Đơn giản hóa ít nhất 30% thủ tục hành chính cho doanh nghiệp

Sáng 27/2, diễn ra Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước với chủ đề "Nhiệm vụ, giải pháp góp phần tăng trưởng kinh tế 2 con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững".
Gắn kết doanh nghiệp và người lao động từ hoạt động chăm lo Thương hiệu chăm sóc gia đình Singapore gia nhập thị trường Việt Nam với chiến lược mở rộng thị trường

Sẽ bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cho biết, mục tiêu đặt ra trong năm nay là đạt mức tăng trưởng tối thiểu 8% GDP.

Tại hội nghị, Thường trực Chính phủ sẽ làm việc với các doanh nghiệp Nhà nước để lắng nghe, trao đổi, thảo luận về cơ chế, chính sách và các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Mục tiêu là khai thác tối đa các nguồn lực, đổi mới động lực tăng trưởng và thúc đẩy những động lực tăng trưởng mới, góp phần đưa nền kinh tế tăng tốc, bứt phá trong năm 2025, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

"Cần thẳng thắn nêu lên những khó khăn, vướng mắc cũng như những vấn đề cần sự hỗ trợ từ Chính phủ để tạo thêm động lực cho doanh nghiệp Nhà nước trong việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn", Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.

Đơn giản hóa ít nhất 30% thủ tục hành chính cho doanh nghiệp
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu khai mạc Hội nghị - Ảnh: VGP/Đình Hải

Phó Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Nhà nước mạnh dạn đề xuất những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại để Chính phủ có thể tập trung tháo gỡ. Với những vấn đề thuộc thẩm quyền, Chính phủ sẽ trực tiếp giải quyết; đối với những vấn đề vượt thẩm quyền, chúng tôi sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý kịp thời.

Mục tiêu đặt ra là: Ít nhất 30% thủ tục hành chính sẽ được đơn giản hóa hoặc cắt giảm; chi phí sản xuất, kinh doanh giảm khoảng 3%; các chi phí khác như chi phí tuân thủ quy định, chi phí không chính thức cũng cần được giảm thiểu; ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết sẽ bị bãi bỏ.

"Chúng ta cần phấn đấu để trong vòng 2 - 3 năm tới, môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN", Phó Thủ tướng cho biết.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các doanh nghiệp Nhà nước cần đưa ra giải pháp để phát huy vai trò tiên phong, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các tập đoàn, tổng công ty tư nhân lớn trong các lĩnh vực mà đất nước đang cần.

Những lĩnh vực trọng yếu này bao gồm năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo (AI), chuyển đổi số, cũng như các ngành kinh tế đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy mô hình tăng trưởng mới. Đặc biệt, cần tập trung vào việc khai thác và phát huy những động lực tăng trưởng mới, tạo đột phá về công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Các doanh nghiệp Nhà nước cũng cần thể hiện trách nhiệm xã hội thông qua các chương trình hỗ trợ cộng đồng như xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát, phát triển nhà ở xã hội, đồng hành cùng người dân trong phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai.

Đơn giản hóa ít nhất 30% thủ tục hành chính cho doanh nghiệp
Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Đình Hải

"Chính phủ mong muốn lắng nghe những hiến kế cụ thể để Chính phủ có thể triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025", Phó Thủ tướng nói và khẳng định, Chính phủ cam kết luôn sát cánh, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng, sẵn sàng hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư.

Doanh nghiệp chắc chắn phải vươn ra nước ngoài

Tại hội nghị, ông Lê Ngọc Sơn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cho biết, năm 2024, doanh thu của tập đoàn lần đầu vượt 1 triệu tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước đạt 165.600 tỷ đồng; đầu tư đạt trên 38.000 tỷ đồng, tăng 49% so với năm 2023.

Đến hết năm 2024, Petrovietnam đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu tài chính kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 và vượt từ 6-32% so với kế hoạch Thủ tướng giao. Dự kiến hết năm 2025, PVN sẽ hoàn thành và vượt toàn diện 13/13 chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm.

Nêu kiến nghị với Thường trực Chính phủ, ông Lê Ngọc Sơn cho rằng, cần sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành để thể chế hóa thành các cơ chế, chính sách cụ thể mà trước hết là sửa đổi ngay trong điều lệ và quy chế tài chính của Petrovietnam.

Đơn giản hóa ít nhất 30% thủ tục hành chính cho doanh nghiệp
Ông Lê Ngọc Sơn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Đình Hải

Đối với các quy định về phân cấp, chủ trương đầu tư tại dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, ông Sơn mong muốn có phân cấp rõ ràng theo số tuyệt đối hoặc theo tỉ lệ trên vốn điều lệ và phân cấp mạnh hơn cho doanh nghiệp.

Từ đây, Petrovietnam đề xuất theo một trong 3 phương án. Thứ nhất, doanh nghiệp quyết định đầu tư đối với tổng mức đầu tư đến 5.000 tỷ đồng, hoặc 50% vốn điều lệ. Thứ 2, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định chủ trương đầu tư đến 10.000 tỷ đồng. Thứ 3, Thủ tướng Chính phủ chủ trương đầu tư trên 10.000 tỷ đồng.

Lãnh đạo tập đoàn cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ủy quyền phê duyệt đối với một số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.

Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp viễn thông Quân đội (Viettel) cho hay, muốn tăng trưởng 8% và tăng trưởng 2 con số trong các năm tiếp theo, cần có những cái mới và phải được đầu tư ngay từ bây giờ. Các công trình nghiên cứu có thể thành công hay không thì ngay từ bây giờ, cần có thử nghiệm, đánh giá, cần có những doanh nghiệp mạnh dạn áp dụng cái mới.

Viettel cho rằng chắc chắn phải vươn ra nước ngoài, điều này không hề dễ và cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ.

Cũng phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, với mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên theo Nghị quyết số 25 của Chính phủ, tập đoàn dự kiến nhu cầu điện sẽ tăng trưởng tương ứng 12-13% so với năm 2024.

Đơn giản hóa ít nhất 30% thủ tục hành chính cho doanh nghiệp
Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn công nghiệp viễn thông Quân đội (Viettel) phát biểu - Ảnh: VGP/Đình Hải

"Đây là thách thức rất lớn với EVN nói riêng và các doanh nghiệp tham gia vào ngành điện nói chung trong việc đảm bảo cung ứng đủ điện trong năm 2025 và các năm tới", ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cho biết, EVN đã chủ động xây dựng và chuẩn bị sẵn sàng các phương án cung ứng đủ điện trong trường hợp nhu cầu điện năm 2025 tăng trưởng 12-13% tương ứng với mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.

Đồng thời, tập đoàn cũng tiếp tục đổi mới toàn diện, sắp xếp tổ chức bộ máy của toàn EVN theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Tại hội nghị này, Tổng Giám đốc EVN nêu kiến nghị về việc Chính phủ sớm hiện thực hóa, đổi mới và cải cách thể chế pháp luật, có cơ chế chính sách, tạo không gian phát triển mới cho các doanh nghiệp Nhà nước.

"Riêng lĩnh vực về phân cấp đầu tư, có thể xem xét theo Luật Doanh nghiệp. Vì hiện nay các dự án của EVN phần lớn là trên 5.000 tỷ đồng, những dự án dưới 5.000 tỷ đồng rất ít, nên có thể xem xét tạo điều kiện hợp lý cho doanh nghiệp để doanh nghiệp chủ động trong đầu tư sản xuất", ông Tuấn nói.

Đặc biệt, việc đổi mới theo Nghị quyết phát triển khoa học và công nghệ, lãnh đạo EVN cho hay hiện nay EVN rất muốn đồng hành cùng với Viettel, VNPT hay FPT để thực hiện chuyển đổi số.

"Tuy nhiên, còn những quy định trong Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư khiến cho việc hợp tác chưa được cụ thể. Vì thế chúng tôi mong muốn, cần có quy định rõ ràng trong thể chế để thực hiện việc hợp tác trên", ông Tuấn nói thêm.

Tập trung xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết năm 2025, ngoài việc tăng tốc, bứt phá, về đích của nhiệm kỳ, còn là năm Tổng Công ty tập trung cao độ để triển khai thực hiện các nội dung liên quan về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Phát huy những thành quả đạt được trong thời gian qua, Tổng công ty sẽ tập trung thực hiện nhóm giải pháp cho đường sắt hiện hữu về vận tải, công nghiệp, hạ tầng, khai thác tài sản…

Đơn giản hóa ít nhất 30% thủ tục hành chính cho doanh nghiệp
Ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Đình Hải

Đặc biệt, về nhóm giải pháp cho đường sắt mới, đường sắt tốc độ cao, ngoài việc phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và các dự án đường sắt khác; Tổng công ty cần tập trung triển khai ngay các nhiệm vụ tại các Nghị quyết 172, 187 của Quốc Hội, đó là:

"Tổng công ty Đường sắt Việt nam tiếp nhận quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng và tổ chức vận hành, khai thác; huy động các doanh nghiệp khác đầu tư phương tiện; tiếp tục tái cơ cấu, xây dựng mô hình quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng bảo đảm thống nhất, hiện đại, hiệu quả; tham gia phát triển công nghiệp đường sắt".

Qua nghiên cứu quy mô thị trường đường sắt, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, sau khi làm việc với các đối tác liên quan trong và ngoài nước; Tổng công ty đề xuất việc xây dựng và phê duyệt sớm 3 đề án: Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam theo hướng có các tổng công ty con về hạ tầng, vận tải, công nghiệp, và học viện đào tạo. Với năng lực phù hợp để xứng tầm với một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, thực hiện nhiệm vụ mà Nghị quyết 172, 187 của Quốc hội đã giao.

Đề án đào tạo phát triển nguồn nhân lực đường sắt cả cho đường sắt tốc độ cao, đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và đường sắt Đô thị: Dự kiến nhu cầu nhân lực cho công tác quản lý, khai thác, bảo trì tuyến đường sắt mới là 16.000 lao động với chi phí đào tạo dự kiến 10.000 tỷ đồng;

Đề án về phát triển công nghiệp và chuyển giao công nghệ: Dự kiến nhu cầu đóng mới thiết bị phương tiện đầu máy toa xe giai đoạn 2030 - 2050 cho Đường sắt hiện tại, các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao, đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng như sau: 261 đầu máy, 1.100 toa xe đường sắt tốc độ cao, 1.000 toa xe khách, 7.000 toa xe hàng, 1.500 toa xe đường sắt đô thị…

Theo lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam rất cần 1 đề án phát triển công nghiệp cho tất cả các loại hình đường sắt. Năm 2025, Tổng công ty mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ, hiệu quả của các tập đoàn, doanh nghiệp, các địa phương nơi có đường sắt đi qua…

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, doanh nghiệp nhà nước nắm giữ nguồn lực lớn về vốn, tài sản, công nghệ, nhân lực chất lượng cao, đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước.

Trong giai đoạn 2021 - 2023, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước duy trì nắm giữ khoảng 7% tổng tài sản và 10% vốn chủ sở hữu của toàn bộ doanh nghiệp trên thị trường.

Các doanh nghiệp Nhà nước đóng góp khoảng 28% thu ngân sách Nhà nước; thu hút khoảng 0,7 triệu lao động, chiếm khoảng 7,3% lao động của toàn bộ khu vực doanh nghiệp.

Năm 2024, tổng doanh thu của doanh nghiệp Nhà nước ước đạt 1.659.034 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2023. Kế hoạch năm 2025 là 1.085.441 tỷ đồng. Lãi phát sinh trước thuế thu nhập doanh nghiệp ước đạt 126.647 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2023. Kế hoạch năm 2025 là 109.339 tỷ đồng. Thuế và các khoản đã nộp ngân sách Nhà nước năm 2024 là 102.778 tỷ đồng.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển do quy chế tuyển sinh có nhiều thay đổi. Việc này góp phần mở rộng cơ hội vào đại học cho các học sinh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những tổ hợp “lạ” - không có môn học cốt lõi liên quan đến ngành đào tạo - khiến học sinh, phụ huynh băn khoăn.
Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Nghị định của Chính phủ, bộ Luật Hình sự, Luật An ninh mạng… đều quy định rất rõ các chế tài xử lý hành vi xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Thậm chí việc đưa ảnh, chuyện đời tư người khác lên các nền tảng mạng xã hội khi chưa được sự cho phép cũng bị xử phạt rất nặng. Chế tài đã có, nhưng chuyện xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự người khác vẫn đều đều xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Rạng sáng ngày 2/4/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ 2 phương tiện thủy có hành vi khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Khi bạn trai quen qua mạng xã hội rủ đầu tư tiền ảo, chị T (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tin tưởng và bị chiếm đoạt gần 9 tỷ đồng.
Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Thời gian tới, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân xác định sẽ duy trì các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở và người lao động.
LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Quý II/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tiếp tục cụ thể hóa, đa dạng các hoạt động theo chủ đề công tác năm 2025 đã đề ra, đó là: “Tận tâm chăm lo, vững vàng bảo vệ, phát huy sức mạnh đoàn kết và phát triển tổ chức Công đoàn”.
Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại Hà Nội với sự tham gia của trên 30 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh nhiều vị trí đa dạng ngành nghề.

Tin khác

Phó Thủ tướng yêu cầu Hà Nội có lộ trình giảm dần xe máy, thu phí ô tô vào nội đô

Phó Thủ tướng yêu cầu Hà Nội có lộ trình giảm dần xe máy, thu phí ô tô vào nội đô

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu thành phố Hà Nội tăng cường các biện pháp kiểm soát và giảm ùn tắc giao thông. Xây dựng lộ trình giảm dần xe máy trong nội đô, thu phí ô tô vào khu vực trung tâm trong giờ cao điểm để hạn chế số lượng xe cá nhân trên một số tuyến đường.
Phải phân định được thẩm quyền của cấp xã khi bỏ cấp huyện

Phải phân định được thẩm quyền của cấp xã khi bỏ cấp huyện

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho rằng việc tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp thì quan trọng nhất là phân định được thẩm quyền, thẩm quyền của cấp huyện sau khi bỏ đi thì cái gì lên trên tỉnh, cái gì xuống cấp xã. Cần phân cấp cụ thể những nội dung từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các bộ chuyên ngành cho cấp tỉnh.
Ngày mai (2/4), Bảo hiểm xã hội Khu vực I chi trả lương hưu, trợ cấp qua tài khoản

Ngày mai (2/4), Bảo hiểm xã hội Khu vực I chi trả lương hưu, trợ cấp qua tài khoản

Ngày mai (2/4), Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I sẽ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho người hưởng qua tài khoản cá nhân. Dự kiến, sẽ có 595.085 người được chi trả, với số tiền hơn 4.025 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát các dự án đầu tư tồn đọng kéo dài

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát các dự án đầu tư tồn đọng kéo dài

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.
Đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia

Đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia là quỹ tài chính ngoài ngân sách Nhà nước do Chính phủ thành lập, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.
Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Từ 31/3, Đội cứu hộ, cứu nạn của Việt Nam sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn ở các nơi bị ảnh hưởng động đất tại Myanmar.
Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết: 10/35 BHXH khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới từ ngày 1/4/2025 do đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ.
Bộ Chính trị kết luận về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Bộ Chính trị kết luận về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Ngày 28/3/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký Kết luận số 134-KL/TW (Kết luận số 134) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư

Hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư

Chiều 28/3, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Tạp chí Pháp luật và Phát triển (Hội Luật gia Việt Nam) tổ chức Hội nghị thông tin về Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư”.
Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Myanmar sau trận động đất mạnh 7,7 độ

Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Myanmar sau trận động đất mạnh 7,7 độ

Chiều 28/3/2025, một trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra ở miền Trung Myanmar, khiến nhiều người bị thương, nhiều công trình ở Myanmar và Thái Lan bị hư hại.
Xem thêm
Phiên bản di động