Dòng tiền vẫn vào bất động sản và nợ xấu tăng lên
Thị trường bất động sản: Nguội ở những điểm nóng Thu thuế thu nhập cá nhân tăng nhờ bất động sản, chứng khoán |
Đất nền nguội lạnh, nợ xấu bất động sản tăng lên
Dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp khiến thị trường bất động sản trầm lắng. Bắc Ninh, Bắc Giang - hai thị trường nổi lên với các cơn sốt đất nền đã đóng băng, bất động sản bị đình trệ. Thông tin thành phố Bắc Ninh lên thành phố trực thuộc T.Ư khiến làn sóng đầu tư bất động sản công nghiệp, giá đất tăng lên từng ngày thì nay thị trường vắng lặng như tờ.
Tại thành phố Bắc Giang và các huyện Yên Dũng, Hiệp Hòa, Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) trước đây đất đấu giá được tranh nhau mua với niềm tin chỉ cần xuống cọc sẽ có khách để “sang tay”, dù sau đó, ghi nhận nhiều hiện tượng khách hàng bỏ cọc khá nhiều. Ở thời điểm hiện tại, là tâm điểm của dịch bệnh, thị trường bất động sản Bắc Giang đóng băng hoàn toàn.
Đất nền ven Hà Nội như Đông Anh, Hoài Đức… đã nguội lạnh. Trước đây ăn theo đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, đất tại Xuân Canh thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội) từng bị đẩy lên mức 51 - 69 triệu đồng/m2, trong khi thời điểm cuối năm 2020 giá chỉ trên dưới 30 triệu đồng/m2. Hiện những khu vực giá ảo trên không có giao dịch.
Các khu vực ở huyện Hoài Đức (Hà Nội) dọc Quốc lộ 32 hay Đại lộ Thăng Long giá giảm 20 - 30% nhưng theo các môi giới bất động sản là gần như không có giao dịch. Việc tái bùng phát dịch bệnh diễn ra trong bối cảnh sốt đất đã “nguội” khiến thị trường bất động sản trở nên khó đoán định.
Dòng tiền vẫn vào bất động sản và nợ xấu tăng lên. |
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong năm 2020, tín dụng bất động sản vẫn trong xu hướng tăng, trong đó dư nợ đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản tăng tới 21%, đạt 633.740 tỷ đồng. Dòng tiền vẫn chảy vào thị trường bất động sản và ít có sự dịch chuyển các dòng vốn đầu tư khác. Doanh nghiệp bất động sản vẫn hút vốn tín dụng.
Các chuyên gia kinh tế đánh giá, dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp kéo dài khiến hoạt động sản xuất - kinh doanh gặp khó khăn, lãi suất gửi tiết kiệm lại giảm nên kinh doanh bất động sản trở thành một trong những kênh đầu tư thu hút vốn và khi dư nợ tăng thì nợ xấu cũng tăng theo.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến 31/12/2020, tỷ lệ nợ xấu bất động sản chiếm khoảng 1,85% tổng dư nợ lĩnh vực này. Con số này tuy thấp hơn đáng kể so với năm 2017 (2,48%) và năm 2018 (1,95%) nhưng cao hơn so với năm 2019 (1,58%).
Cung cầu lệch pha, thị trường khan nguồn hàng
Theo Bộ Xây dựng, căn hộ bình dân có mức giá dưới 25 triệu đồng/m2 tại các đô thị lớn hay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ với mức giá dưới 25 triệu đồng/m2 rất ít, hầu như chỉ có ở các khu vực xa trung tâm. Trên thực tế, các dự án dạng này trước đây có mức giá khoảng trên dưới 20 triệu/m2 thì đã tăng lên khoảng trên dưới 25 triệu đồng/m2.
Trong khi nhu cầu cao nhất thị trường là phân khúc nhà giá rẻ thì đây lại là mặt hàng hiếm trên thị trường nhiều năm nay và có xu hướng tăng giá, hình thành mặt bằng giá mới.
Tại Hà Nội, đa số dự án chung cư mới được đầu tư xây dựng thuộc phân khúc trung cấp và có giá bán giao động từ 30 triệu đồng/m2 đến trên 40 triệu đồng/m2, tập trung nhiều tại các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Cầu Giấy và huyện Gia Lâm… TP.HCM chung cư phân khúc trung cấp có giá cao hơn tại thị trường Hà Nội giao động ở mức từ 35-45 triệu đồng/m2.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam, trong hoàn cảnh Việt Nam có dịch bệnh, giá bất động sản có khả năng vẫn tăng. Áp lực tăng giá từ nhiều nguyên nhân như giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, giá đất tăng, thuế đất cũng tăng, lãi vay ngân hàng cũng rất cao… không tăng giá bán thì có thể chủ đầu tư sẽ lỗ.
“Nguồn cung sản phẩm bất động sản (cung chính thống) hiện tiếp tục khan hiếm, đặc biệt là các thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM. Việc phê duyệt cho các dự án hiện chưa được cải thiện nhiều. Cung hiếm thì hàng sẽ bị đẩy giá lên” - ông Đính nói.
Bất động sản sẽ chỉ tăng ở các phân khúc đất nền, căn hộ chung cư còn bất động sản cho thuê, mở cửa hàng… thì đều không hiệu quả, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ còn tiếp tục khó khăn. Trong 6 tháng cuối năm, nếu chống dịch ổn định được thì bất động sản mới có thể phục hồi, thị trường mới có giao dịch thực chất, ông Đính phân tích thêm./.
Theo Phương Hoài/vov.vn
https://vov.vn/kinh-te/bat-dong-san/dong-tien-van-vao-bat-dong-san-va-no-xau-tang-len-865671.vov
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Giảm giá, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có khả năng mua nhà ở xã hội
Thị trường 12/12/2024 17:42
Cú hích cho tỉnh Lâm Đồng cất cánh
Thị trường 12/12/2024 12:47
Bất động sản thấp tầng phía Tây Hà Nội ngày càng “tăng nhiệt”
Bất động sản 11/12/2024 21:32
Giá nhà trong ngõ ở Hà Nội tăng cao dịp cuối năm
Thị trường 10/12/2024 16:42
Sắp đấu giá khu đất quận nội thành Hà Nội, giá khởi điểm từ 86 triệu đồng/m2
Thị trường 10/12/2024 06:50
Aqua City bàn giao nhà phố, biệt thự cho cư dân
Dự án 09/12/2024 22:05
Chọn thời điểm phù hợp đánh thuế sở hữu nhiều bất động sản
Thị trường 08/12/2024 19:21
Nghịch lý 5 năm giá bất động sản tăng 60%!
Thị trường 06/12/2024 06:35
KN Cam Ranh ký kết chiến lược với 7 đối tác lữ hành dự án CaraWorld
Thị trường 05/12/2024 20:57
Trải nghiệm nghỉ dưỡng an yên tại chuỗi biệt thự biển Vlasta - Sầm Sơn
Dự án 02/12/2024 16:43