Dồn sức "chặn đứng" dịch sốt xuất huyết bùng phát tại các tỉnh phía Nam
Dịch căng thẳng ngay từ đầu mùa mưa
Trao đổi với Phóng viên Báo Lao động Thủ đô, ông Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết: Hiện nay tình hình dịch SXH trên địa bàn tỉnh đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là trong giai đoạn mùa mưa từ tháng 4/2022 đến nay. Tính đến hiện tại, toàn tỉnh ghi nhận hơn 4.867 ca mắc SXH, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2021 và đã ghi nhận 8 trường hợp tử vong, trong đó thành phố Dĩ An có 5 ca, Thị xã Tân Uyên có 2 ca và thành phố Thuận An có 1 ca.
Từ đầu năm đến nay tỉnh Bình Dương đã phát hiện 920 ổ dịch SXH, đã tiến hành xử lý 914 ổ dịch, đạt tỷ lệ 99%, trong đó có 578 ổ dịch được diệt lăng quăng và 336 ổ dịch kết hợp diệt lăng quăng và phun hóa chất diệt muỗi.
Cũng theo bác sĩ Nguyễn Hồng Chương, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã dự đoán được tình hình, diễn biến phức tạp của dịch SXH nên ngay từ đầu mùa mưa đã kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh triển khai chiến dịch diệt lăng quăng, tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng, chống dịch bệnh. Sở Y tế tỉnh cũng đã thành lập Đoàn giám sát để giám sát công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch SXH tại thành phố Dĩ An, nơi có số ca tử vong cao nhất.
Ngoài ra Sở Y tế cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo kịp thời công tác phòng, chống, đặc biệt là giám sát ca bệnh, xử lý ổ dịch và thu dung điều trị giảm thiểu tử vong. Nhằm chặn đứng sự bùng phát dịch SXH trên địa bàn, hiện lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương đang tăng cường công tác giám sát hàng ngày bệnh truyền nhiễm nhằm phát hiện sớm và xử lý các ổ dịch kịp thời, đặc biệt là giám sát ca bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân, các bệnh viện thuộc bộ, ngành như Bệnh viện Quân Y 4, Bệnh viện Đa khoa cao su Dầu Tiếng.
Đồng thời, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương cũng hỗ trợ giám sát thường xuyên chương trình phòng chống SXH tại huyện Dầu Tiếng, huyện Phú Giáo, huyện Bàu Bàng, Thị xã Bến Cát và thành phố Thủ Dầu Một.
Điều trị cho trẻ mắc sốt xuất huyết tại TP.HCM. |
Trong khi đó, theo đại diện Sở Y tế tỉnh Tây Ninh, tính từ đầu năm 2022 đến nay, tổng số ca mắc SXH trên địa bàn tỉnh là 4.245 ca, tăng 2,25 lần so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, ghi nhận 5 ca tử vong gồm huyện Gò Dầu (2 ca), thành phố Tây Ninh (1 ca), huyện Tân Châu (1 ca) và huyện Bến Cầu (1 ca). Địa phương có số ca mắc cao gồm Thị xã Trảng Bàng, thành phố Tây Ninh, huyện Dương Minh Châu. Đây là các địa phương có khu công nghiệp, tập trung nhiều nhà trọ nên mật độ dân cư đông thuận lợi cho dịch bệnh phát triển.
Dự báo trong thời gian tới nguy cơ bùng phát dịch SXH có thể xảy ra. Để ngăn chặn dịch SXH bùng phát trên địa bàn, hiện tỉnh Tây Ninh đang tăng cường tuyên truyền nhận thức người dân tự vệ sinh diệt loăng quanh, phòng chống SXH, tăng cường giám sát dịch tễ và xử lý các ổ dịch phát hiện trên địa bàn. Đặc biệt tiến hành giám sát chỉ số muỗi và lăng quăng, phun hóa chất chủ động tại các địa phương có nguy cơ cao.
Ngoài ra, các Trung tâm y tế huyện, thị xã/thành phố đã tổ chức phun hoá chất đợt 1 của Chiến dịch diệt lăng quăng và phun hoá chất phòng, chống SXH dựa vào cộng đồng hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống SXH lần thứ 12/2022. Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố Tây Ninh cũng tiến hành phát tờ rơi tuyên truyền phòng chống SXH trên địa bàn.
TP.HCM: Tập trung tâm mua sắm thiết bị, vật tư
Trong số 20 tỉnh thành phía Nam, TP.HCM hiện đang là địa phương có số ca mắc và tử vong cao nhất. Diễn biến dịch SXH tại đây đang diễn biến phức tạp. Theo ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc sở Y tế TP.HCM: Tính đến ngày 19/6/2022 số ca mắc tích lũy SXH tại các tỉnh phía Nam là 55.863 ca, tăng 117% so với năm 2021. Số ca tử vong tích lũy do SXH là 42 ca, trong đó có 24/42 ca là trẻ từ 15 tuổi trở xuống.
Riêng tại TP.HCM tính đến ngày 29/6/2022 số ca mắc tích lũy là 20.952 ca, tăng 172,5% cùng kỳ năm 2021. Trong đó có 10 ca tử vong do SXH, trong đó huyện Củ Chi có 3 ca, huyện Bình Chánh có 2 ca, quận Bình Tân 2 ca, huyện Hóc Môn 1 ca, Quận 11 có 1 ca, Thủ Đức có 1 ca. Số ổ dịch tích lũy đến ngày 29.6 tại TP.HCM là 1.111 ổ dịch.
Các quận huyện có số ca mắc cao gồm Bình Tân, Bình Chánh, Quận 12, Hóc Môn, thành phố Thủ Đức, Củ Chi, Tân Phú. Dự báo các quận huyện trên sẽ có nguy cơ bùng phát dữ dội SXH trên địa bàn nếu không quyết liệt triển khai các giải pháp chống dịch ngay từ bây giờ.
Đại diện Sở Y tế TP.HCM cho biết, hiện ngành y tế đã và đang triển khai quyết liệt công tác phòng, chống SXH, tập huấn công tác giám sát, điều tra xử lý ca bệnh, ổ dịch SXH và điểm nguy cơ cho các Trung tâm Y tế, Trạm Y tế. Thành lập đoàn kiểm tra giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh SXH tại các quận, huyện định kỳ hàng tuần, ưu tiên hỗ trợ giám sát tại các quận, huyện có ca SXH tăng ca và có trường hợp tử vong như quận 8, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi, thành phố Thủ Đức.
Đồng thời tăng cường thực hiện truyền thông phòng, chống SXH; có văn bản gửi các sở, ngành, cơ quan, đơn vị để cùng phối hợp tăng cường truyền thông phòng, chống SXH cho người dân trên địa bàn. Đáng chú ý, ngành y tế TP.HCM đang kiểm soát điểm nguy cơ phòng chống dịch bệnh SXH được chia thành 3 nhóm với 19 loại hình. Trong đó nhóm 1 có 6.456 điểm nguy cơ, nhóm 2 có 5.560 điểm nguy cơ và nhóm 3 có 865 điểm nguy cơ. Tính đến ngày 23/6/2022 đã có 82 điểm nguy cơ nhóm 3 được xóa.
Nhân viên y tế đang điều trị bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết tại TP.HCM. |
Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị bệnh SXH tại các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố, Hội Y học TP.HCM cùng với Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Bệnh viện Nhi Đồng 2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã tổ chức tổ chức 15 lớp tập huấn cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh SXH với khoảng 3.600 bác sĩ, điều dưỡng tham dự.
Ngành y tế Thành phố cũng xây dựng hướng dẫn điều trị SXH trên thai phụ và có kế hoạch tổ chức kiểm tra công tác chẩn đoán và điều trị SXH ở các cơ sở khám, chữa bệnh đặc biệt là hệ thống phòng khám tư nhân. Đảm bảo chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc dự phòng (dịch truyền, dung dịch cao phân tử, máu và các chế phẩm của máu..) để kịp thời cho điều trị SXH.
Bên cạnh đó, TP.HCM cũng lên kế hoạch đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cho tất cả các quận, huyện có thể chủ động tổ chức buổi phun hóa chất chống dịch SXH, đảm bảo bao phủ toàn bộ phạm vi cần xử lý gồm 3 máy phun lớn trên xe, 8 máy phun đeo vai cho tuyến thành phố và 19 máy phun ULV lớn, 378 máy phun đeo vai cho tuyến quận, huyện, phường, xã. Hóa chất được cấp đầy đủ hàng tháng hoặc đột xuất dựa vào thực tế xử lý của mỗi địa phương.
Trước diễn biến dịch SXH gia tăng số ca mắc và tử vong, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu địa phương, đơn vị, UBMT Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp cần nhận thức đầy đủ và có ý thức trách nhiệm về nguy cơ bùng phát dịch SXH; xem đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách để tập trung tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và có biện pháp thực hiện hiệu quả.
Đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông đến từng cơ quan, đơn vị, hộ gia đình nhằm nâng cao nhận thức và thực hiện triệt để các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng gắn với thực hiện vệ sinhn môi trường từng nơi cụ thể.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cũng giao Ban cán sự đảng UBND TP.HCM chỉ đạo UBND Thành phố chỉ đạo Sở Y tế tăng cường theo dõi, nắm chắc tình hình, diễn biến của dịch bệnh, dự báo các tình huống có thể xảy ra, có hướng xử lý kịp thời và cụ thể; khuyến cáo người dân tự phát hiện và theo dõi các triệu chứng liên quan bệnh và kịp thời chuyển lên tuyến trên các trường hợp có dấu hiệu trở nặng. Chỉ đạo các cơ quan tham mưu nghiên cứu đề xuất kiến nghị của Sở Y tế về thành lập Trung tâm mua sắm tập trung trang thiết bị, vật tư y tế khám thuốc chữa bệnh trực thuộc UBND Thành phố theo quy đinh.
Ngày 30/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP.HCM về công tác phòng, chống dịch SXH. Tại đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, việc phát động người dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện tổng vệ sinh phải liên tục, không chỉ 1-2 đợt. Đối với công tác điều trị, bệnh viện các tuyến, các tỉnh phải bảo đảm đầy đủ thuốc, dịch truyền điều trị kịp thời cho bệnh nhân SXH, hạn chế chuyển tuyến trên, chuyển lên TP.HCM. Theo Giám đốc Bệnh viện nhiệt đới TP.HCM Nguyễn Thành Dũng: Từ tháng 4-6/2022 số bệnh nhân mắc SXH điều trị nội, ngoại trú tại bệnh viện tăng gấp 4 lần, trong đó số bệnh nhân nhập viện có tới một nửa là bị SXH. Dự báo đỉnh dịch sẽ rơi vào khoảng tháng 8, tháng 9 năm nay khi Thành phố trải qua mùa mưa.
|
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22