Ghép tế bào thượng bì tự thân không qua nuôi cấy: Phương pháp mới điều trị bệnh bạch biến
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Văn Tâm - Phó Trưởng Khoa Điều trị nội trú ban ngày, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, đây là phương pháp dùng tế bào thượng bì gồm: Tế bào hắc tố, tế bào gai, một số tế bào gốc của chính cơ thể mình ghép vào tổn thương bạch biến.
Bệnh nhân bạch biến sau hai tháng ghép tế bào (Ảnh: Bệnh viện cung cấp). |
Các bác sĩ lấy da ở vùng hông hoặc mặt trước đùi theo tỷ lệ 1/5 (ví dụ vùng bạch biến cần được ghép có diện tích là 10 cm² thì cần lấy 2 cm² ở vùng trước đùi). Nếu tổn thương rộng tỷ lệ này có thể là 1/10. Miếng da này sẽ được đưa vào trong dung dịch, qua các công đoạn sẽ tách lấy tế bào thượng bì, nuôi dưỡng, đếm tế bào, sau đó sẽ ghép vào vùng da bị bạch biến (vùng da này sẽ được bào mòn bằng tay hoặc dùng laser). Tế bào ghép vào sẽ được dùng gạc cố định lại và tháo ra trong vòng một tuần.
Phương pháp này được chỉ định thực hiện với các trường hợp bệnh nhân mắc bạch biến ổn định ít nhất một năm (trong vòng một năm không có tổn thương mới nào hoặc tổn thương cũ không lan rộng); Không có hiện tượng Kobner (không xuất hiện tổn thương bạch biến ở vùng chấn thương) và không có tiền sử sẹo lồi do chấn thương.
Đánh giá về phương pháp điều trị mới này, bác sĩ Tâm cho hay, đây là một phương pháp khá an toàn, ít tác dụng phụ. Mỗi người chỉ mất nhiều nhất khoảng 4 giờ để hoàn thành các quy trình. Bệnh nhân sau ghép có thể gặp các tác dụng phụ như: Sẹo lồi, nhiễm khuẩn, tăng sắc tố sau viêm… Tỷ lệ gặp tác dụng phụ sẽ liên quan tới lựa chọn bệnh nhân, kinh nghiệm của bác sĩ. "Hiện tại, sau khi tiến hành ghép cho khoảng hơn 100 bệnh nhân, ê-kíp phẫu thuật ghép của chúng tôi đã làm chủ được hoàn toàn kỹ thuật và hạn chế tối đa tác dụng phụ", bác sĩ Tâm nói.
Phương pháp này được cho là đạt hiệu quả rất cao, có thể lên tới 70-80% đặc biệt trong bạch biến đoạn, và thường rất ít tái phát với bạch biến đoạn. Với bạch biến thể thông thường, tỷ lệ tái phát cao hơn, từ 10-20%. Thông thường người bệnh bạch biến chỉ cần ghép một lần, tuy nhiên người bệnh cũng có thể ghép hơn một lần để tăng hiệu quả cao hơn. Thời gian để đặt hiệu quả thường sau 1-2 tháng, tối đa sau 6-12 tháng.
Bác sĩ Tâm cũng cho biết, để đạt hiệu quả điều trị cao, tốt nhất là người bệnh sau khi ghép cũng kết hợp với điều trị bằng ánh sáng trị liệu.
"Có một số viện cũng đã từng dùng kỹ thuật này để điều trị cho sẹo bỏng, tuy nhiên việc áp dụng cho bạch biến còn hạn chế. Trước đây, chúng ta chưa có đầy đủ vật tư để triển khai kỹ thuật này như không có gạc collagen khô. Đến nay, ngoài có đầy đủ vật tư, có máy móc hiện đại chuyên về da liễu, ê-kíp chúng tôi cũng làm rất kỹ phân tích về dung dịch nuôi tế bào, đếm tế bào xem tỷ lệ sống chết của tế bào. Vì thế, có thể coi kỹ thuật này được tiến hành chuẩn đầu tiên ở Việt Nam và cho hiệu quả cao, đem lại nhiều hy vọng cho người bệnh", bác sĩ Tâm cho biết thêm.
Bạch biến là căn bệnh tự miễn, là hiện tượng sắc tố của da bị rối loạn do sự phá hủy và mất đi tế bào sinh sắc tố khiến vùng da trông như bị tẩy trắng. Vị trí bị bệnh thường gặp nhất là mặt, phần trên của ngực, mặt lưng bàn tay, nách, háng… Thương tổn da là những đốm da mất sắc tố, màu rất trắng, kích thước của các đốm cũng thay đổi từ 1cm đến nhiều cm. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Các bến xe tại TP.HCM lên kế hoạch phục vụ đi lại dịp Tết Ất Tỵ 2025
Giá xăng dầu hôm nay (27/11): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc
HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC
Hơn 400 tiểu sành, hài cốt được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước
Triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động
Hà Nội đặt mục tiêu tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu đạt tỷ lệ 90% trở lên
Người chưa đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội vẫn được nhận trợ cấp hằng tháng
Tin khác
Hà Nội đặt mục tiêu tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu đạt tỷ lệ 90% trở lên
Y tế 27/11/2024 06:20
Gia tăng nguy cơ bệnh nặng và tử vong vì kháng thuốc
Y tế 26/11/2024 08:01
Hà Nội tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 25/11/2024 14:23
Hà Nội ghi nhận thêm 28 ca mắc sởi
Y tế 25/11/2024 14:17
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39