GDP cả năm ước đạt khoảng 6,8-7%, vượt mục tiêu đề ra
Tổng sản phẩm trong nước quý I/2024 tăng 5,66% Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu GDP năm 2024 đạt trên 7% |
Tốc độ tăng GDP quý sau cao hơn quý trước
Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội nước ta khẳng định sự phục hồi rõ nét, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Ttrên cơ sở kết quả của 8 tháng, ước cả năm 2024 đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu; trong đó, đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu xã hội, đạt chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân (sau 3 năm không đạt). Còn chỉ tiêu GDP bình quân đầu người xấp xỉ đạt (4.647 USD, so với mục tiêu 4.700 - 4.730 USD) do biến động tỷ giá.
Tốc độ tăng GDP quý sau cao hơn quý trước, cả năm ước đạt khoảng 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra (6-6,5%), thuộc nhóm ít các nước tăng trưởng cao trong khu vực, thế giới và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 8 tháng là 4,04%, cả năm ước tăng dưới 4,5%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra trong bối cảnh thực hiện tăng lương từ ngày 1/7/2024.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Quốc hội |
Đặc biệt, Chính phủ đã dành gần 700 nghìn tỷ đồng, bảo đảm đủ nguồn lực để tăng mức lương cơ sở lên 30% cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đồng thời điều chỉnh lương hưu, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024 với mức cao nhất từ trước đến nay.
Bên cạnh kết quả đạt được, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng chỉ rõ một số hạn chế, khó khăn trong các lĩnh vực. Cụ thể, ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro, nhất là từ các yếu tố bên ngoài như lạm phát, tỷ giá; hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, vừa phải đối mặt với áp lực gia tăng về điều tra chống bán phá giá, gian lận xuất xứ; vừa phải đáp ứng nhanh hơn, tốt hơn các rào cản kỹ thuật liên quan đến môi trường, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh…
Về phương hướng trong thời gian tới, Chính phủ xác định tiếp tục kiên định mục tiêu đề ra, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trên các lĩnh vực. Trong đó, chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, an ninh năng lượng, an ninh lương thực; phấn đấu tốc độ tăng GDP đạt khoảng 7%, hoàn thành toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu.
Cùng với đó là chủ động cập nhật các kịch bản về tăng trưởng, lạm phát, các cân đối lớn để phục vụ chỉ đạo, điều hành; kiểm soát giá đầu vào, có lộ trình tăng giá phù hợp, đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là điện, xăng, dầu, lương thực, thực phẩm. Đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án giao thông chiến lược, quan trọng quốc gia, sân bay, cảng biển, đường cao tốc, dự án liên vùng, liên tỉnh; khẩn trương xử lý các kiến nghị về giá đất trong quá trình triển khai thực hiện Luật Đất đai...
Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh dù đạt được một số thành tựu trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, song Chính phủ cần quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Quốc hội |
Cụ thể, tổng cầu phục hồi yếu, trong đó, cầu tiêu dùng tăng thấp hơn kỳ vọng trong bối cảnh lạm phát chịu áp lực lớn hơn trong những tháng cuối năm, đầu tư công và đầu tư tư nhân tăng chậm; tình trạng nhập siêu dịch vụ chưa được cải thiện.
Tính theo tỷ lệ giải ngân, có 9 bộ, cơ quan trung ương và 32 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao, trên 45% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tuy nhiên, vẫn còn 31/44 bộ, cơ quan Trung ương và 28/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng của năm 2024 dưới mức trung bình chung của cả nước. Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, có giải pháp hiệu quả đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế...
Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, bình quân một tháng có 18,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Tỷ lệ số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trên số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường 9 tháng đầu năm 2024 là 89,7%, cao hơn mức 79,3% của năm 2023.
Kích thích tiêu dùng trong nước
Phát biểu tại phiên họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, bên cạnh những kết quả đáng mừng, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn những điểm gây lo lắng.
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thực hiện các luật chưa kịp tiến độ, như với Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, theo cam kết, tháng 7/2024 có thể hoàn thành các văn bản hướng dẫn thực hiện nhưng đến giờ vẫn có 12 địa phương chưa ban hành hoặc ban hành chưa đồng bộ. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho địa phương.
Tình hình tài chính ngân hàng cũng có những biến động, thị trường bất động sản còn nhiều bất cập. Kết quả giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thị trường bất động sản và nhà ở xã hội đã cho thấy nhiều vấn đề cần giải quyết...
Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tăng cường điều chỉnh chính sách tài khóa phù hợp, hiệu quả hơn trong năm 2025 trước các thách thức toàn cầu; đồng thời ngăn chặn xu hướng suy giảm của thị trường bất động sản; tiếp tục tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, nhất là doanh nghiệp tư nhân.
Đồng thời, từ nay đến cuối năm 2024, cố gắng kích thích tiêu dùng trong nước, du lịch nội địa; bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu dịp Tết Nguyên đán năm 2025, không để tăng giá hàng hóa.
Cùng với đó, Chính phủ quan tâm chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng dạy và học; tăng cường công tác chăm lo sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Tin khác
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
Tin mới 19/11/2024 14:25
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3
Tin mới 19/11/2024 11:50