Giá leo thang, công nhân muốn làm thêm giờ
Đừng để làm thêm giờ phát sinh nhiều hệ lụy Lương tối thiểu cần đảm bảo mức sống tối thiểu Tăng cường đối thoại, thương lượng, kịp thời giải quyết phát sinh do điều chỉnh thời gian làm thêm |
Thu nhập vẫn chạy theo giá
Chia sẻ với phóng viên, chị Nguyễn Thị Hà, CN một công ty may mặc đặt tại địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội cho biết, lương công nhân may của chị chỉ đạt xấp xỉ 6 triệu đồng/tháng. Trước đây, do có tăng ca, làm thêm giờ nên cuộc sống cũng đỡ phần nào khó khăn nhưng thời gian gần đây, Công ty ít việc, CN không phải tăng ca, làm thêm giờ nên chị phải buôn bán các loại mỹ phẩm, quần áo online để có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống. “Mặc dù tăng ca, làm thêm cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng chúng tôi chỉ mong Công ty nhiều việc, CN lại được tăng ca, làm thêm để có thêm thu nhập”- chị Hà nói.
Chị Nguyễn Thị Thuận - Công ty Goshi Thăng Long nêu ý kiến về làm thêm giờ tại buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật do báo Lao động Thủ đô và Công đoàn ngành Công thương Hà Nội phối hợp tổ chức. |
Được làm thêm giờ nhưng không vi phạm luật cũng là mong muốn của chị Nguyễn Thị Thuận - CN Công ty Goshi Thăng Long. Phản ánh tại buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật do báo Lao động Thủ đô và Công đoàn ngành Công thương Hà Nội phối hợp tổ chức mới đây, chị Thuận cho biết, hiện tại giá cả tiêu dùng, điện, nước tăng cao kéo theo các dịch vụ tăng theo, làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống người lao động (NLĐ), trong khi mức lương hiện tại không đủ chi trả cho cuộc sống thường ngày.“Nhà nước quản lý giờ làm thêm chặt chẽ chúng tôi biết là có tính nhân văn đảm bảo sức khỏe cho NLĐ. Tuy nhiên nếu không làm thêm chúng tôi không đủ sống, thay vì không làm thêm thì chúng tôi lại phải đi tìm công việc khác, như đi xe ôm, giúp việc theo giờ, ship hàng…, lúc này còn vất vả hơn làm thêm trong công ty mà còn nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn”, chị Thuận băn khoăn.
Theo Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam), CNLĐ chiếm khoảng 27% lực lượng lao động xã hội, đóng góp trên 65% GDP của cả nước, song thực tế mức sống, tiền lương vẫn chưa đảm bảo, khiến NLĐ buộc phải lựa chọn làm thêm giờ, tăng ca…Tại Hà Nội - địa phương tập trung đông CNLĐ, theo thống kê của LĐLĐ Thành phố, mặc dù năm 2022, tiền lương bình quân chung của NLĐ trên địa bàn tăng từ 2,94% đến 3,82%; thu nhập bình quân của NLĐ đạt 6,6 triệu đồng/tháng, riêng quý I/2023 đạt 7 triệu đồng/tháng, song với mức thu nhập như trên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu.
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng nhìn nhận, do tình hình lạm phát, NLĐ phải chịu nhiều chi phí như thuê nhà trọ, gửi trẻ, giá hàng hóa tiêu dùng tăng cao... điều này càng khó khăn hơn đối với CNLĐ đang làm việc ở trong các khu công nghiệp và chế xuất. Đặc biệt sau thời gian bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cùng những tác động từ tình hình thế giới, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, đơn hàng giảm sút, dẫn đến tình trạng nhiều lao động bị mất việc làm, giảm giờ làm, giảm thu nhập, đặc biệt khi không còn tăng ca, làm thêm giờ, khiến đời sống càng thêm khó khăn.
Nên điều chỉnh lương tối thiểu vùng và kìm chế giá
Nhiều chuyên gia lao động, cán bộ Công đoàn cho rằng, tiền lương không đảm bảo cuộc sống khiến nhiều lao động có mong muốn làm thêm giờ, còn nếu lương đủ sống chắc chắn không ai muốn làm thêm. Ông Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cho biết, mức lương tối thiểu vùng thực hiện theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP (áp dụng từ ngày 1/7/2022 đến thời điểm hiện tại) tại Hà Nội (vùng I) hiện nay là 4.680.000đồng. Với mức lương như hiện nay, NLĐ không đủ chi phí tối thiểu cần thiết cho cuộc sống (như tiền ăn, thuê nhà, điện nước, đóng học cho con…) trong khi giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao, đời sống NLĐ gặp nhiều khó khăn; NLĐ bắt buộc phải làm thêm để có thêm tiền trang trải, duy trì cuộc sống hiện tại. “Thực tế, nếu chỉ cần làm 8 giờ mà tiền lương đủ sống thì không có chuyện NLĐ muốn làm thêm. Ai cũng có nhu cầu hưởng thụ cuộc sống. Bản chất vấn đề NLĐ muốn làm thêm giờ là vì phải có tiền mới đủ sống, còn tiền lương thực hiện đúng theo giờ làm việc tiêu chuẩn thì lại không đủ sống”, ông Thắng nhấn mạnh.
Theo Nghị định số 38 của Chính phủ, mức lương tối thiểu tháng đang được áp dụng theo 4 vùng như sau: Vùng 1 là 4.680.000 đồng/tháng; vùng 2 là 4.160.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.640.000 đồng/tháng và vùng 4 là 3.250.000 đồng/tháng. Mức lương này được áp dụng từ ngày 1/7/2022 đến hết năm 2023. Hồi tháng 2, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề nghị các địa phương rà soát việc thực hiện lương tối thiểu vùng, từ đó có căn cứ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2024. Gửi ý kiến về Bộ, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã kiến nghị, khi công bố tăng mức lương tối thiểu, Chính phủ cần có chính sách kiểm soát chỉ số giá và lạm phát, ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu như giá sữa, xăng dầu, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống của NLĐ.
Trước đó, tại hội nghị đánh giá việc thực hiện quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hồi đầu tháng 2/2023, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh cũng nêu kiến nghị: Lực lượng lao động sản xuất trực tiếp vốn là nhóm yếu thế và rất nhạy cảm trước sự biến động của giá cả tiêu dùng nên đối với họ, vấn đề bình ổn giá cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Khi thu nhập chưa cao, phúc lợi không tăng, NLĐ rất mong muốn Chính phủ quan tâm có giải pháp giữ bình ổn giá để NLĐ có thể đảm bảo chi tiêu, sinh hoạt trong điều kiện thu nhập còn hạn hẹp.
Liên quan đến vấn đề này, tại Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2023, Chính phủ cho biết, trong thời gian tới sẽ xây dựng phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng phù hợp. Cùng với đó, Chính phủ sẽ triển khai hiệu quả các chính sách giải quyết việc làm; theo dõi sát tình hình NLĐ bị mất việc làm, giảm giờ làm để có phương án hỗ trợ phù hợp.
Nên xem
Đẩy nhanh xử lý các công trình gặp sự cố, hư hỏng để ứng phó với các đợt bão, lũ có thể xảy ra
Công đoàn Thanh Trì thăm và hỗ trợ công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Ngọt ngào hương vị bánh trung thu cổ truyền
Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam thăm, làm việc với Công đoàn ngành Tài chính Hàn Quốc
Chú trọng các phong trào thi đua yêu nước trong các trường học
Làng bánh trung thu trăm tuổi ở Thủ đô
Tin khác
Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến
Việc làm 13/09/2024 10:54
Thị trường lao động tiếp tục phục hồi và tăng trưởng
Việc làm 12/09/2024 10:58
Cơ hội cho 1.000 lao động ngành nông nghiệp làm việc tại Australia
Việc làm 10/09/2024 10:51
8 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 164 ngàn người
Việc làm 08/09/2024 06:02
Nhiều rào cản tìm việc đối với lao động trẻ
Đề án Hà Nội 05/09/2024 07:21
Người lao động có thể được hưởng đến 490% lương nếu đi làm dịp lễ Quốc khánh 2/9
Việc làm 02/09/2024 17:28
Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô
Việc làm 02/09/2024 17:16
Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Việc làm 29/08/2024 14:53
Giải pháp khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”
Việc làm 27/08/2024 10:14
Tháng 7, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động
Infographic 25/08/2024 17:08