Du lịch Việt Nam có 6 chỉ số trụ cột được xếp vào nhóm dẫn đầu thế giới
Xét về tương quan trong khu vực, Việt Nam làm tốt hơn rất nhiều so với các điểm đến nổi tiếng khác như Thái Lan giảm 1 bậc, xếp thứ 36; Malaysia giảm 9 bậc, xếp thứ 38; Philippines giảm 2 bậc, xếp thứ 75.
Báo cáo chỉ số năng lực phát triển du lịch toàn cầu năm 2021 đánh giá, xếp hạng 117 nền kinh tế trên cơ sở đo lường 17 chỉ số trụ cột với 112 chỉ số thành phần, xếp theo 5 nhóm, gồm: (1) Môi trường hoạt động; (2) Chính sách và tạo điều kiện cho du lịch; (3) Cơ sở hạ tầng; (4) Động lực thúc đẩy nhu cầu du lịch và (5) Sự bền vững của du lịch.
Sau dịch Covid-19, du lịch Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi với những tín hiệu vui. |
Trong 17 chỉ số trụ cột, du lịch Việt Nam có 6 chỉ số được xếp vào nhóm dẫn đầu thế giới (hạng 1-35), gồm có: (1) Sức cạnh tranh về giá, xếp hạng 15 thế giới; (2) Tài nguyên tự nhiên, xếp hạng 24; (3) Tài nguyên văn hóa, xếp hạng 25; (4) Hạ tầng hàng không, xếp hạng 27; (5) Tài nguyên phi giải trí, xếp hạng 29; (6) An toàn, an ninh, xếp hạng 33. Đây là bước tiến bộ đột phá so với năm 2019 khi Việt Nam chỉ có 3 chỉ số được xếp vào nhóm này là sức cạnh tranh về giá, tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn có 7 chỉ số trụ cột được xếp trong nhóm hạng trung bình cao của thế giới (hạng 36-70), đó là: (1) Môi trường kinh doanh, xếp hạng 42; (2) Nhân lực và thị trường lao động, xếp hạng 49; (3) Hạ tầng mặt đất và cảng, xếp hạng 50; (4) Mức độ sẵn sàng về công nghệ thông tin và truyền thông, xếp hạng 54; (5) Sức chống chịu kinh tế - xã hội, xếp hạng 61; (6) Sức ép và tác động của nhu cầu du lịch, xếp hạng 66; (7) Mức độ mở cửa quốc tế, xếp hạng 69.
Như vậy, trong 17 chỉ số trụ cột, Việt Nam có 13 chỉ số được xếp vào nhóm từ trung bình cao cho đến nhóm dẫn đầu thế giới.
Đặc biệt, những chỉ số tăng hạng nhiều nhất như: Môi trường kinh doanh tăng 30 bậc; Nhân lực và thị trường lao động tăng 27 bậc; Sức cạnh tranh về giá tăng 20 bậc; An toàn, an ninh tăng 16 bậc; Hạ tầng mặt đất và cảng tăng 15 bậc. Đây là những động lực chủ yếu giúp Việt Nam tăng 8 bậc so với năm 2019, xếp vào 3 quốc gia có mức độ cải thiện tốt nhất thế giới.
Nhìn chung, những thế mạnh có thể kiến tạo động lực phát triển của du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới đã có sự cải thiện rất đáng kể, bao gồm 6 chỉ số trụ cột nằm trong nhóm chỉ số dẫn đầu thế giới (hạng 1-35). Trong đó có sự bổ sung của những chỉ số rất quan trọng như an toàn, an ninh là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong thời kỳ sau đại dịch. Bên cạnh đó là hạ tầng hàng không - chỉ số then chốt quyết định khả năng kết nối đi lại du lịch. Bảy chỉ số khác của Việt Nam nằm trong nhóm trung bình cao (hạng 36-70) cũng là những yếu tố sẽ góp phần định hình sự phục hồi và phát triển của ngành du lịch sau đại dịch.
Tuy nhiên, bên cạnh những chỉ số tăng hạng thì du lịch Việt Nam vẫn còn một số nhóm chỉ số bị sụt giảm như: Mức độ sẵn sàng về công nghệ thông tin và truyền thông (giảm 2 bậc), Hạ tầng dịch vụ du lịch (giảm 1 bậc), Mức độ ưu tiên cho ngành du lịch (giảm 3 bậc), Sự bền vững về môi trường (giảm 2 bậc). Dù vậy mức độ sụt giảm không nhiều, chỉ từ 1 đến 3 bậc so với năm 2019.
Bốn chỉ số bị xếp hạng thấp nhất của du lịch Việt Nam đó là: Y tế và vệ sinh, xếp hạng 73; Hạ tầng dịch vụ du lịch, xếp hạng 86; Mức độ ưu tiên cho ngành du lịch, xếp hạng 87; Sự bền vững về môi trường, xếp hạng 94. Đây là những hạn chế của du lịch Việt Nam qua các kỳ báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới, trong đó một chỉ số quan trọng là mức độ ưu tiên cho ngành du lịch vẫn xếp hạng thấp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội
Du lịch 19/12/2024 09:00
Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội
Du lịch 06/12/2024 06:37
Du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút 30 triệu lượt khách năm 2025
Infographic 04/12/2024 06:11
11 tháng năm 2024 Hà Nội đón gần 5,8 triệu lượt khách du lịch
Infographic 03/12/2024 16:16
Nghệ An khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng
Du lịch 02/12/2024 13:00
"Đêm Trúc Bạch" - Dấu ấn mới trong phát triển du lịch đêm Thủ đô
Du lịch 29/11/2024 22:38
Ngành du lịch TP.HCM đạt doanh thu 190.000 tỷ đồng
Du lịch 29/11/2024 10:28
Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp
Du lịch 26/11/2024 18:15
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37