Dùng trí tuệ nhân tạo lừa đảo chứng khoán
AI tạo sinh mang đến sự chuyển đổi đột phá cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Trí tuệ nhân tạo Earth-2 giúp dự báo thời tiết siêu nhanh, chính xác |
Công ty cổ phần Chứng khoán SSI vừa thông báo phát hiện một nhóm Zalo mạo danh công ty và lãnh đạo cao cấp thực hiện các buổi livestream (phát trực tiếp) tư vấn đầu tư. Đối tượng lừa đảo lập tài khoản zalo, sử dụng công nghệ AI để giả mạo hình ảnh ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Công ty cổ phần Chứng khoán SSI.
“Từ nền tảng Zalo, đối tượng tiếp tục điều hướng vào nhóm kín trên nền tảng Telegram. Tại đây, đối tượng sử dụng công nghệ AI tạo hình ảnh, video giả mạo ông Nguyễn Duy Hưng tư vấn đầu tư chứng khoán nhằm dụ dỗ nhà đầu tư vào cạm bẫy”, Chứng khoán SSI cho biết như vậy và khuyến nghị nhà đầu tư tăng cường cảnh giác, tỉnh táo khi thực hiện các thao tác trên môi trường số.
Hình ảnh Chủ tịch Công ty cổ phần Chứng khoán SSI bị giả mạo. (Ảnh: SSI) |
Hình thức lừa đảo, giả mạo lãnh đạo doanh nghiệp cũng vừa xảy ra với Tập đoàn Hòa Phát. Đối tượng đã giả mạo chữ ký của ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát nhằm lừa đảo, kêu gọi đầu tư vào các dự án giả. Tuy nhiên, tập đoàn này khẳng định không kêu gọi đầu tư vào bất kỳ dự án nào của mình.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS) nhận được nhiều phản ánh từ khách hàng về việc bị dụ dỗ, tư vấn chuyển khoản mua cổ phiếu. Họ đã mất tiền ngay sau khi chuyển tiền cho đối tượng. MBS cho biết, kẻ gian thường mạo danh nhân viên chăm sóc khách hàng, tư vấn chứng khoán của MBS để gọi điện giới thiệu, mời chào tham gia các nhóm Zalo/Telegram để tham khảo tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu của công ty. Đối tượng lừa đảo còn sử dụng thông tin địa chỉ trụ sở, chi nhánh; tên, vị trí chức danh của ban lãnh đạo, cán bộ quản lý cấp cao để thuyết phục khách hàng.
Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT cho biết, tháng 5 vừa qua, đơn vị này nhận được thông tin phản ánh của một nhà đầu tư về việc (người này) được một cá nhân hướng dẫn nộp 422 triệu đồng vào tài khoản (số 456932158, chủ tài khoản là “CONG TY CO PHAN CHUNG KHOAN VNDIRECT”) để giao dịch chứng khoán. Đây là mánh khóe lợi dụng kẽ hở của không có dấu ở tài khoản ngân hàng để lừa nhà đầu tư.
Lừa đảo công nghệ cao
Trao đổi với báo chí, ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm tư vấn và Đào tạo An ninh mạng Athena nhận định, đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo trên không gian mạng hiện không đơn thuần là cá nhân, mà là tổ chức, có sự sắp xếp chuyên nghiệp, phạm vi hoạt động xuyên quốc gia. Các nhóm này có đặc điểm chung là dùng chính người Việt lừa người Việt. Đến khi nạn nhân phát hiện thì gần như không thể truy được kẻ lừa đảo.
“Bản thân tôi ngày nào cũng nhận được lời mời kết bạn, lời mời vào các nhóm đầu tư, có ngày tới 10 nhóm, từ vàng tới chứng khoán, bất động sản, đầu tư kiểu mới 4.0… Hầu hết các nhóm này có dấu hiệu lừa đảo”, ông Thắng nói.
Không chỉ doanh nghiệp, thời gian gần đây còn xuất hiện tình trạng đối tượng giả mạo cơ quan nhà nước để lừa; chúng giả mạo từ UBND các địa phương, đến bộ, ngành. Bộ Tài chính bị đối tượng giả mạo văn bản, con dấu và website (trang thông tin) để lừa người dân chuyển tiền. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các sở giao dịch chứng khoán cũng từng phải cảnh báo tới nhà đầu tư về việc bị mạo danh. |
Chiêu thức liên tục thay đổi, công nghệ cao, AI cũng được ứng dụng. Theo vị chuyên gia, nhà đầu tư có thể căn cứ một số dấu hiệu sau để phát hiện lừa đảo. Trước hết là đối tượng cam kết mức lãi suất cao, những lần đầu trả lãi đúng hạn, sau đó tiếp tục yêu cầu nạn nhân chuyển khoản tăng dần số tiền đầu tư và sau đó biến mất. Đối tượng lừa đảo không để lộ hình ảnh cá nhân, thường xây dựng vỏ bọc, đội nhóm tung hứng, thậm chí mạo danh doanh nhân nổi tiếng để gây dựng niềm tin.
Ông Thắng khuyến cáo: “Nhà đầu tư cần cảnh giác với công nghệ deepfake, kể cả livestream, cuộc gọi có sự xuất hiện của những doanh nhân nổi tiếng. Thay vì tiếp nhận thụ động, người xem có thể kiểm tra ngược lại bằng cách tắt đi, yêu cầu gọi lại, hoặc hỏi những câu trực tiếp… Những yêu cầu này nằm ngoài kịch bản của đối tượng. Nếu là AI, máy nói thì không thể đáp ứng trơn tru”.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã yêu cầu các công ty chứng khoán tăng cường quản lý người hành nghề chứng khoán, không được tham gia các diễn đàn, hội nhóm trên không gian mạng để tư vấn đầu tư tài chính, chứng khoán, lôi kéo nhà đầu tư mua, bán chứng khoán với tư cách đại diện công ty chứng khoán.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Tin khác
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Tài chính 19/12/2024 16:33
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Tài chính 19/12/2024 11:42
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm
Tài chính 19/12/2024 09:36
100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 19/12/2024 08:55
Gần 4 triệu cổ phiếu KWA giao dịch trên UPCoM ngày 19/12
Tài chính 15/12/2024 16:47
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang "ấm" dần
Tài chính 15/12/2024 16:42
Một số chính sách thuế tiếp tục được thực hiện trong năm 2025
Tài chính 15/12/2024 16:08
Lãi suất huy động tiếp tục tăng
Tài chính 14/12/2024 10:37
Vốn FDI chảy vào bất động sản tăng mạnh
Tài chính 14/12/2024 10:25