Du khách, người dân ấn tượng những công trình lịch sử tái hiện Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Phố Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm) đang thực sự trở thành “Hà Nội năm 1954” thu nhỏ với không gian trang trí tuyệt đẹp để chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Du khách trong, ngoài nước và người dân Thủ đô chỉ cần đến đây những ngày này cũng đủ cảm nhận về những công trình lịch sử, văn hóa như cầu Long Biên, Nhà hát Lớn, chợ Đồng Xuân và Cột cờ Hà Nội được tái hiện đầy ấn tượng. Nói ngắn gọn, không cần phải tỏa đi tứ phía do quỹ thời gian hạn hẹp, du khách vẫn có thể cảm nhận một Hà Nội "lắng hồn núi sông" ngay cạnh Hồ Gươm thơ mộng.
Giải phóng Thủ đô 10/10: Những thời khắc quan trọng Dừng bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10 Xúc động hình ảnh Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân chiến thắng tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954

Để tạo điều kiện cho du khách trong và ngoài nước hình dung, cảm nhận được không khí hào hùng Ngày Giải phóng Thủ đô 70 năm trước, bên cạnh tổ chức các sự kiện mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa nhằm khơi dậy tình yêu dân tộc, tại phố Đinh Tiên Hoàng, ngành Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã dựng một số công trình lịch sử của Thủ đô. Hòa vào dòng người dạo bước Hồ Gươm trong những ngày Lễ, nhóm PV Báo Lao động Thủ đô đã ghi lại những cảm nhận của du khách, người dân về sự kiện này.

Du khách, người dân ấn tượng những công trình lịch sử tái hiện Ngày Giải phóng Thủ đô

Chị Nghiêm Liên (Thanh Trì, Hà Nội): Củng cố thêm niềm tin của Nhân dân

Được biết Thành phố quyết định dừng bắn pháo hoa để tiết kiệm nguồn lực trong bối cảnh Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn khi bão lũ vừa qua.

Thay vì không tổ chức hoạt động chào mừng hoành tráng, chỉ tổ chức mang tính giáo dục truyền thống lịch sử... để hướng sự quan tâm vào việc cứu trợ đồng bào gặp khó khăn do thiên tai cho thấy sự ưu tiên, sẻ chia, đồng cảm sâu sắc của thành phố Hà Nội đối với người dân, các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão lụt.

Điều đó cho thấy lãnh đạo Thành phố luôn lắng nghe nguyện vọng của nhân dân, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra các quyết định liên quan đến phúc lợi xã hội, giúp củng cố niềm tin của người dân.

Hà Nội với những công trình chứng tích lịch sử một thời hào hùng

Chị Hoa Thúy Liễu (Cầu Giấy, Hà Nội): Những công trình làm sống dậy hào khí tháng Mười

Tôi là người dân sống ở Hà Nội, mặc dù không trải qua những tháng ngày lịch sử nhưng tôi được học lịch sử và trân trọng những chiến công của cha ông.

Mấy ngày hôm nay khu vực hồ Hoàn Kiếm rất đông, đặc biệt ngày hôm qua 6/10, nhiều du khách, người dân về chung vui với Thủ đô. Tôi cũng không bỏ lỡ khoảng khắc đặc biệt này, sáng sớm nay tranh thủ ra hồ Hoàn Kiếm để cảm nhận không khí này và chiêm ngưỡng những công trình lịch sử được tái hiện ở đây.

Tôi nhận thấy các mô hình công trình biểu tượng nhằm tái hiện cảnh đoàn quân tiên phong tiến về qua 5 cửa ô được bài trí rất đẹp. Những cái tên Ô Cầu Giấy, Ô Cầu Dền, Ô Đống Mác, Ô Chợ Dừa được tái hiện, gợi nhắc về ký ức trường tồn trong lòng người Hà Nội và cả nước. Tôi như được sống lại không khí đông vui, nhộn nhịp của Hà Nội những ngày mùa thu lịch sử tại hồ Hoàn Kiếm những ngày này.

Du khách, người dân ấn tượng những công trình lịch sử tái hiện Ngày Giải phóng Thủ đô

Chị Trịnh Thanh Huyền (Đường Bưởi, Hà Nội): Cây cầu của lịch sử hào hùng

Cầu Long Biên đã chứng kiến những dấu mốc quan trọng nhất của dân tộc qua hai cuộc kháng chiến lớn nhất của dân tộc ta chính là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và tiếp đến là cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

Năm 1945, khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, cây cầu đã trở thành nhịp dẫn đưa hàng nghìn người dân ngoại ô đến với Bác, người dân vui và tự hào, hạnh phúc bao nhiêu thì cây cầu đều ghi lại giây phút đó.

Ngoài ra, tôi rất thích mô hình tàu điện Hà Nội xưa được dựng ở Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Các tuyến tàu điện thời đó được thiết kế hướng tâm - phía Bắc hồ Hoàn Kiếm, ngay gần Hàm Cá Mập, cũng chính là địa điểm được dựng mô hình hiện tại. Trong dòng chảy ngàn năm, đường sắt đô thị đã ghi dấu một phần trong đó, khẳng định sức sống mạnh mẽ, lâu bền.

Anh Lương Thanh Tùng (Tây Hồ, Hà Nội): Tái hiện một Đồng Xuân quả cảm 70 mùa Thu trước

Từ sáng tôi đã có mặt ở đây để chụp ảnh cho du khách và những người dân. Rất đông người chụp ảnh ở mô hình chợ Đồng Xuân. Theo tôi được biết, nổi bật nhất trong 60 ngày đêm Hà Nội rực lửa năm 1946, chợ Đồng Xuân ghi đậm dấu ấn quân và dân khu phố Đồng Xuân đã chiến đấu anh dũng, cầm chân và gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại nặng nề. Nhờ đó, góp phần bảo vệ cho cơ quan đầu não rút lui an toàn, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi, cùng Thủ đô được giải phóng hoàn toàn vào ngày 10/10/1954.

Du khách, người dân ấn tượng những công trình lịch sử tái hiện Ngày Giải phóng Thủ đô
Hà Nội với những công trình chứng tích lịch sử một thời hào hùng

Em Phí Hoàng Ngân và Chu Tường Vy (học sinh ở Hoàn Kiếm, Hà Nội): Càng thêm yêu Thủ đô

Ông bà em kể lại, sự kiện ngày 10/10/1954, hàng nghìn người đổ về xung quanh Cột cờ Hà Nội chờ đợi thời khắc lịch sử - lễ thượng cờ Tổ quốc trên đỉnh cột cờ, ghi dấu giây phút thiêng liêng trong lịch sử đó là ngày Thủ đô Hà Nội hoàn toàn giải phóng.

Những ký ức đẹp về ngày lịch sử cách đây 70 năm vẫn vẹn nguyên trong tâm trí của những người có mặt tại thời khắc đó. Chúng em những thế hệ sau luôn tự hào và trân trọng hồi ức của cha ông. Dịp này, Hà Nội tái hiện Cột cờ Hà Nội ở phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm cùng nhiều công trình lịch sử khác khiến chúng em thêm yêu lịch sử của Thủ đô, của đất nước.

Hà Nội với những công trình chứng tích lịch sử một thời hào hùng

Bà Nguyễn Thị Huệ (quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh): Chỉ cần đến Hồ Gươm ngắm các công trình đã thấy lòng rất đỗi tự hào

Tôi vừa có chuyến đi từ thiện ở Lào Cai và trở về Hà Nội ngày hôm qua (6/10). Tôi là con gái xứ Bắc, năm 1952 gia đình chuyển vào Nam sinh sống, năm 1954 giải phóng Thủ đô, tiếc rằng lúc đó không được chung vui với niềm vui giải phóng Thủ đô.

Hà Nội hôm nay đẹp quá, đẹp tuyệt vời, nhất là các mô hình gắn với các chứng tích lịch sử tái hiện ở hồ Hoàn Kiếm khiến những người cao tuổi như chúng tôi càng thêm yêu Thủ đô, dù đi đâu xa cũng luôn hướng về Thủ đô.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô, từ sáng sớm ngày 7/10, tại khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm có hàng loạt công trình mang tính biểu tượng của Thủ đô Hà Nội được tái hiện và phục dựng như tàu điện, chợ Đồng Xuân, Cột cờ Hà Nội, Nhà hát Lớn, cầu Long Biên và 5 cửa ô lịch sử…

Hà Nội với những công trình chứng tích lịch sử một thời hào hùng

Bảo Thoa - Đỗ Đạt - Nguyễn Hoa (Thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ phương tiện đưa đoàn viên, người lao động về quê đón Tết Ất Tỵ 2025

Hỗ trợ phương tiện đưa đoàn viên, người lao động về quê đón Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành kế hoạch số 138/KH-TLĐ về việc tổ chức hoạt động hỗ trợ phương tiện đưa đoàn viên, người lao động về quê đón Tết và quay lại làm việc dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Công tác Thi hành án dân sự về việc và tiền đạt cao nhất từ trước đến nay

Công tác Thi hành án dân sự về việc và tiền đạt cao nhất từ trước đến nay

(LĐTĐ) Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Đỗ Xuân Quý cho biết, công tác thi hành án dân sự thời gian qua tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, trong đó, kết quả thi hành về việc và về tiền đều đạt cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là 9.211 việc với hơn 22.000 tỷ đồng.
Nông dân Đan Phượng: Nhiều công trình ý nghĩa mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

Nông dân Đan Phượng: Nhiều công trình ý nghĩa mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, nông dân huyện Đan Phượng đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa; chỉnh trang những tuyến đường nông thôn sau cơn bão, thực hiện các mô hình nông nghiệp và gắn biển các công trình chào mừng sự kiện lịch sử ý nghĩa này.
Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu ngân sách Nhà nước 9 tháng năm 2024

Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu ngân sách Nhà nước 9 tháng năm 2024

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng của năm ước đạt xấp xỉ 1,45 triệu tỷ đồng, đạt 85% dự toán năm và tăng gần 18% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) đóng góp 51% tổng thu ngân sách.
Hà Nội ghi nhận thêm 284 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 284 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Tuần qua, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận thêm 284 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 23 ổ dịch tại 13 quận, huyện (tăng 5 ổ dịch so với tuần trước đó).
Từ những cửa ô, Hà Nội vươn mình vững bước hội nhập

Từ những cửa ô, Hà Nội vươn mình vững bước hội nhập

Trên những dấu tích các cửa ô chứng kiến bước phát triển, đổi thay của Hà Nội sau 70 năm ngày tiếp quản Thủ đô. Cửa ô xưa là những chứng nhân lịch sử của Thăng Long - Hà Nội qua bao thăng trầm, biến đổi; cũng là nơi ca khúc khải hoàn, hân hoan đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Để từ đó Hà Nội từng bước thay da đổi thịt, ngày càng mở rộng phát triển, với những không gian, quy hoạch xứng tầm, với những con đường, đại lộ, cây cầu mới mọc lên, vươn xa.
Làm rõ giải pháp xoá bỏ cơ chế xin - cho

Làm rõ giải pháp xoá bỏ cơ chế xin - cho

(LĐTĐ) Chiều 7/10, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2024, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long thông tin về thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh phân cấp phân quyền, xoá bỏ cơ chế xin - cho hiện nay.

Tin khác

Nông dân Đan Phượng: Nhiều công trình ý nghĩa mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

Nông dân Đan Phượng: Nhiều công trình ý nghĩa mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, nông dân huyện Đan Phượng đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa; chỉnh trang những tuyến đường nông thôn sau cơn bão, thực hiện các mô hình nông nghiệp và gắn biển các công trình chào mừng sự kiện lịch sử ý nghĩa này.
Nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính tại quận Bắc Từ Liêm

Nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính tại quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, với sự chỉ đạo sát sao của Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND) quận, cùng sự nỗ lực của các phòng, ban, ngành công tác cải cách hành chính (CCHC) tại quận Bắc Từ Liêm đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng điểm trên nhiều phương diện.
Từ những cửa ô, Hà Nội vươn mình vững bước hội nhập

Từ những cửa ô, Hà Nội vươn mình vững bước hội nhập

Trên những dấu tích các cửa ô chứng kiến bước phát triển, đổi thay của Hà Nội sau 70 năm ngày tiếp quản Thủ đô. Cửa ô xưa là những chứng nhân lịch sử của Thăng Long - Hà Nội qua bao thăng trầm, biến đổi; cũng là nơi ca khúc khải hoàn, hân hoan đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Để từ đó Hà Nội từng bước thay da đổi thịt, ngày càng mở rộng phát triển, với những không gian, quy hoạch xứng tầm, với những con đường, đại lộ, cây cầu mới mọc lên, vươn xa.
Phát triển Thủ đô hiện đại gắn với bảo tồn di tích và quần thể xanh

Phát triển Thủ đô hiện đại gắn với bảo tồn di tích và quần thể xanh

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội có vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Thủ đô phải đi trước, đi đầu trong việc thực hiện và hoàn thành sớm các kế hoạch, chiến lược phát triển đất nước. Hà Nội đi nhanh vào hiện đại nhưng phải giữ được bản sắc của một Thủ đô hơn nghìn năm tuổi với những đặc sắc riêng có; đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế; phát huy ưu thế của Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo, Thành phố văn hiến.
Xây dựng Hà Nội trở thành đô thị hiện đại, thông minh, xanh, đáng sống, an toàn và mến khách

Xây dựng Hà Nội trở thành đô thị hiện đại, thông minh, xanh, đáng sống, an toàn và mến khách

(LĐTĐ) Theo GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phải xây dựng Hà Nội trở thành đô thị hiện đại, thông minh, xanh, đáng sống, an toàn và mến khách; là trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước. Hà Nội phải là hình mẫu của nỗ lực đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, lấy khoa học công nghệ cao và đổi mới sáng tạo là động lực then chốt để phát triển
Hội Luật gia Hà Nội: Tích cực tham gia tư vấn giải quyết khiếu nại, hòa giải ở cơ sở

Hội Luật gia Hà Nội: Tích cực tham gia tư vấn giải quyết khiếu nại, hòa giải ở cơ sở

(LĐTĐ) Nhằm phát huy vai trò của các luật gia, những năm qua, các cấp Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã năng động, tích cực trong hoạt động tư vấn giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấp đất đai, hòa giải... ở địa phương, góp phần hướng dẫn người dân thực hiện đúng pháp luật.
Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”

Lan tỏa nét đẹp của vùng đất “trăm nghề”

(LĐTĐ) “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời nhìn lại 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" từ UNESCO, khẳng định những nỗ lực không ngừng của Thành phố trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, đồng thời xây dựng một Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại, hội nhập quốc tế.
Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội

Dòng chảy di sản ngàn năm đất Thăng Long - Hà Nội

(LĐTĐ) Tại “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình”, thành phố Hà Nội đã giới thiệu về các di sản văn hóa Hà Nội được UNESCO và Quốc gia vinh danh, các đại biểu và quần chúng nhân dân đã được thưởng thức các nét văn hoá đặc sắc nhất của Thăng Long - Hà Nội.
Xúc động hình ảnh Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân chiến thắng tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954

Xúc động hình ảnh Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân chiến thắng tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954

(LĐTĐ) Tại “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” sáng 6/10, người dân Hà Nội được chứng kiến màn thực cảnh tái hiện thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954, khi đoàn quân tiến về tiếp quản Thủ đô trong rợp trời cờ, hoa và niềm hân hoan chiến thắng.
Thanh Trì: Chặng đường 70 năm giải phóng

Thanh Trì: Chặng đường 70 năm giải phóng

(LĐTĐ) Cách ngày này đúng 70 năm (6/10/1954), huyện Thanh Trì hoàn toàn giải phóng. Đây là sự kiện, dấu mốc quan trọng khẳng định bề dày lịch sử; niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân về vùng đất giàu truyền thống anh hùng, địa linh nhân kiệt.
Xem thêm
Phiên bản di động