Luồng gió mới cho tranh dân gian Đông Hồ

(LĐTĐ) Bên cạnh những nỗ lực của các nghệ nhân lão làng của làng tranh dân gian Đông Hồ trong việc thu gom và sáng chế những bản khắc gỗ làm tranh theo phương thức truyền thống, các nghệ nhân trẻ cũng đã có những bước đi đầy trách nhiệm, sáng tạo để giữ gìn và phát huy làng nghề truyền thống này. 
luong gio moi cho tranh dan gian dong ho Hoạt động văn hóa về tranh dân gian Đông Hồ tại Hà Nội và Bắc Ninh

Quyết chí gìn giữ nghề tranh cổ truyền

Theo một số nghệ nhân của làng nghề tranh Đông Hồ, từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và nhất là sau khi hòa bình lập lại, nhiều gia đình có truyền thống làm tranh đã chuyển sang nghề làm vàng mã, mở rộng buôn bán các mặt hàng dân dụng phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

luong gio moi cho tranh dan gian dong ho
Tranh dân gian Đông Hồ được trưng bày tại chương trình Tết Việt năm 2018. Ảnh: P.B

Đứng trước nguy cơ dân làng bỏ nghề làm tranh để hướng theo các ngành nghề khác có thu nhập cao, chính quyền địa phương đã giao trọng trách cho nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam đứng ra tập hợp 50 nghệ nhân của làng có tâm huyết và tay nghề cao thành lập Hợp tác xã sản xuất tranh dân gian Đông Hồ.

Nhờ đó hàng loạt các bức tranh dân gian đạt đến trình độ cao, nổi tiếng như: Đám cưới chuột, Gà trống, Đánh ghen, Vinh hoa phú quý… đã được gìn giữ. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm vận hành với đầy nỗ lực của các nghệ nhân trong Hợp tác xã tranh Đông Hồ, dòng tranh nổi tiếng này lại đứng trước bước ngoặt về kinh tế và các điều kiện đổi mới của xã hội Việt Nam và xu thế phát triển hội nhập chung của thế giới, đương đầu với các dòng tranh hiện đại trong bối cảnh người dân hướng tới nhu cầu thẩm mỹ tân tiến và đặc biệt là sự suất hiện của nhu cầu thương mại hóa trong cơ chế kinh tế thị trường.

Năm 1990, Hợp tác xã sản xuất tranh Đông Hồ giải thể. Chỉ trong vòng chục năm tiếp theo, hơn 90% hộ gia đình dù có các thế hệ nghệ nhân tay nghề cao vẫn từ bỏ ván khắc, chuyển sang hoạt động nghề khác có thu nhập cao hơn như làm đồ vàng mã hoặc sản xuất, buôn bán hàng hóa khác.

Đứng trước những thách thức đó, nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam sau khi về nghỉ hưu, cùng vợ con quyết chí gìn giữ nghề tranh cổ truyền, lần hồi thu gom được hơn 600 bản khắc tranh cổ quý giá từ các gia đình làm tranh của làng Đông Hồ, hy vọng có ngày làng nghề lại hồi sinh. Hàng ngày, ông vừa tận tụy truyền nghề cho con và các cháu nội, ngoại, vừa tiếp tục kiên trì sáng tạo và kế thừa di sản của ông cha, in các mẫu tranh theo đề tài dân gian truyền thống và sáng tác thêm nhiều mẫu tranh mới phù hợp với nhu cầu thưởng thức nghệ thuật thị trường.

Cho đến nay, các con cháu nội, ngoại của ông đã trở thành các nghệ nhân trẻ, nắm vững mọi bí quyết của từng công đoạn tạo ra tranh Đông Hồ. Nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả con trai thứ của ông đã trở thành chủ nhân của một cơ sở sản xuất tranh nổi tiếng trong làng, hàng ngày thu hút nhiều khách trong nước và nước ngoài đến thưởng ngoạn và mua tranh.

Cũng như gia đình nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam, gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế là một trong hai gia đình nghệ nhân đứng ra bảo tồn nghề làm tranh Đông Hồ. Nguyện cả đời sống chết gắn bó với nghề cổ truyền của tổ tiên, ông đã nhanh nhạy cảm nhận và hiểu rõ nguy cơ mai một của nghề tranh cổ truyền.

Chính vì thế, ngay từ những năm 80 của thế kỷ XX, ông đã tích cóp những đồng lương ít ỏi của mình, tìm mua lại ván khắc, khuôn tranh quý từ những gia đình bỏ nghề. Đến đầu thế kỷ XXI, trong tay nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đã có gần 1.000 tấm ván khắc quý, trong đó có 150 ván khắc cổ, tiêu biểu là 04 bức tranh trong bộ chuyện tranh Thạch Sanh hơn 100 năm tuổi.

Năm 2006, với tâm huyêt cho sự tồn tại của một di sản văn hóa dân tộc, nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đã cùng con cháu mạnh dạn đầu tư gần 03 tỷ đồng, xây lập ―Trung tâm trao đổi văn hóa tranh dân gian Đông Hồ trên diện tích 5.000m2 đất thuê giá ưu đãi từ địa phương, bao gồm khu nhà sản xuất giấy, khu in tranh, giã điệp và khu nhà trưng bày bán cho du khách.

Dưới sự quản lý và điều hành của nghệ nhân Nguyên Đăng Tâm (con trai nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế), Trung tâm đã trở thành nơi lưu trữ, thường xuyên cho 200 bức tranh Đông Hồ các loại, trưng bày 1.000 bản khắc, khuôn tranh, trong đó có nhiều bản khắc gỗ quý hiếm cách đây khoảng 200 năm, các sản phẩm hiện tại do con cháu gia đình nghệ nhân chế tác cùng những sản phẩm mới được phục chế.

Đây cũng là nơi dành một không gian phù hợp để thanh niên làng đến học nghề, tìm hiểu về nghề tranh truyền thống quê hương Đông Hồ. Có thể nói, cho đến nay, Trung tâm lưu giữ, bảo tồn tranh Đông Hồ của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đã và đang là địa chỉ bảo tồn lưu giữ tranh Đông Hồ lớn nhất, là địa chỉ quen thuộc của những người yêu quý dòng tranh dân gian Đông Hồ từ trong nước và nhiều nước trên thế giới.

Ứng dụng vào đời sống đương đại

Bên cạnh những nỗ lực của các thế hệ hai gia đình nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam và Nguyễn Đăng Chế trong việc thu gom và sáng chế những bản khắc gỗ làm tranh theo phương thức truyền thống, các nghệ nhân trẻ Nguyễn Hữu Quả và Nguyễn Đăng Tâm đã có những bước đi đầy trách nhiệm, sáng tạo mẫu mã phù hợp với thị hiếu hiện tại và tìm cách tháo gỡ đầu ra cho sản phẩm tranh dân gian Đông Hồ.

Nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm đã triển khai thực hiện ý tưởng xây dựng tour du lịch kết nối Đông Hồ với chùa Phật Tích, làng Rối nước Đồng Ngư và làng gốm cổ Luy Lâu, tạo thành lộ trình hấp dẫn du khách. Nhờ thực hiện ý tưởng này, ngay từ Tết năm 2014 vừa qua, làng tranh Đông Hồ đã đón hàng nghìn khách đến thăm quan và mua tranh. Ngoài ra, nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm và cộng sự đã và đang thực hiện công việc khôi phục lại chợ tranh, xây dựng thủy đình phục vụ biểu diễn rối nước và một số khu dịch vụ đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ của du khách.

Năm 2014, Trung tâm của nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm đã dựng xong nán tre nứa và trang bị sẵn xe đạp phục vụ du khách trong nước, nước ngoài có nhu cầu xem tranh và sử dụng xe thăm thú đồng đất làng quê Đông Hồ. Song hành với việc quảng bá và tour du lịch, những năm gần đây, các nghệ nhân đã luôn định hướng cho mình nhiệm vụ hồi sinh tranh Đông Hồ một cách sáng tạo và có trách nhiệm với di sản của ông cha.

Để tranh Đông Hồ thích ứng được với thị hiếu trong xã hội hiện đại, các nghệ nhân đã tiến hành sáng tạo ra lịch tranh Đông Hồ, làm sổ tay, bưu thiếp giấy dó kết hợp với tranh Đông Hồ xen kẽ theo chương mục bên trong và thử nghiệm sáng tạo ra dòng tranh tô màu trên chất liệu giấy dó bên cạnh hai dòng tranh khắc gỗ và in nét thủy mặc truyền thống theo sự mở rộng kích cỡ, hình nét, kiểu dáng phù hợp với không gian ứng dụng trong ngôi nhà hiện đại.

Đồng hành với công việc sáng tạo của con cháu, 2 nghệ nhân chủ chốt của dòng tranh Đông Hồ đã có ý thức quan tâm đến việc khuyến khích, động viên và đào tạo nghề cho lớp trẻ trong cộng đồng. Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đã mở lớp, truyền dạy được 2 khóa học cho học sinh, sinh viên yêu thích nghề làm tranh truyền thống này.

Gần đây, nhiều dự án tâm huyết đưa tranh hoặc hình ảnh trong tranh Đông Hồ vào đời sống hiện đại bằng cách vẽ lại tranh, thiết kế cho phù hợp rồi in trên những sản phẩm như quà lưu niệm, áo dài, áo yếm, lịch để bàn, túi vải… Theo đó, các họa tiết thu được sẽ được xử lý bằng phần mềm máy tính nhằm lưu trữ trên môi trường số hóa, tránh mọi nguy cơ hư hại, mai một bởi tác động thời gian.

Ðồng thời, các hoa văn tranh dân gian sẽ có điều kiện ứng dụng vào lĩnh vực thiết kế thời trang, đồ họa, nội thất, thủ công mỹ nghệ làm đậm đà thêm bản sắc truyền thống, góp phần tích cực vào câu chuyện bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống… Do vậy, tranh Đông Hồ cũng đã bắt đầu thu hút sự quan tâm của người trẻ nhiều hơn sau làn sóng đương đại hóa tranh Đông Hồ năm 2018.

Với sự lồng ghép các yếu tố xưa và nay, sử dụng các chất liệu màu sắc hiện đại, các họa sĩ trẻ đã cho ra đời những sản phẩm dí dỏm, độc đáo. Những hướng đi bước đầu này, đã thổi vào dòng tranh dân gian một luồng sống mới. Bên cạnh việc đương đại hóa, tranh Đông Hồ cũng được hồi sinh trong các thiết kế thời trang, thiết kế nội thất dưới bàn tay của người trẻ.

Trong sự phát triển ngày càng mạnh mẽ và đa dạng của các loại hình nghệ thuật mới, tranh dân gian không còn chiếm vị trí độc tôn như xưa, nhưng với những nỗ lực của các nghệ nhân lão làng cùng người trẻ, tranh Đông Hồ vẫn dành được sự mến mộ của những người yêu nghệ thuật dân tộc.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong năm 2024 tỉnh Đồng Nai sẽ giám sát, đánh giá đối với 145 dự án đầu tư công nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của chủ đầu tư và quá trình giải ngân vốn.
Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành để bầu bổ sung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch LĐLĐ huyện; ủy viên Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LĐLĐ huyện Thường Tín khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình được quận Tây Hồ lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024; triển khai nhiệm vụ, công tác công đoàn quý II/2024.
Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Sở Du lịch Hà Nội thông tin, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt khách, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội

Cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành phố Hà Nội đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội; khẩn trương hoàn thành rà soát lại một số nội dung về nguồn vốn Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo để đủ điều kiện phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Từ 22/4/2024, Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), chính thức có hiệu lực.

Tin khác

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Đêm rơi về phố

Đêm rơi về phố

(LĐTĐ) Đêm giữa phố. Ánh sáng vàng vọt hắt bóng lên những tấm lưng gầy bên những gánh hàng rong. Thứ ánh sáng phiêu linh kì diệu có thể che đi ít nhiều những vết xước, vết hằn từ những mảnh đời thinh lặng. Ta chạy xe qua phố, lướt qua từng mảnh phố, mảnh đời, bỗng thấy vai mình nằng nặng, thấy tim mình chật chội giữa quên nhớ hằn in.
Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được duy trì thường xuyên, liên tục, giúp diện mạo đô thị Thủ đô ngày càng “Xanh - Văn minh - Hiện đại”.
Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Trước đây, nhiều người luôn nhận định, kinh phí để bảo tồn, trùng tu, gìn giữ di sản là con số không nhỏ, tức là di sản chỉ… tiêu tiền. Thế nhưng, giờ đây khái niệm ấy đã dần thay đổi, bởi di sản chính là một “mỏ vàng” nếu như biết khai thác đúng và trúng. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ (TS) Lê Thị Việt Hà, giảng viên bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) xoay quanh vấn đề này.
Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

(LĐTĐ) Ngày 22/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội truyền thống làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Chén trà xuân

Chén trà xuân

(LĐTĐ) Giữa những ngày xuân. Mưa bụi rắc đầy trên hoa lá. Mùi hương hoa hồng quế phả vào cái lành lạnh của đất trời. Bỗng thèm một chén trà ủ ấm tay. Thèm cảm giác hương trà thoảng trên cánh mũi dìu dịu.
Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

(LĐTĐ) Gần 2 năm theo đuổi bộ môn vẽ tranh thực tế ảo, chỉ với kính thực tế ảo và hai tay cầm điều khiển, chị Đặng Thị Minh Hằng (TP.HCM) đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong không gian ba chiều giả lập.
Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

(LĐTĐ) Lễ hội “Tết Novruz” có nhiều điểm tương đồng với ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, tôn vinh các giá trị truyền thống gia đình và biết ơn thiên nhiên.
Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc” và Trưng bày, giới thiệu sách với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.
Xem thêm
Phiên bản di động