Đừng bao giờ bắt con “chở” ước mơ của bố mẹ

(LĐTĐ) Nhiều ông bố bà mẹ cứ muốn con mình là “cái bóng” của chính mình về mọi thứ. Bởi họ cho rằng, họ là “hình mẫu chuẩn mực” để con “soi” vào và học tập làm theo. Nhưng không, khi quan niệm xã hội đã thay đổi và sự “cơ động xã hội” không còn “rập khuôn xưa cũ”, thì chỉ có con cái với quyết định được “bước đi” và “cuộc đời” của nó. Dĩ nhiên, bố mẹ cần có định hướng đúng đắn tích cực. Trong “thế giới phẳng” 4.0 hiện nay, việc bố mẹ bắt con phải “chở ước mơ” của bố mẹ là không thể, nói cách khác không đạt được ước nguyện. Bởi nó chỉ là “nguyện vọng” chủ quan ép buộc.
10 bí quyết hay dạy trẻ làm việc nhà bố mẹ nên biết Cách bố mẹ chia sẻ với con khi đang ở độ tuổi teen

Tôi đã từng bật khóc khi đọc bài báo một nam sinh H.T.C lớp 10 E trường Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến TP Hồ Chí Minh nhảy lầu tự tử cách đây không lâu. Tôi khóc vì liên tưởng đến nỗi ám ảnh và áp lực của con gái tôi khi học lớp 12 cách đây 4 năm trước.

Sáng ấy, chừng hơn 6 giờ sáng, tôi gọi: “Thư ơi, dậy đi con”. Không thấy con gái trả lời. Tôi lại gọi “Thư ơi, dậy đi con” lần nữa, cũng không thấy con tra lời. Tưởng con gái “lười”, tôi lập lại với “cường độ” gắt hơn. Từ trong phòng, con gái tôi nói vọng ra. “Bố không biết đâu. Đêm qua con học đến hơn hai giờ sáng ”. Tự dưng, nước mắt tôi trào ra thương con quá. Thì ra, cả đêm qua con gái thức gần trắng để học bài, vậy mà suýt nữa tôi mắng oan con.

Học quá sức, học sinh ngủ luôn tại bàn học, ảnh Minh họa
Học quá sức, học sinh ngủ luôn tại bàn học, ảnh Minh họa

Câu chuyện em nam sinh H.T.C lớp 10 E trường Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến nhảy lầu tự tử, ai cũng nhói lòng. Em H.T.C tự tử không phải “tự dưng”, mà em đã bị áp lực quá lớn từ gia đình, từ môn học, và từ ngay chính môi trường dạy học Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến là trường khá nổi tiếng nghiêm khắc với việc học, dạy và quản lý giống kiểu “bộ đội”. Nhưng Nguyễn Khuyến cũng là nhà trường gây sức ép cho học sinh quá lớn.

Theo thầy giáo Lê Trọng Tín, hiệu trưởng nhà trường, “một kỷ luật sắt và học sinh phải tự học đến 9h tối”, trong khi đó sáng, chiều các em đều lên lớp. Đây là áp lực quá sức về thời gian đối với các em. Ngày học, tối học đến 21 giờ, và dứt khoát “học chưa thuộc bài chưa rời lớp”, áp lực càng lớn.

Một nguyên nhân áp lực dẫn đến học sinh muốn tự tử là từ gia đình. Tâm lý bố mẹ ai cũng muốn con mình học giỏi chăm ngoan, điểm cao. Đa phần bố mẹ “ép” con phải học thêm, học nhiều thầy cô để “theo kịp kiến thức” mà không hiểu rằng chính bản thân họ đang gây áp lực lớn đối với con mình. Có bà mẹ đã mắng con rằng: “Mày học cho mày chứ học cho ai?”, nhưng thực ra người mẹ ấy đang ép con học để thỏa mãn ước mơ của bản thân bà. Một ông bố tỏ ra lịch sự mời con ngồi xuống ghế, nói: “Nếu con được vào trường chuyên, muốn cái gì bố cũng cho”. Ông bố kia đâu hiểu rằng, ước mơ lớn nhất tuổi học trò của con là học hành hồn nhiên như qui luật tự nhiên của nó.

Không ít ông bố bà mẹ chứng kiến cảnh con mình gục đầu ngay trên chồng sách vở thiếp đi. Không ít lần ông bố bà mẹ chứng kiến sáng ra con mình đờ đẫn vì cả đêm thức trắng; và không ít lần nhìn thấy con dựt mình hoảng sợ trong giấc ngủ. Song, thay vì chia sẻ với con, thì bố mẹ lại tỏ ra hài lòng với con mà bố mẹ ngộ nhận rằng con mình “tự giác, chăm học”. Để rồi sáng ra, khi con đờ đẫn đến trường, bà mẹ lại đi khoe hàng xóm “hôm qua con mình học đến mãi hai giờ sáng, dạo này nó chăm học lắm” như một “tự hào”, “hãnh diện”. Một “hão sĩ” vô tình dìm trong vòng vây áp lực, lâu ngày dẫn đến trầm cảm.

Còn đó những “sự kiện” về giáo dục “cô giáo bắt gọc sinh uống nước dẻ lau bảng”, “cô giáo lên lớp 4 tháng không giảng bài”, “học sinh đâm thầy giáo thủng gan” chưa lắng dịu dư luận; thì em H.T.C ở trường Nguyễn Khuyến tự tử bằng nhảy lầu, đó là tiếng chuông cảnh báo thực sự “xuống cấp” về đạo đức của nền giáo dục nước nhà, mà nguyên nhân chính của nó là áp lực từ việc dạy quá tải, học quá sức. Tất cả những mâu thuẫn nảy sinh, suy cho cùng đều bắt nguồn từ đó.

Thanh niên Việt Nam trong tương lai của thế kỷ XX, giỏi về trình độ tri thức là dĩ nhiên, song không phải vì thế mà nhồi nhét bằng bất cứ giá nào. Bởi, nếu chỉ giỏi về kiến thức chuyên môn, mà không có đạo đức nghề nghiệp tốt, rốt cuộc cũng làm tổn hại đến công danh. Chẳng lạ gì, một học sinh cấp ba hỏi phim Hàn nói vanh vách, nhưng hỏi về Bác Hồ quê ở đâu thì “ậm ừ”, hỏi Thủ tướng chính phủ là ai cũng “lơ ngơ”. Thầy, cô lên lớp chỉ dạy chữ kiểu “mọt” sách, không có sự sáng tạo vận dụng, không dạy học sinh tình thương, lòng nhân ái vị tha… Vì thế, có vô vàn học sinh giỏi về “sách vở”, nhưng yếu về hiểu biết. Thời nào cũng vậy, xã hội nào cũng thế, giáo dục cũng lấy đức làm trọng, làm gốc; sau đó với đến kiến thức khoa học.

Thực tế hiện nay nền giáo dục đang chạy đua thành tích, quá đề cao điểm nên đã gây áp lực quá lớn cho học sinh. Áp lực “đổ” lên đầu học sinh không chỉ từ bài học quá nhiều, từ thầy cô yêu cầu quá cao, mà ngay cả gia đình cũng đòi hỏi, kỳ vọng ngoài sức học thực tế của con, em mình.

Ước mơ của học sinh dẫu được nuôi dưỡng, định hướng, nhưng chính các em mới là người quyết định. Câu chuyện của em C ở trường Nguyễn Khuyến quá đau lòng. Các bậc phụ huynh ơi hãy thức tỉnh đi. Đừng bao giờ bắt con “chở” ước mơ của bố mẹ nữa.

Mai Thắng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạnh thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập điều khiển mô tô xe gắn máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, liên tục hò hét đã gây hoang mang, khiếp sợ cho người tham gia giao thông ở Hà Nội. Mới đây nhất, vụ việc nhóm “quái xế” tông tử vong người phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều người dân tỏ rõ sự bất bình với hành vi của nhóm đối tượng trên và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý triệt để tình trạng này.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Tin khác

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội được tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, ứng dụng những công nghệ khảo thí tiên tiến, tiếp cận với các kỳ thi đánh giá tư duy hiện đại trên thế giới.
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, Bộ không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải đạp xe “Ride To Insprise”.
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

(LĐTĐ) Luật Nhà giáo kiến tạo một số chính sách mới, chính sách đột phá để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo, giúp nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến với nghề; đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập; chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nhà giáo, lấy đó làm yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

(LĐTĐ) Liên quan đến việc Trường Trung học phổ thông (THPT) Tô Hiến Thành (quận Hà Đông) tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025 khi chưa được phép của cơ quan quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã khẩn trương làm việc với các bên liên quan để tìm hướng giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh.
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Liên quan đến nghi vấn lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán khi có thông tin phản ánh đề thi giống đề ôn tập của học sinh ở quận khác, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hai Bà Trưng đã khẩn trương triệu tập các thành viên có trách nhiệm để kiểm tra, xác minh.
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024  sẽ diễn ra vào ngày 9/11

Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch 242/KH-UBND tổ chức Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 để biểu dương, tôn vinh các em học sinh, sinh viên có thành tích đặc biệt xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài

Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài

(LĐTĐ) Việc tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài xuất phát từ đòi hỏi thực tế khi mạng lưới các trường này trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển nhanh, cũng như nhu cầu, nguyện vọng học tập của con em nhân dân Thủ đô cũng ngày càng đa dạng.
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

(LĐTĐ) Không chỉ thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động, Công đoàn Trường THCS Quang Lãng còn tham gia tổ chức tốt phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động