Gắp thành công đỉa dài 5cm sống trong mũi bệnh nhi 4 tuổi
Bệnh nhi tên Nguyễn Quốc K., (trú tại Chương Mỹ, Hà Nội). Theo lời mẹ bệnh nhân K., do dịch bệnh Covid-19 kéo dài, nhà lại neo người nên chị phải gửi con về Hòa Bình, nhờ ông bà trông giúp. Ở quê ông bà hay lấy nước suối về sinh hoạt hàng ngày, K. về ở cùng ông bà được 3 tuần thì có hiện tượng chảy máu mũi bên phải nhiều lần, hiện tượng này càng này càng tăng không giảm.
![]() |
Dị vật (con đỉa) được bác sĩ gắp ra từ mũi của bé trai 4 tuổi. |
Sau đó, K. được bố mẹ đưa đi khám tại Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ, qua nội soi phát hiện cháu bé có dị vật trong mũi, máu chảy ra nhiều, không cầm máu được. Trong khi đó, cháu bé không hợp tác trong điều trị nên cháu được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng cấp cứu.
Sau khi thăm khám, kiểm tra, tiến hành nội soi và chỉ định các xét nghiệm cơ bản. Kết quả chẩn đoán bệnh nhi chảy máu mũi phải, theo dõi dị vật di động mũi phải. Bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu.
Bác sĩ Nguyễn Thu Thư - Phó Trưởng Khoa Tai Mũi Họng cho biết: Các bác sĩ tiến hành gây mê, nội soi hút sạch hốc mũi, cầm các điểm chảy máu bằng dụng cụ điện và thấy có dị vật sống trong mũi bệnh nhân bám dọc vách ngăn mũi, sát vòm họng. Dị vật sau đó được xác định là 1 con đỉa có kích thước dài 5cm, to bằng đầu đũa. Con đỉa đã sống ký sinh trong mũi bệnh nhân nhiều ngày, mềm, trơn, nấp vào các xoang mũi nên rất khó gắp ra.
Bằng sự tập trung, khéo léo, bác sĩ sử dụng ống hút, hút thành công, lấy được con đỉa ra khỏi mũi bệnh nhân. Sau khi dị vật được lấy ra, bệnh nhân được vệ sinh sạch sẽ vùng mũi họng sau khi tiến hành thủ thuật, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định.
Bác sĩ Nguyễn Thu Thư khuyến cáo: Trên cơ thể người có nhiều vị trí ký sinh trùng có thể xâm nhập và sống ký sinh gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe như ngạt mũi, chảy máu... thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Do đó, nếu người dân sống ở những nơi có khí hậu nóng ẩm và sử dụng nước suối, ao, hồ có hiện tượng chảy máu mũi hoặc ho kéo dài, nghẹt thở, chảy máu cam, chảy máu đường tiết niệu, chảy máu ở mắt, sợ ánh sáng... nên đi khám, nội soi nhằm loại trừ trường hợp ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân nên sử dụng nước ăn uống, sinh hoạt đảm bảo vệ sinh, đã được lọc sạch. Ngoài ra, khi đi chơi, bơi lội ở nơi có sông, suối nên cảnh giác tình trạng đỉa, vắt, chui vào và ký sinh trong cơ thể. Tuyệt đối không tự lấy dị vật ra vì có thể sẽ làm dị vật đi sâu hơn, gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc vô tình làm tổn thương niêm mạc đường thở.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hơn 200 cán bộ công đoàn được tập huấn an toàn vệ sinh lao động

Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025

Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sẽ làm cầu dàn Bailey bắc qua sông Tô Lịch, Kim Ngưu

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Giá như thế mới là nhà ở xã hội
Tin khác

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Y tế 10/04/2025 11:38

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng
Y tế 08/04/2025 06:05

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu
Y tế 04/04/2025 13:39

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng
Y tế 03/04/2025 16:15

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin
Y tế 03/04/2025 06:09

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%
Y tế 03/04/2025 06:08