".
Lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu
Báo cáo nghiên cứu của Oxfam “Tiền lương không đủ sống và hệ lụy” đã nêu mức lương tối thiểu theo quy định của Việt Nam thấp hơn nhiều so với mức lương một người cần để trang trải các chi phí cần thiết như thực phẩm, nhà ở, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Ngay cả khi mức lương mà hầu hết CN may kiếm được cao hơn mức lương tối thiểu thì cũng chưa bằng mức lương được coi là lương đủ sống. Mức lương tối thiểu trung bình quốc gia tại Việt Nam là 3,34 triệu đồng, chỉ bằng khoảng 37% mức lương của sàn lương châu Á và 64% mức lương của Liên minh Lương đủ sống toàn cầu tính cho Việt Nam. |
Bà Annabel Meurt, Quản lý chương trình Việt Nam của Fair Wear Foundation cho rằng, có nhiều nguyên dẫn đến việc người lao động ngành may không được trả mức lương có thể đủ sống cho bản thân và gia đình. Cụ thể: Năng suất, thương lượng tập thể về lương chưa phát triển, hơn nữa ngành may là ngành có tính cạnh tranh toàn cầu, trách nhiệm bị phân mảnh do một nhãn hàng đặt hàng ở nhiều nhà máy hoặc một nhà máy sản xuất cho nhiều nhãn hàng.
Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân quan trọng là các nhãn hàng chưa có trách nhiệm với vấn đề này, chi phí lao động không được đưa vào trong quá trình đàm phán về giá. Do đó, hiện Fair Wear Foundation đang có nhiều nỗ lực thúc đẩy trách nhiệm trong việc đảm bảo mức lương đủ sống cho người lao động tại các nhà máy thông qua các hoạt động đánh giá việc tuân thủ của cả nhãn hàng và nhà máy về lương đủ sống, xây dựng các công cụ tính toán chi phí lao động trong thực hành mua hàng và đàm phán về giá,... Đây là vấn đề của toàn chuỗi cung ứng, của cả chính phủ các nước chứ không phải chỉ là vấn đề của nhà máy sản xuất.
Từ góc độ đại diện người lao động, ông Lê Đình Quảng nhìn nhận, hiện nay ngành dệt may của Việt Nam vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào khâu gia công sản phẩm. Trong quá trình đàm phán, phần đa các nhãn hàng và doanh nghiệp không tăng phần tiền nhân công. Chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm là rất ít. Do đó, các công ty may cũng không có nhiều điều kiện để chi phí cho người lao động.
Ông Lê Đình Quảng kiến nghị bên cạnh việc hoàn thiện chính sách pháp luật, cần xác định mức lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, bao gồm khoản tiết kiệm phòng rủi ro; tăng cường công tác kiểm tra giám sát; nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, khách hàng, nhãn hàng quốc tế, bảo đảm quyền cơ bản của chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn, tăng cường đối thoại, thương lượng về tiền lương. "Chúng tôi nghĩ rằng doanh nghiệp không chỉ cần đổi mới, nâng cao năng suất lao động, mà còn phải tiết giảm chi phí khác, nâng cao khả năng đàm phán tiền lương khi ký kết, thỏa thuận với các nhãn hàng, để quan tâm hơn đến người lao động.
Đã đến lúc chúng ta không thể lấy nhân công giá rẻ, đặc biệt là lao động ngành may, để thu hút đầu tư cũng như đàm phán hợp đồng. Lương tối thiểu vùng chỉ là sàn chung, nhưng cũng rất quan trọng để nâng lương cho NLĐ. Chúng tôi đề nghị thực hiện nội dung theo Nghị quyết 27-NQ/TW, đó là đến năm 2020, mức lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu" - ông Quảng nhấn mạnh.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21