Dự án chậm bàn giao, chậm tiến độ: Người mua nhà khổ đến bao giờ?

(LĐTĐ) Có nhà mà không được nhận, lại mặc kẹt trong “vòng xoáy” lãi suất… thực trạng về các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai đang là vấn đề gây nhức nhối dư luận, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người mua và cả hệ lụy về mặt xã hội.
Giá căn hộ chung cư ở Hà Nội vẫn “neo” ở mức cao Tăng cường rà soát thực hiện quy định pháp luật về xây dựng

Mắc kẹt trong vòng xoáy

Năm 2019, gia đình chị L.K.T, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã mua một căn hộ đang xây tại dự án Athena Complex Pháp Vân, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, nơi được quảng cáo là khu phức hợp cao cấp, đa tiện ích. Chủ đầu tư dự án là Liên danh Công ty Cổ phần Công nghiệp Hàn Việt Nam và Công ty TNHH Phát triển Đô thị và Xây dựng 379 khi đó cam kết, các cư dân có thể chuyển đến ở sau một, hai năm, khiến số lượng căn hộ bán ra liên tục tăng. Tuy nhiên, từ khi đặt bút ký Hợp đồng mua bán cho đến nay, dự án vẫn chỉ là lớp vỏ rỗng chưa hoàn thiện.

Dự án chậm bàn giao, chậm tiến độ: Người mua nhà khổ đến bao giờ?
Mô hình dự án Athena Complex Pháp Vân, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Cực chẳng đã, từ năm 2021 đến nay, chị T cùng nhiều khách hàng mua nhà tại dự án đã làm đơn phản ánh về việc chủ đầu tư chậm bàn giao nhà, vi phạm quy định về kinh doanh bất động sản. Thậm chí, nhiều khách hàng mua nhà tại dự án còn “tố” chủ đầu tư huy động vốn trái phép, bán nhà khi chưa có giấy phép mở bán. Thu tiền quá quy định của pháp luật (không quá 70% trước khi bàn giao nhà, không quá 95% trước khi nhận sổ), có dấu hiệu chiếm dụng vốn của khách hàng nhưng không dùng để hoàn thiện dự án bàn giao nhà.

Không chỉ khổ vì mua nhà mà không được về ở, chị T cùng nhiều khách hàng khác còn “đau đầu” vì lãi suất ngân hàng vẫn đang “neo” ở mức cao. Theo lời chị T, để có tiền mua căn hộ nói trên, gia đình chị đã phải thế chấp sổ đỏ căn nhà ở dưới quê và vay trả theo lãi suất thương mại, lãi vay hiện giao động từ 11 - 14%/năm. Tính toán lúc đầu của chị là khi hoàn thiện hết thủ tục mua nhà, chị T sẽ lấy hợp đồng mua nhà để làm thủ tục ngân hàng và tranh thủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, song mọi tính toán đều đã đổ bể, giờ gia đình chị T luôn phải sống trong cảnh bất an khi nhà có mà không được về, lại vừa phải gánh thêm khoản lãi suất tiền vay…

Trước khó khăn của người dân, cũng trong năm 2021, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Hoàng Liệt cũng đã báo cáo UNBD quận Hoàng Mai và Sở Xây dựng Hà Nội về việc chủ đầu tư tự ý ký hợp đồng mua bán căn hộ, khẩn trương thực hiện một số nội dung theo kiến nghị của khách hàng; nhưng bất chấp chỉ đạo từ cơ quan chức năng, dự án đến nay vẫn không có bất kỳ sự thay đổi nào.

Tương tự như khách hàng tại dự án Athena Complex Pháp Vân, nhiều khách hàng mua dự án Tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long, Lai Xá, xã Kim Chung (huyện Hoài Đức, Hà Nội) cũng rơi vào tình trạng dở khóc, dở cười như vậy. Theo tìm hiểu, từ lần mở bán đầu tiên vào năm 2015 đến lần mở bán thứ 26 và chuẩn bị sang lần thứ 27, dự án mới bán được 857 căn và cho thuê 183 căn. Hiện vẫn còn khoảng 500 căn hộ chưa có người ở.

Cư dân hiện sinh sống ở tòa A1.1 dự án Tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long, cho biết: “Theo cam kết, đúng ra chúng tôi được bàn giao nhà từ năm 2017, tuy nhiên cho đến hiện tại thì chỉ có các tòa nhà A1.1 và A1.2 là được bàn giao, còn 2 tòa nhà bên cạnh vẫn còn dang dở, không biết khi nào hoàn thiện”. Theo hợp đồng mua nhà, thời hạn bàn giao căn hộ chậm nhất là quý III/2022. Tuy nhiên, đến nay chủ đầu tư đã nhiều lần lùi tiến độ bàn giao khiến hàng trăm khách hàng như “ngồi trên đống lửa”. Đáng chú ý, theo phản ánh, chủ đầu tư tại đây còn tự ý đưa ra thông báo lùi thời gian bàn giao căn hộ vào quý III/2023 (chậm 1 năm so với cam kết) dù chưa có sự thỏa thuận, trao đổi với khách hàng.

Trước phán ảnh của người dân, tháng 6/2023, UBND Thành phố đã giao Thanh tra Thành phố, Công an Thành phố và UBND huyện Hoài Đức phối hợp giải quyết dứt điểm kiến nghị của cư dân theo đúng quy định tại dự án. Tiếp đó, vào các ngày 11, 25/7/2023, Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Hoài Đức và chủ đầu tư họp cùng đại diện các cư dân để đưa ra biện pháp giải quyết kiến nghị theo thẩm quyền.

Bên cạnh đó, ngày 25/7/2023, UBND Thành phố cũng đã có văn bản số 8304/VP-ĐT chỉ đạo về việc này, trong đó: Yêu cầu Chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện đúng cam kết và tiến độ bàn giao nhà ở cho người mua nhà… phối hợp với Công an Thành phố nắm bắt tình hình, tiếp tục chỉ đạo tổ chức các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật… Tuy vậy, hơn 2 tháng trôi qua, những chỉ đạo này vẫn chưa được chủ đầu tư thực hiện và có khả năng tiếp tục bị chìm đi như các chỉ đạo trước đó và khách hàng vẫn là người chịu thiệt khi đã bỏ tiền ra mua nhưng “sản phẩm thì vẫn nằm trên kệ”.

Hàng loạt dự án bỏ không

Mỗi khi đi qua đường Tố Hữu, anh Trần Anh Tú (La Khê, Hà Đông) đều cảm thấy tiếc nuối cho khu dự án Usilk City, vì từng được tung hô là “Thành phố trong mơ mới của Hà Nội”, nay lại chịu cảnh hoang phế, quây hàng rào tôn xung quanh. “Đất ở Hà Nội ngày càng ít, đặc biệt là tại những vị trí trục đường lớn. Trong khi nhu cầu mua nhà để ở của người dân rất lớn, thì một dự án hàng nghìn tỉ đồng lại bị bỏ hoang, chậm tiến độ, khiến mỗi lần đi qua, những người dân chưa có nhà như tôi chỉ nhìn và ước được ở trong những căn hộ đó”, anh Tú nói.

Theo số liệu của UBND thành phố Hà Nội, tính đến cuối tháng 6/2023, trên địa bàn Thành phố có tổng số 712 dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật đất đai. Trong đó, có 135 dự án vốn ngoài ngân sách chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất, 404 dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và 173 dự án do UBND các quận, huyện, thị xã đề xuất mới, tiếp tục kiến nghị xử lý.

Để xử lý các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND, Hội đông nhân dân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo rà soát, xử lý dự án chậm triển khai trên địa bàn. Đến nay, Hà Nội đã xử lý được 419 dự án chậm triển khai. Hiện còn 293 dự án cần xử lý trong thời gian tới. Trong đó, Thành phố đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội thực hiện 137 dự án; UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện 81 dự án; Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thực hiện 11 dự án; Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội thực hiện 17 dự án; 46 dự án giao các ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã... Mục tiêu của Thành phố là đến hết tháng 11/2023 cơ bản giải quyết xong 293 dự án. Hết tháng 11/2023, nếu nhà đầu tư không thực hiện, hoặc cố tình chây ỳ sẽ kiên quyết hủy bỏ, thu hồi giấy phép đầu tư.

Người dân bỏ tiền mua nhà, “không may” gặp các chủ đầu tư vì nhiều lý do hoặc không đủ năng lực dẫn đến triển khai dự án chậm, chưa thể triển khai dự án dẫn đến những hệ lụy rất lớn. Ngoài việc giải quyết dứt điểm thực trạng này, điều quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước hiện tại cần siết chặt năng lực chủ đầu tư để không xảy ra những sự cố trong tương lai.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc tập trung tổ chức hiệu quả các hoạt động chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình cũng chú trọng triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS).
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai, trong tổng số các ca mắc bệnh phần lớn chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng chống sởi.
Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội

Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Đoàn kiểm tra, giám sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công và việc thực hiện chính sách pháp luật đối với lao động nữ tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội và Công đoàn Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

(LĐTĐ) Thương mại điện tử được dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành “sân chơi tỷ đô” giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội này, buộc các doanh nghiệp phải bắt tay vào thực hiện chuyển đổi số…
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động