Giá trị lịch sử và văn hoá của tranh dân gian đồ thế Việt Nam
Luồng gió mới cho tranh dân gian Đông Hồ Trải nghiệm hình ảnh bản thân với tranh dân gian Hàng Trống Mang tranh dân gian vào đời sống hiện đại |
Chiều 22/4, tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra lễ ra mắt sách "Tranh dân gian Huế" và "Tranh dân gian đồ thế Việt Nam". Tác phẩm của Nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa, do Nhà xuất bản Thế giới và Bảo tàng Gốm sứ ấn hành.
Nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa hiện là Giám đốc Bảo tàng gốm sứ Hà Nội - một trong những bảo tàng gốm sứ tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Khởi đầu với công việc sưu tầm gốm sứ, trong quá trình đi sưu tầm bà đã phát hiện ra có nhiều dòng tranh dân gian đặc sắc đang lưu lạc hoặc đã thất truyền.
Nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa chia sẻ về tranh dân gian đồ thế Việt Nam. |
Từ đó, với mong muốn bảo tồn, giữ gìn và phát huy những di sản của ông cha ta để lại, bà đã cất công tìm hiểu tư liệu, khảo sát điền dã thực địa để thực hiện và hoàn thành nhiều công trình khoa học đặc sắc về tranh dân gian Việt Nam, trong đó một số công trình được in thành sách rất công phu, như: Dòng tranh dân gian Đông Hồ, Dòng tranh dân gian Kim Hoàng, Dòng tranh dân gian Hàng Trống, Tranh dân gian Huế…
Tại sự kiện cũng diễn ra Tọa đàm "Tranh dân gian đồ thế Việt Nam - giá trị lịch sử văn hóa", thảo luận về những giá trị lịch sử văn hóa của tranh dân gian đồ thế Việt Nam, và phương hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân gian.
Theo Nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa, riêng tranh dân gian đồ thế có không gian sống riêng của nó, đó là trong các nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo. Vì thế, như dòng tranh làng Sình, Huế khi nghiên cứu thì phải tham gia rất nhiều nghi lễ theo vòng đời con người: Đầy tháng, đầy năm, trưởng thành…
Chính vì thế, quyển sách tranh dân gian đồ thế mất công nhất trong tất cả các dòng tranh với hơn 1000 ảnh minh họa, ảnh tranh để khắc họa tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục thể hiện qua cách sử dụng tranh. Ngoài ra, tranh đồ thế cũng là một dòng tranh đặc thù, tương đối nhạy cảm trong bối cảnh xã hội đang lên án việc sử dụng hàng mã gây ô nhiễm môi trường, lãng phí, hỏa hoạn…
Nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hoà chia sẻ, việc làm quen với các tăng ni, pháp sư, thanh đồng, thầy cúng là tương đối vất vả, khó khăn trong thời gian đầu. Được sự giúp đỡ của những nhà nghiên cứu, nghệ nhân tranh đồ thế, ở mọi vùng miền của đất nước thì những đúc kết của bà đã được cô đọng lại trong quyển sách: "Tranh dân gian đồ thế Việt Nam".
"Tranh dân gian đồ thế Việt Nam có lẽ là dòng tranh xuất hiện sớm nhất trong các dòng tranh dân gian Việt Nam vì nó là dòng tranh phục vụ cho tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt Nam", Nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa cho hay.
Bên cạnh nhu cầu tồn tại về các khía cạnh vật chất, con người còn có nhu cầu về tinh thần, cần được có cảm giác an toàn. Con người còn tồn tại thì còn tôn giáo, tín ngưỡng. Nếu như tranh dân gian kính hiện nay chỉ phổ biến ở Nam Bộ, tranh Hàng Trống, Đông Hồ phổ biến ở Bắc Bộ thì tranh dân gian đồ thế của người Kinh Việt Nam hiện diện ở mọi nơi, hiện diện vào các lễ nghi vòng đời của con người (trừ đám cưới), hiện diện ở ngày rằm, mồng một…
Mặt khác, có thể khẳng định một trong những thành tố cấu thành nên văn hóa Việt Nam là tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục. Tranh dân gian đồ thế Việt Nam lại là một thành tố trong tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục đó. Chính vì thế, gìn giữ, bảo tồn được tranh dân gian đồ thế Việt Nam cũng là gìn giữ và bảo tồn được văn hóa Việt Nam.
Thực tế cho thấy, hiện nay, chỉ còn không quá 10 gia đình trên khắp Việt Nam là còn theo đuổi với nghề làm tranh đồ thế và càng ngày sẽ càng thu hẹp quy mô sản xuất với sự cạnh tranh từ tranh in công nghiệp về giá thành và mẫu mã. Duy nhất nghệ nhân Kì Hữu Phước, tranh làng Sình, Huế được đãi ngộ của Nhà nước, nhưng cũng không nhiều.
Vậy nên, theo Nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa, cần có sự chung tay của các cơ quan quản lý văn hóa để nghệ nhân có thể duy trì nghề nghiệp của mình bằng việc mở ra các bảo tàng tranh, trợ cấp nghệ nhân, cấp vốn để nghiên cứu, cải tiến mẫu mã để tranh dân gian đồ thế có sức cạnh tranh trên thị trường.
Dòng tranh dân gian đồ thế Việt Nam chủ yếu là tranh in khắc từ mộc bản, số lượng và kiểu tranh khá dồi dào và phong phú. Có loại tranh chỉ toàn mảng. Có loại tranh chỉ toàn nét. Có loại kết hợp cả nét lẫn mảng.
Nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa cho biết: "Đừng tưởng chỉ mảng in màu đen sì thì xấu. Những tranh đồ thế gia súc, gia cầm, thủy cầm như lợn, trâu, bò, ngựa, voi, gà… hay cá đôi khi có tạo mảng đầy gợi cảm. Điển hình là tranh đồ thế Lợn độc của Kim Hoàng: Chỉ căn cứ vào mảng đen gốc thì đầy thiếu sót, nhưng khi in trên nền màu, đỏ, cam hay hồng điều và phối hợp vẽ thêm nét đen trắng thì tờ tranh sinh động và đẹp hồn hậu đến bất ngờ".
Một số những vị thần có đầu là người, thân là cá, rắn cũng thể hiện sự chuyển biến trong nếp nghĩ của nhân dân ta từ xưa, nhân cách hóa các loài động vật, trong quá trình biến chuyển đến những hình ảnh là các vị thần có thân thể như con người. Mỗi một nghệ nhân tranh đồ thế dân gian Việt Nam cũng là một kho tàng về những phong tục tập quán, lễ nghi có còn và mất.
Với những giá trị đó, tranh đồ thế Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng để trang trí các sản phẩm ứng dụng trong đời sống đương đại, như tranh làng Sình, Huế đã được nhiều cửa hàng bán các sản phẩm của Huế trang trí trên các vỏ bọc quà, sách, đèn, lịch cho năm mới. Hy vọng với sự ra đời của quyển sách này có thể có nhiều tư liệu hơn nữa cho những họa sĩ, nhà thiết kế để có thể ứng dụng rộng rãi hơn nữa, để tranh dân gian đồ thế có một diện mạo mới để tồn tại và phát triển.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40