Gia tăng bệnh nhi mắc đái tháo đường, vì sao?
Cứu sống bệnh nhân mắc đái tháo đường hoại tử bàn chân Nhập viện cấp cứu do sử dụng thuốc Nam chứa chất cấm chữa tiểu đường |
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Đức Giang cho biết, mới đây, các bác sĩ của bệnh viện đã cấp cứu thành công cho bệnh nhi 4 tuổi bị hôn mê nhiễm toan ceton do đái tháo đường.Bệnh nhi là Đ.Q (4 tuổi, ở Long Biên - Hà Nội). Trong khoảng 3 tuần trước nhập viện, trẻ sút khoảng 3 kg và đi tiểu nhiều vào ban đêm. Trẻ nhập viện do có ho, sốt, kèm đờm, khò khè, thở gấp, mệt mỏi.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang điều trị cho bệnh nhân mắc đái tháo đường. |
Tại bệnh viện, trẻ xuất hiện mệt triệu chứng mỏi tăng, thở nhanh, gắng sức nhiều hơn. Các bác sĩ Khoa Nhi và Khoa Hồi sức tích cực nhi đã hội chẩn và đánh giá tình trạng thở nhanh ở bệnh nhi không tương xứng với tổn thương phổi và chỉ định cho làm xét nghiệm khí máu, cũng như test đường huyết.Kết quả cho thấy, bệnh nhi đang trong tình trạng nhiễm toan ceton nặng cùng với đó là lượng đường máu tăng lên rất cao 37 mmol/l.Theo các bác sĩ, nhiễm toan ceton do đái tháo đường là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể bệnh nhân sản sinh quá nhiều a xít trong máu (được gọi là ceton).
Bệnh nhi được chuyển sang Khoa Hồi sức tích cực nhi của bệnh viện. Tại đây, kíp trực nhanh chóng đặt nội khí quản, chủ động kiểm soát đường thở cho bệnh nhân. Cùng với đó là các biện pháp hồi sức tích cực bao gồm bù dịch, truyền insulin tĩnh mạch liên tục để giảm đường huyết, điều chỉnh rối loạn thăng bằng kiềm toan, rối loạn điện giải.Sau 3 ngày điều trị tích cực, trẻ đã tỉnh táo hoàn toàn, tự thở, bắt đầu ăn uống được, các biện pháp kiểm soát đường huyết đã chuyển sang phác đồ tiêm insulin dưới da.
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Văn Kết, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực nhi, Bệnh viện đa khoa Đức Giang cho biết bệnh tiểu đường ở trẻ em chủ yếu là đái tháo đường tuýp 1, tức là thể đái tháo đường phụ thuộc insulin. Bệnh tiểu đường ở trẻ em tuy hiếm gặp, nhưng biến chứng hôn mê nhiễm toan ceton như bệnh nhi trên có thể diễn tiến nặng nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Điểm khó ở bệnh nhi nêu trên là tình trạng đái tháo đường chưa hề được phát hiện từ đầu, đến lúc phát hiện ra thì trẻ đã trong tình trạng rất nặng.
Liên quan tới vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Hiện, Bệnh viện Nhi Trung ương đang theo dõi, điều trị cho ngoại trú khoảng 1.000 trẻ bị đái tháo đường tuýp 1, bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh khác do ảnh hưởng nhiều đến tuần hoàn và tri giác.Đái tháo đường type 1 hay còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc Insulin, chủ yếu hay gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, do tuyến tụy không còn khả năng sản xuất đủ insulin. Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 1 cần được điều trị bằng insulin thì mới có cơ hội sống.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chục năm trước chỉ tiếp nhận khoảng 10 ca mỗi năm nhưng những năm gần đây có hàng trăm ca mỗi năm, có cả trẻ sơ sinh cũng mắc đái tháo đường. Trong 1.000 ca bệnh viện đang theo dõi, điều trị, chỉ có khoảng 30% ở Hà Nội, đi lại dễ dàng, còn lại 70% ở các tỉnh lân cận. "Mặc dù Bảo hiểm y tế hiện chi trả thuốc và vật tư nhưng các bé vẫn phải di chuyển quãng đường xa, ảnh hưởng đến học tập, tạo gánh nặng cho gia đình"- ông Trần Minh Điển nói.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tại Việt Nam, năm 1990 của thế kỷ trước, tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở thành phố Hà Nội chỉ là 1,1%, còn ở thành phố Hồ Chí Minh là 2,25%. Đến năm 2021, kết quả điều tra về đái tháo đường của người dân từ 18 - 69 tuổi tại Hà Nội cho thấy, tỷ lệ tiền đái tháo đường là 16%; tăng đường huyết là 10,2%; tăng huyết áp 30,8%, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng 19,2%. Số liệu trên cho thấy, sự gia tăng nhanh chóng của bệnh đái tháo đường đang trở thành gánh nặng trong chăm sóc y tế.
Phát biểu tại Ngày hội y tế cơ sở phòng, chống bệnh không lây - đái tháo đường, tăng huyết áp do Sở Y tế Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì tổ chức vừa qua, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, đái tháo đường là một bệnh mạn tính, tiến triển với nhiều biến chứng nguy hiểm như: Tổn thương mắt có thể gây ra mù lòa; suy thận; nhiễm trùng bàn chân, cắt cụt chi; tăng huyết áp, tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim… làm giảm chất lượng sống của người bệnh và có thể dẫn đến tử vong.
Để dự phòng sớm, quản lý, điều trị kịp thời nhằm giảm các biến chứng của bệnh đái tháo đường, theo ông Vũ Cao Cương, khi có các biểu hiện ban đầu của tiền đái tháo đường hoặc các yếu tố nguy cơ khác của bệnh như: Thừa cân - béo phì, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid… người dân cần được tư vấn, phát hiện sớm. Làm được điều đó, việc phòng chống bệnh đái tháo đường mới có hiệu quả, tiết kiệm được chi phí điều trị bệnh. Bên cạnh đó, người dân cần thường xuyên xét nghiệm đường máu để phát hiện bệnh, điều trị sớm, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
“Bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể phòng, chống được nếu tìm hiểu và biết cách thực hành dinh dưỡng, hoạt động thể lực hợp lý. Do đó, mỗi người hãy duy trì hoạt động thể lực hằng ngày, có chế độ ăn uống hợp lý. Mặt khác, mọi người cần nhận biết nguy cơ của chính mình để biết cách ứng phó với bệnh đái tháo đường”, ông Vũ Cao Cương khuyến cáo.
Theo các chuyên gia y tế, nhóm đối tượng nên đi tầm soát tiền đái tháo đường là người trên 45 tuổi, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ và người thừa cân, béo phì. Mọi người cũng cần can thiệp lối sống bao gồm hoạt động thể lực 150 phút một tuần, giảm cân và duy trì cân nặng phù hợp, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ít chất béo, ngưng hút thuốc lá. Nếu vẫn không kiểm soát được đường huyết với các biện pháp thay đổi lối sống trong vòng 3-6 tháng, có thể cần điều trị bằng thuốc.
Còn đối với trẻ em, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực nhi, Bệnh viện đa khoa Đức Giang lưu ý:"Các bậc phụ huynh khi phát hiện con mình có biểu hiện uống nhiều nước, đi tiểu nhiều kèm gầy sút cân trong thời gian ngắn thì nên đưa con đi khám để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường, được điều trị đúng cách, tránh các tai biến nghiêm trọng có thể xảy ra”.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46