Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?
Theo quy định tại Điều 56 và 74 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo công thức như sau:
Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó, lao động nam tham gia bảo hiểm xã hội đủ 20 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%. Đối với lao động nữ, thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%. Tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội nhất định thì tỷ lệ hưởng của mỗi người lao động sẽ là khác nhau.
Với cách tính trên thì lao động nam muốn hưởng lương hưu tối đa phải đóng BHXH ít nhất 35 năm. Tương tự, lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 30 năm để hưởng mức lương hưu tối đa. Mặt khác, lương hưu sẽ được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
Ảnh minh họa |
Cùng với quy định cách tính mức hưởng lương hưu như trên, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng quy định những điều kiện để người lao động được hưởng lương hưu.
Theo quy định tại Điều 73 Luật BHXH 2014 (sửa đổi tại khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019), để được hưởng lương hưu, người lao động phải đáp ứng hai điều kiện. Điều kiện thứ nhất, người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.
Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi ba tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi bốn tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm ba tháng đối với lao động nam và bốn tháng đối với lao động nữ.
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường của năm 2024 là 61 tuổi với lao động nam và 56 tuổi bốn tháng đối với với lao động nữ.
Điều kiện thứ hai, người lao động tham gia đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. Đối với trường hợp đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định trên nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Tin khác
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37
Mở rộng quyền lợi, phạm vi hưởng BHYT của người tham gia
Chính sách 06/12/2024 06:35
Đã hưởng chế độ ốm đau, có được hưởng chế độ tai nạn lao động?
Chính sách 05/12/2024 07:05