Gặp tác giả bài thơ nổi tiếng: Mùa hoa cải

Dễ đến hơn chục năm có lẻ, tôi mới gặp lại chị Nghiêm Thị Hằng - tác giả của nhiều bài thơ tình nổi tiếng, trong đó có bài “Mùa hoa cải”. Ngày ấy, tôi làm ở Báo Giao thông Vận tải, chị làm ở Báo Nông nghiệp Việt Nam. Đôi ba lần chị đến tòa soạn gửi bài, sau những câu chào hỏi ân tình, chị đi rồi, chuyện về chị vẫn rôm rả…
Ru anh!
Gặp tác giả bài thơ nổi tiếng: Mùa hoa cải

Tình cờ, trong đợt tập huấn về nghiệp vụ báo chí mới đây do Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC) tổ chức, tôi gặp lại chị.

Người đàn bà thơ năm nào, giờ lại đang đau đáu với loạt phóng sự điều tra, đặc biệt là vụ án "Gò Công Đông" đang được chuyển thể thành tiểu thuyết dày 2 tập.

Hai đêm trò chuyện với chị, hai người đàn bà khó ngủ có quá nhiều chuyện để hàn huyên. Loanh quanh chuyện, lại quay về bài thơ nổi tiếng “Mùa hoa cải” đã được phổ nhạc thành bài hát được nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, yêu thích.

Có một mùa hoa cải
Nở vàng bên bến sông
Em đương thì con gái
Ðợi tôi chưa lấy chồng.

Gặp tác giả bài thơ nổi tiếng: Mùa hoa cải

Tôi rụt rè không dám
Hái một bông cải ngồng
Sợ làm con bướm trắng
Giật mình bay sang sông.

Qua bao mùa hoa cải
Chỉ mình tôi biết thôi
Mình tôi không dám hái
Hoa cải bay về trời .

Bâng khuâng chiều làng bãi
Không còn hoa cải ngồng
Ai xui tôi trở lại
Ngày em đi lấy chồng.

Gặp tác giả bài thơ nổi tiếng: Mùa hoa cải

Tôi lại gieo hạt cải
Lại âm thầm đợi mong
Có một người con gái
Ðợi tôi chưa lấy chồng.

Những vần thơ ấy, sau này đã được nhạc sĩ Lê Vinh phổ nhạc thành những câu hát:

“Có một mùa hoa cải, nở vàng trên bến sông. Em đang thì con gái, đợi anh chưa lấy chồng. Có một mùa hoa cải, nắng vàng trong mê mải, cầm tay em bối rối, anh nói lời yêu thương.
Anh nói rồi anh đi, chiến tranh không ước hẹn, sợ làm con bướm trắng, thẫn thờ chiều bên sông. Thế rồi thế rồi em, bao mùa vàng rực nắng, đợi anh mặc hoa trôi, đợi anh trong khắc khoải, thư đi không trả lời…

Thế rồi thế rồi thôi, buồn thương hoa héo hắt, ai cũng bảo phải quên, em đành bước sang ngang. Gửi mùa xuân ở lại, gửi con tim cháy mãi, cho người mình chờ mong… Có một mùa hoa cải, chia tay bởi chiến tranh, em đã chờ đợi anh, sao anh mãi không về…”.

Thật khó có thể tin, nhưng đó là sự thật, từ bài thơ “Mùa hoa cải” của nhà thơ Nghiêm Thị Hằng lại có thêm một bài hát ấn tượng. Khổ đầu của bài thơ là khúc mở của bài ca, 20 chữ đúng như nguyên bản. Rồi sau 5 chữ nữa cũng từ văn bản gốc, nhạc sĩ đã phát triển lời ca theo hướng suy nghĩ riêng, dẫn dắt người nghe khúc tự sự trong giai điệu sâu lắng. Câu chuyện tình dở dang, vừa đẹp, vừa buồn...

Nhạc sĩ Lê Vinh kể lại câu chuyện tình bằng giai điệu buồn man mác, xúc động. Còn nhà thơ Nghiêm Thị Hằng đã neo lại lòng người với câu kết: “Tôi lại gieo hạt cải
Lại âm thầm đợi mong/ Có một người con gái/ Ðợi tôi chưa lấy chồng”.

Gặp tác giả bài thơ nổi tiếng: Mùa hoa cải

Cảm xúc hoa cải đã trở thành đề tài sáng tạo nghệ thuật. Khi là thơ, khi là chuyện, khi là nhạc… vẫn gieo vào lòng người cảm xúc khó quên, mặc dù dân gian đã có câu: "À ơi ..... hoa cải lên trời. Rau răm ở lại, chịu lời đắng cay"… Với bài thơ/ ca khúc ấy, dường như có một mùa hoa cải đã vàng rực trong lòng người yêu thơ, yêu nhạc.

Thơ thường được đọc, thông qua từ ngữ, hình ảnh, vần điệu để chiêm nghiệm. Song bằng âm thanh, ca từ, giai điệu, nhạc sẽ chấp cánh cho thơ, đến thẳng trái tim người cảm nhận. Bài thơ “Mùa hoa cải” của nhà báo, nhà thơ Nghiêm Thị Hằng là một trường hợp như thế.

Sau hơn chục năm gặp lại, tôi đã được nghe tác giả bài thơ “Mùa hoa cải” ngâm lại bài thơ của mình. Thế hệ chúng tôi, những người đàn bà U.50 có lẻ, bài thơ đã gợi nhớ bao kỷ niệm của một thời xa ngái, một thời hào hùng của tuổi hai mươi. “Em đã chờ đợi anh, sao anh mãi không về”. Đó là cái đẹp của thơ ca, của âm nhạc, cái đẹp của tình yêu, của sự đợi chờ không toan tính…

Lại một mùa xuân nữa đang về, hãy nghe, hãy đọc lại bài thơ “Mùa hoa cải”, để thêm thấu hiểu, chia sẻ và trân trọng về những gì mà chúng ta đang có…

Hồ Thu Thủy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Sáng nay (25/4), tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã diễn ra Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024. Đội bóng của LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm lên ngôi vô địch.
Đối thoại “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

Đối thoại “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Ngayf 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động". Chương trình nhằm cung cấp những kiến thức mới liên quan đến chế độ, chính sách và pháp luật lao động; đồng thời giải đáp những điều đang còn băn khoăn, vướng mắc cho đoàn viên, người lao động và bạn đọc.
Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, lượng hành khách vào các bến xe có xu hướng giảm mạnh, cùng với đó là hàng loạt đơn vị vận tải tuyến cố định thông báo cắt lốt, ngừng hoạt động. Thực trạng này khiến các bến xe ngày càng vắng vẻ, thưa thớt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bến bãi, điều này đòi hỏi các ngành chức năng cần có giải pháp tháo gỡ.
Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C.
Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhằm kết nối công nhân, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Đáng chú ý là Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát” vào sáng 24/4/2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động