Để GDP đầu người đạt mục tiêu đề ra
Nỗ lực đạt tăng trưởng GDP 5% năm 2023 Góc nhìn tươi sáng về GDP năm 2024 |
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nếu năm 1988, thu nhập đầu người của Việt Nam chỉ đạt dưới 100 USD/năm, nằm trong nhóm nước có mức GDP bình quân đầu người thấp nhất thế giới, thì 10 năm sau, tính chung GDP đầu người ở mức dưới 1.000 USD. Từ năm 2008, GDP bình quân đầu người tính bằng USD của Việt Nam đã vượt mốc 1.000 USD, chuyển từ nhóm và vùng lãnh thổ có thu nhập thấp, sang nhóm nước có thu nhập trung bình (thấp).
Đến giai đoạn từ 2010 - 2023, GDP bình quân đầu người tính bằng USD đã liên tục tăng lên. Cụ thể, nếu năm 2010 đạt 1.614 USD/người thì đến năm 2023 đã đạt mức 4.284 USD/người. Đây là một trong những căn cứ để đề ra mục tiêu Việt Nam sẽ ra khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ có thu nhập trung bình thấp vào năm 2025.
Thực hiện khát vọng đất nước hùng cường, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra mục tiêu: Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Để thực hiện khát vọng này, cụ thể là mục tiêu GDP đầu người năm 2025 đạt từ 4.700- 5.000 USD, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động từ hệ lụy của các cuộc xung đột và khó khăn hậu đại dịch chưa kịp khắc phục. Khó khăn đó cũng ảnh hưởng đến tình hình sản xuất - kinh doanh trong nước, đặc biệt là hệ quả từ những đại án tham ô, thất thoát, lãng phí gây ra khiến dòng vốn đầu tư trước đây không hiệu quả, ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế.
Vì vậy, để đạt mục tiêu GDP theo kế hoạch đề ra, bên cạnh công tác đẩy mạnh phòng chống, tham nhũng lãng phí; đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là kết cấu hạ tầng, Chính phủ hiện đang thực hiện việc điều chỉnh dòng vốn tín dụng theo hướng đẩy mạnh vào sản xuất - kinh doanh; nguồn vốn vào đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để tránh thất thoát, lãng phí…
Hy vọng, khi “nắn” dòng tiền “chảy” vào đúng chỗ, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí dần được đẩy lùi… mục tiêu GDP sẽ đạt được kế hoạch đề ra.
Hà Lê
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Tài chính 19/12/2024 16:33
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Tài chính 19/12/2024 11:42
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm
Tài chính 19/12/2024 09:36
100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 19/12/2024 08:55