Dự án đường Vành đai 4 - Cần giải phóng mặt bằng đồng bộ một lần

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và Dự án đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều đại biểu đoàn Hà Nội bày tỏ nhất trí cao với chủ trương này và đưa ra nhiều đề xuất, kiến nghị để dự án được triển khai thuận lợi, khả thi, đem lại hiệu quả cao.
Đường Vành đai 4 - tạo động lực kích hoạt sự phát triển của vùng Thủ đô Đường Vành đai 4 mang tầm chiến lược tái cấu trúc đô thị Hà Nội và định hình sự phát triển của Vùng Thủ đô Dự án Vành đai 4-Vùng Thủ đô đã thu hút được nhà đầu tư có tiềm năng

Đánh giá cao Chính phủ đã đề nghị đầu tư cho các dự án giao thông trong cả nước, đặc biệt là 2 dự án đường vành đai quan trọng này, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị chú ý đến chất lượng, phải xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật thật tốt, đảm bảo con đường sử dụng được khoảng 100 năm.

“Trong Tờ trình của Chính phủ đề nghị thời gian thu phí là 21 năm, tôi có ý kiến xin xem xét để việc thu phí hoàn vốn là 30 năm, như vậy sẽ nhẹ bớt cho nhà đầu tư và làm giảm được giá thu phí đường cho nhân dân. Một con đường đã được xây dựng với chất lượng, độ bền là 100 năm nếu thu phí hoàn vốn 30 năm thì vẫn còn 70 năm nữa, hằng năm chỉ tu sửa để dùng vẫn rất có hiệu quả”, đại biểu nói.

Đại biểu Hoàng Văn Cường phân tích, đường Vành đai 4 vùng Thủ đô và đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh đều là đường cao tốc, nhưng khác hoàn toàn so với các tuyến đường cao tốc khác, đây là cao tốc của vành đai nên khi tuyến đường này hình thành nên thì chắc chắn khu vực lân cận quanh tuyến đường sẽ hình thành nên các trung tâm đô thị, các trung tâm thương mại, các trung tâm phân phối và đây chính là một nguồn lực rất lớn cho quá trình phát triển ở các vùng này.

Dự án đường Vành đai 4 - Cần giải phóng mặt bằng đồng bộ một lần
Hướng tuyến đường Vành đai 4 đi qua các tỉnh và Hà Nội. (ảnh: VGP).

Đại biểu cho hay, mới chỉ nghe dư luận là Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận về tuyến đường này thì trong vòng vài 3 tháng qua đất đai ở khu vực này đã sôi động, giá tăng lên rất nhiều lần. Đây là một nguồn lực rất lớn nếu không có biện pháp khai thác thì sẽ bị lãng phí.

Vì vậy, cùng với việc quy hoạch chi tiết xây dựng các tuyến đường vành đai, đại biểu cho rằng, nên quy hoạch đồng thời khu vực 2 bên đường, để hình thành nên các khu đô thị hiện đại, các trung tâm thương mại, các trung tâm phân phối, các trung tâm trung chuyển hàng hóa và các hệ thống đường, không chỉ là 2 đường song hành như trong đề án đề xuất. Sau đó thì tổ chức đấu thầu các dự án này.

“Nếu làm được việc đó thì chúng ta sẽ có được các khu đô thị hiện đại. Chúng ta sẽ khai thác nguồn lực, tránh để phát triển tự phát sẽ tạo ra tình trạng bất cập của những khu đô thị tự phát”, đại biểu nói.

Đại biểu cũng phân tích, giá đất xung quanh các tuyến đường này tăng lên rất nhanh. Nếu không giải phóng mặt bằng một lần mà làm đến đâu giải phóng đến đấy thì sẽ phải chi phí rất lớn và rất khó khăn.

Vì vậy, đại biểu đồng tình phương án giải phóng mặt bằng ngay một lần toàn bộ các phần diện tích đất đai dự trữ cho phát triển các công trình hạ tầng trong tương lai, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho cả nguồn thu Nhà nước cũng như đảm bảo ổn định xã hội tốt hơn.

Dự án đường Vành đai 4 - Cần giải phóng mặt bằng đồng bộ một lần
Đường Vành đai 4 đi vào hoạt động sẽ góp phần giảm tải cho đường Vành đai 3. (ảnh minh họa).

Về phương thức đầu tư, đại biểu đánh giá rất cao thành phố Hà Nội đã mời gọi được các nhà đầu tư bày tỏ nguyện vọng là tham gia vào đầu tư dự án thành phần 3 xây dựng toàn bộ hệ thống đường cao tốc của đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô theo phương thức BOT. Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng đồng tình tách riêng các khoản chi phí như chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí xây dựng các đường gom, chi phí xây dựng đường cao tốc, tách thành 3 cấu phần riêng.

Đại biểu Khuất Việt Dũng lại đề nghị bố trí đủ nguồn vốn cho các dự án này để thực hiện trong kỳ dự án mà Chính phủ đã đề nghị cũng như Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã thẩm định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến. Theo đại biểu, nếu cần, phải cho phát hành trái phiếu.

Đại biểu cũng nhất trí cần giải phóng mặt bằng một lần như trong báo cáo của Hà Nội, vừa tiết kiệm được chi phí giải phóng mặt bằng và đảm bảo ổn định sớm đời sống của nhân dân.

Đại biểu Nguyễn Trúc Anh cũng nhìn nhận, nên có một cơ chế thống nhất về đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư trên toàn tuyến và đặc biệt là phải có một Ban Chỉ đạo trực tiếp quyết định các vấn đề quan trọng và đủ thẩm quyền.

“Tôi kiến nghị Quốc hội trao thêm quyền cho Ban Chỉ đạo này và với các vấn đề phát sinh mới thì chỉ cần báo cáo Thường vụ Quốc hội xem xét và ra quyết định”, đại biểu nói.

Đại biểu, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đánh giá, dự án liên quan đến một số tỉnh trong vùng Thủ đô nên giải phóng mặt bằng, xây dựng đường song hành được triển khai độc lập theo địa giới hành chính. Vì vậy, cần có sự phân công hợp lý cho Hội đồng điều phối vùng, tăng thêm quyền chủ trì điều phối cho Hà Nội trong triển khai dự án.

Để phát huy hiệu quả của Vành đai 4, đại biểu cho rằng, không chỉ cần các tỉnh và Hà Nội đẩy mạnh nghiên cứu, lập quy hoạch, tổ chức kêu gọi đầu tư mà còn cần Chính phủ có sự chỉ đạo quyết liệt để ngoài đường giao thông còn có không gian đô thị hiện đại, bền vững như quan điểm, mục tiêu đã đề ra.

“Sau khi dự án được phê duyệt đề nghị Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc tăng cường hơn nữa việc công khai, công bố rộng rãi dự án đến nhân dân để phát huy vai trò, trách nhiệm và tạo sự đồng thuận cao”, đại biểu nói.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc nhìn nhận, trong thời gian qua Hà Nội và thành phố Chí Minh đã có những chuẩn bị tích cực cho dự án này. “Tôi rất hy vọng Quốc hội sẽ thông qua chủ trương và chúng ta sẽ triển khai xây dựng các tuyến đường này như một mẫu hình của một tư duy mới, của một sự vào cuộc đồng bộ cả hệ thống chính trị.

Chúng ta không chỉ đòi hỏi trách nhiệm của các địa phương, chúng ta không thể chỉ đòi hỏi tinh thần đổi mới sáng tạo của họ mà chúng ta còn phải bảo vệ họ, bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm. Tôi nghĩ bên cạnh các quyết sách của chúng ta trong việc đưa ra thể chế đặc thù thì cần có những chính sách đặc thù về bảo vệ cán bộ trong giai đoạn mới”, đại biểu nói.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Kiến trúc Hà Nội, Giao thoa văn hóa Việt - Pháp”: Vượt qua giá trị của một cuốn sách

“Kiến trúc Hà Nội, Giao thoa văn hóa Việt - Pháp”: Vượt qua giá trị của một cuốn sách

(LĐTĐ) Một ấn phẩm kỳ công, mang giá trị đặc biệt bởi trong từng trang sách đều hàm chứa “tham vọng” lan tỏa từ đội ngũ thực hiện. Có lẽ, sẽ không quá khi “Kiến trúc Hà Nội, Giao thoa văn hóa Việt - Pháp” được đánh giá là cuốn sách “có một không hai”.
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm: Nỗ lực hoàn thành vượt chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm: Nỗ lực hoàn thành vượt chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 10/12, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm đã tổ chức kỳ họp đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác Công đoàn quận năm 2024; đề ra phương hướng nhiệm vụ, góp ý kiến vào dự thảo kế hoạch kiểm tra giám sát, chương trình công tác ủy ban kiểm tra năm 2025 và thực hiện quy trình về công tác cán bộ.
Khánh Hòa tập trung sáp nhập hàng loạt sở, ngành trong năm 2024

Khánh Hòa tập trung sáp nhập hàng loạt sở, ngành trong năm 2024

(LĐTĐ) Nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương sẽ hợp nhất, không chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ, đồng thời tinh giản biên chế, tạm dừng tuyển dụng công chức, là những điểm đáng chú ý trong phương án sắp xếp bộ máy khối chính quyền địa phương tỉnh Khánh Hòa.
Hưng Yên tỉnh nhỏ nhưng thu ngân sách lớn

Hưng Yên tỉnh nhỏ nhưng thu ngân sách lớn

(LĐTĐ) Từ một tỉnh thuần nông, thu ngân sách Nhà nước khá thấp đến nay Hưng Yên đã vươn lên thành địa phương có số thu ngân sách Nhà nước tốp cao cả nước và là 1 trong 18 địa phương điều tiết ngân sách về Trung ương.
Giá nhà trong ngõ ở Hà Nội tăng cao dịp cuối năm

Giá nhà trong ngõ ở Hà Nội tăng cao dịp cuối năm

(LĐTĐ) Theo nhiều nhà đầu tư, giá nhà ngõ đang ở đỉnh trong vài năm trở lại đây. Vì vậy, cần tham khảo, so sánh kỹ giá nhà trước khi xuống tiền.
Cảnh giác với tội phạm “tháng củ mật”

Cảnh giác với tội phạm “tháng củ mật”

(LĐTĐ) Tháng cuối năm thường gọi là “tháng củ mật”. Trong tháng này, do công việc bận rộn cùng với sự chủ quan, sơ hở, thiếu ý thức phòng ngừa kẻ gian của người dân và một số cơ sở kinh doanh mà tình trạng trộm cắp, cướp giật tài sản diễn biến phức tạp hơn.
Hỗ trợ việc làm cho thanh niên: Cần chính sách thiết thực

Hỗ trợ việc làm cho thanh niên: Cần chính sách thiết thực

(LĐTĐ) Theo niên giám thống kê Việt Nam năm 2023 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,5 triệu người, lực lượng lao động thanh niên từ 15 đến 24 tuổi chiếm 11,1% tổng lực lượng lao động, tương đương gần 6,1 triệu người. Vì vậy, vấn đề hỗ trợ giải quyết, bảo đảm việc làm cho thanh niên đang được đặt ra khi xem xét sửa đổi Luật Việc làm.

Tin khác

Giải quyết khó khăn, vướng mắc công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của Khu CNC Hòa Lạc

Giải quyết khó khăn, vướng mắc công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của Khu CNC Hòa Lạc

(LĐTĐ) Ngày 10/12, tiếp tục chương trình Kỳ họp lần thứ 20, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội thông qua 2 Nghị quyết liên quan đến Khu Công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc.
Biến di tích thành điểm đến của du khách

Biến di tích thành điểm đến của du khách

(LĐTĐ) Hà Nội đang ngày càng có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích kiểu mẫu thu hút du khách trong và ngoài nước, góp phần xây dựng văn hóa ứng xử thanh lịch, văn minh, tạo sự đa dạng và hấp dẫn cho du lịch Thủ đô.
Chương Mỹ: Tăng cường kiểm soát, xử lý học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông

Chương Mỹ: Tăng cường kiểm soát, xử lý học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông

(LĐTĐ) Tiếp tục thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn huyện Chương Mỹ (Hà Nội), những ngày qua lực lượng Công an huyện đã tiến hành tuần tra, kiểm soát, xử lý học sinh vi phạm.
Gỡ khó cho chợ dân sinh

Gỡ khó cho chợ dân sinh

(LĐTĐ) Cải tạo, nâng cấp, xây mới chợ truyền thống là một xu thế tất yếu nhằm góp phần đảm bảo văn minh thương mại và văn minh đô thị. Tuy nhiên, có thực trạng là một số chợ truyền thống lúc còn “xập xệ” thì tấp nập nhưng sau khi được “nâng cấp” lên thì lại đìu hiu. Có thể thấy, việc vừa phát triển mô hình chợ dân sinh vừa giữ được giá trị truyền thống mà vẫn đáp ứng được nhu cầu phát triển của đô thị lớn như Hà Nội tưởng dễ hoá ra lại không đơn giản.
Hà Nội: Hoàn thành 13/14 chỉ tiêu văn hóa sau 4 năm thực hiện Chương trình 06

Hà Nội: Hoàn thành 13/14 chỉ tiêu văn hóa sau 4 năm thực hiện Chương trình 06

(LĐTĐ) Sau gần 4 năm triển khai thực hiện, 13/14 chỉ tiêu của Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025 được giao đã hoàn thành.
Hà Nội triển khai đại lý dịch vụ công đến tận khu dân cư

Hà Nội triển khai đại lý dịch vụ công đến tận khu dân cư

(LĐTĐ) Chiều 9/12, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội phối hợp Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel và Công ty Dịch vụ khách hàng Viettel tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp về triển khai cung ứng dịch vụ bưu chính và giải pháp tổng đài đa kênh trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn Hà Nội.
Hà Nội thực hiện tốt chế độ ưu đãi người có công

Hà Nội thực hiện tốt chế độ ưu đãi người có công

(LĐTĐ) Thông tin về kết quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng 11 tháng năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội cho biết, trong 11 tháng, Sở LĐTBXH Hà Nội đã tiếp nhận và giải quyết 10.225 hồ sơ đề nghị giải quyết chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
Hà Nội: Chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho trên 203.000 đối tượng

Hà Nội: Chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho trên 203.000 đối tượng

(LĐTĐ) 11 tháng của năm 2024, toàn thành phố Hà Nội đã chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho hơn 203.000 đối tượng với tổng kinh phí trên 1.610 tỷ đồng.
Tổ dân vận tổ dân phố: Mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn

Tổ dân vận tổ dân phố: Mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn

Nhằm nâng cao tinh thần tự quản của nhân dân, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã thành lập và phát huy hiệu quả mô hình tổ dân vận tổ dân phố. Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương đều được triển khai, thực hiện nghiêm túc. Các hoạt động trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội có nhiều bước chuyển biến tích cực, an ninh trật tự được giữ vững.
Hà Nội: Khai mạc triển lãm nghệ thuật và giới thiệu sách “Điện phố”

Hà Nội: Khai mạc triển lãm nghệ thuật và giới thiệu sách “Điện phố”

(LĐTĐ) Tối ngày 6/12, tại nhà Triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm (Hà Nội), Nhà xuất bản Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật và ra mắt ấn phẩm “Điện phố”. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động