Dồn sức giải ngân gói hỗ trợ an sinh xã hội
Hà Nội cơ bản hoàn thành việc chi trả gói hỗ trợ an sinh xã hội đợt 1 | |
Quận Ba Đình bắt đầu chi trả tiền hỗ trợ thuộc gói 62.000 tỷ cho người dân | |
Người thụ hưởng mong được nhận sớm |
Chi trả kinh phí hỗ trợ an sinh xã hội cho đối tượng thụ hưởng tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm. |
Hơn 400.000 người đã được tiếp cận gói an sinh xã hội trong đợt 1
Nhằm tạo giá đỡ an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng sâu bởi dịch Covid-19, Hà Nội là một trong những địa phương triển khai sớm việc chi tiền hỗ trợ cho các nhóm đối tượng thuộc diện được hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết số 42/NQ-CP.Căn cứ Quyết định số 1757/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về phê duyệt kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng người có công với cách mạng; đối tượng bảo trợ xã hội; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 của thành phố, liên tục từ ngày 29/4 đến nay, 30/30 quận, huyện, thị xã đã bố trí nguồn lực vật chất, con người để chi trả tiền hỗ trợ đợt 1 cho các nhóm đối tượng thụ hưởng tại Quyết định này.
Hầu hết các ngành, địa phương đều huy động đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ công tác chi trả tiền hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng cả vào ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ngày nghỉ cuối tuần nhằm đưa gói hỗ trợ đến nhanh chóng kịp thời nhất với đối tượng thụ hưởng.
Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, đến cuối ngày 5/5, 30/30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã cơ bản hoàn thành việc chi trả tiền hỗ trợ cho các đối tượng theo Quyết định số 1757/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 của UBND thành phố Hà Nội. Như vậy, toàn Thành phố đã có hơn 400.000 người được tiếp cận gói an sinh xã hội trong đợt 1 với tổng số tiền hỗ trợ là hơn 500 tỷ đồng. Quá trình chi trả có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng từ Thành phố tới cơ sở, bảo đảm an toàn về nguồn tiền, tuân thủ nghiêm quy định về phòng, chống dịch.
Ghi nhận tại các địa điểm chi trả cho thấy, những người dân được nhận tiền hỗ trợ vô cùng phấn khởi, xúc động trước sự quan tâm kịp thời của Chính phủ, Thành phố và các cấp ngành.Ông Vũ Văn Doãn- thương binh hạng ¾, người nhiễm chất độc hóa học sống tại Tổ dân phố Cơ Khí, xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm xúc động bày tỏ: “Trong giai đoạn cả nước chung tay đẩy lùi Covid-19, có rất nhiều người dân gặp khó khăn, trong đó có đối tượng chính sách như tôi.
Số tiền hỗ trợ đến tay mỗi cá nhân không phải quá lớn, nhưng là món quà vô cùng ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ và chính quyền các cấp”. Ông Nguyễn Văn Đôn- thôn Cam 3, xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm cũng xúc động cho hay, ông thuộc đối tượng hộ cận nghèo, bản thân mắc bệnh ung thư máu đã gần 10 năm nay nên khi được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/ tháng, trong 3 tháng (4, 5, 6 năm 2020), ông vô cùng phấn khởi. “Số tiền tuy không lớn, nhưng thật sự thiết thực với chúng tôi. Tôi sẽ dùng tiền để phụ mua thuốc thang, lương thực, thực phẩm bồi dưỡng sức khỏe”- ông Đôn nói.
Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, đến nay, các cơ quan chức năng chưa nhận bất kỳ thông tin phản ánh nào về việc chi trả để xảy ra nhầm lẫn hay sai sót.Một số trường hợp chưa kịp nhận tiền trong khoảng thời gian từ ngày 29/4 đến 5/5 sẽ được các địa phương bố trí chi trả tại địa điểm phù hợp trong một vài ngày tới.
Vướng mắc lớn nhất vẫn ở đối tượng lao động tự do
Ông Nguyễn Hồng Dân, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, sau khi kết thúc việc chi trả đợt 1, hiện các địa phương tiếp tục tập trung nguồn lực khẩn trương rà soát, lập danh sách đề nghị hỗ trợ với các nhóm đối tượng còn lại được thụ hưởng theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ là các nhóm đối tượng liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động, hộ kinh doanh cá thể, làm căn cứ để Thành phố sớm ban hành quyết định hỗ trợ đợt 2 cho những người bị ảnh hưởng.
Theo kết quả rà soát sơ bộ, toàn thành phố hiện có khoảng 138.000 người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương cho người lao động; 75.000 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp và 850.000 người không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc làm… Số doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng lên đến con số hàng chục nghìn.Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn cụ thể, nên những con số nêu trên vẫn chỉ là số liệu tham khảo.
Theo lãnh đạo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội, việc rà soát đối với nhóm lao động có giao kết hợp đồng nhưng bị chấm dứt hợp đồng; nhóm lao động có hợp đồng nhưng không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp; nhóm các hộ kinh doanh có doanh thu thuế dưới 100 triệu đồng tuy khó rà soát hơn các nhóm đã hỗ trợ trong đợt 1, nhưng vẫn có căn cứ để xác định.
Vướng mắc lớn nhất hiện nay là ở nhóm đối tượng không có giao kết hợp đồng lao động, hay còn gọi là lao động tự do. Chẳng hạn, người lao động tự do có hộ khẩu thường trú tại huyện Ba Vì nhưng đi làm ở quận Hoàn Kiếm, nếu không đăng ký tạm vắng ở huyện Ba Vì, cũng không đăng ký tạm trú tại quận Hoàn Kiếm, thì cả hai địa phương không có căn cứ để xác định đối tượng này có bị mất việc làm hay không. Trong khi đó, đối tượng này có thể gặp khó khăn thực sự, rất cần được trợ giúp...
Một khó khăn nữa là các tiêu chí để xác định thế nào là lao động tự do thuộc diện được thụ hưởng theo các quy định hiện hành chưa rõ, khiến các địa phương thiếu căn cứ để thực thi. Do vậy, đòi hỏi các cơ quan chức năng sớm ban hành hướng dẫn chi tiết với từng nhóm đối tượng, ngành, nghề cụ thể, để việc hỗ trợ cho các đối tượng không trùng lặp, không bỏ sót.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40