Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Thủ đô trong tình hình mới

(LĐTĐ) Để Công đoàn Thủ đô thực sự là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng bộ Thành phố; là cầu nối, giữ mối liên hệ mật thiết giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền với công nhân, người lao động; xứng đáng là tổ chức đại diện lớn nhất, trung tâm tập hợp, đoàn kết công nhân và người lao động… Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 35-KH/TU nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.
Động viên lực lượng nơi tuyến đầu chống dịch Tự hào về lịch sử, tiếp bước tới tương lai Chủ động thích ứng, đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Thủ đô trong tình hình mới

Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu và nội dung nêu trong Nghị quyết, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội về vị trí, vai trò của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Xây dựng tổ chức Công đoàn và đội ngũ công nhân lao động Thủ đô ngày càng lớn mạnh, hiện đại, đảm bảo số lượng, chất lượng, trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Thủ đô trong tình hình mới
Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường (thứ 2 từ trái sang) trao hỗ trợ cho lực lượng y tế tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19.

Đặc biệt, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, trước hết là người đứng đầu gương mẫu triển khai, quán triệt, thực hiện Nghị quyết và kế hoạch của Thành ủy, gắn với thực hiện 10 Chương trình công tác của Đảng bộ Thành phố (khóa XVII) và Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 27/2/2012 của Thành ủy Hà Nội.

Kế hoạch nêu rõ chỉ tiêu đến năm 2025: Phấn đấu toàn Thành phố có khoảng 750.000 đoàn viên Công đoàn; hầu hết doanh nghiệp có từ 25 công nhân, lao động trở lên thành lập được tổ chức Công đoàn cơ sở; ít nhất 80% trở lên doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể;

Đến năm 2023 phấn đấu có khoảng 680.000 đoàn viên Công đoàn, mỗi năm thành lập mới ít nhất 400 Công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước, 75% trở lên doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn thương lượng, ký kết được Thỏa ước lao động tập thể, trong đó ít nhất 45% Thỏa ước lao động tập thể xếp loại chất lượng từ B trở lên.

Đến năm 2030, phấn đấu đạt 1 triệu đoàn viên Công đoàn; có từ 90% trở lên người lao động trong các doanh nghiệp có Công đoàn là đoàn viên Công đoàn; những nơi chưa có tổ chức đại diện người lao động thì phần lớn người lao động được tập hợp, tham gia một số hoạt động của Công đoàn; trên 85% đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn ký kết được Thỏa ước lao động tập thể.

Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Thủ đô trong tình hình mới
Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động Thành phố Đặng Thị Phương Hoa cùng lãnh đạo Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội trao hỗ trợ cho công nhân khó khăn, bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.

Đến năm 2045, hầu hết người lao động tại cơ sở là đoàn viên Công đoàn; trên 99% doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn ký kết được Thỏa ước lao động tập thể.

Để đạt những kết quả trên, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã đề ra một số giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể, một là tổ chức nghiên cứu, phổ biến, quán triệt Nghị quyết, trong đó nêu rõ, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, Bí thư các Đảng bộ trực thuộc Thành ủy, người đứng đầu cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị Thành phố… chủ trì, trực tiếp chỉ đạo việc triển khai thực hiện.

Hai là, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tập hợp, vận động đoàn viên, người lao động; tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở.

Ba là, tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn chuyên nghiệp, đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, bên cạnh xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn Thủ đô đảm bảo về đủ số lượng thì cần nâng cao chất lượng, có bản lĩnh, trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín, có năng lực đối thoại, tập hợp và đoàn kết người lao động.

Bốn là, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động tổ chức Công đoàn Việt Nam đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Trong đó, Thành ủy Hà Nội yêu cầu đổi mới phải mạnh mẽ, thực chất hơn; đặc biệt là Công đoàn phải đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động; lấy cơ sở là địa bàn, người lao động là trung tâm.

Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Thủ đô trong tình hình mới
Các cấp Công đoàn Thủ đô chú trọng và đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở.

Năm là, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với tổ chức và hoạt động Công đoàn. Sáu là, xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.

Bảy là, hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội với Công đoàn.

Với kế hoạch này, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội giao Đảng đoàn Liên đoàn Lao động Thành phố phối hợp với Ban Dân vận Thành ủy xây dựng các đề án, chương trình thực hiện Nghị quyết trong hệ thống Công đoàn Thủ đô; phối hợp với các quận, huyện, Thị ủy, Đảng ủy trực thuộc Thành ủy ký kết quy chế phối hợp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về hoạt động Công đoàn, công tác tổ chức cán bộ và phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

(LĐTĐ) Sáng nay (29/3), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 15), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố.
3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quý I/2024, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng so với cùng kỳ; đảm bảo cân đối chi ngân sách. GRDP quý I/2024 tăng 5,5%, các ngành duy trì tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ.
Hà Nội: Đề xuất cho 5 quận hỗ trợ 10 huyện, thị xã trên 213 tỷ đồng

Hà Nội: Đề xuất cho 5 quận hỗ trợ 10 huyện, thị xã trên 213 tỷ đồng

(LĐTĐ) Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đề xuất cho phép 5 quận (Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Bắc Từ Liêm) hỗ trợ 10 huyện, thị xã (Ba Vì, Sóc Sơn, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Sơn Tây, Phúc Thọ, Quốc Oai, Phú Xuyên, Chương Mỹ) giai đoạn 2024 - 2025 với kinh phí trên 213 tỷ đồng cho 19 dự án.
Hà Nội: Chú ý việc đặt tên và sử dụng tài sản khi sáp nhập xã, phường

Hà Nội: Chú ý việc đặt tên và sử dụng tài sản khi sáp nhập xã, phường

(LĐTĐ) Phát biểu tại Hội nghị giao ban quý I/2024 giữa lãnh đạo thành phố Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh lưu ý, việc sắp xếp các đơn vị hành chính, cần đặc biệt chú ý đến việc đặt tên các đơn vị hành chính mới cũng như có kế hoạch sử dụng tài sản sau sáp nhập.
Hà Nội sẽ bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội sẽ bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Kế hoạch số 88/KH-UBND về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Hà Nội: Gần 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2024

Hà Nội: Gần 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2024

(LĐTĐ) Chiều nay (20/3), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức lễ phát động và ra lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” của thành phố Hà Nội năm 2024.
Đảm bảo triển khai 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông tại Hà Nội

Đảm bảo triển khai 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông tại Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 19/3, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn và Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) Ngô Hải Phan đồng chủ trì cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Nghị định Chính phủ quy định việc thực hiện 2 nhóm thủ tục hành chính (TTHC) liên thông.
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân biết đến Đại hội của Mặt trận

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân biết đến Đại hội của Mặt trận

(LĐTĐ) Làm việc với huyện Thanh Oai về công tác tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) huyện, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đề nghị huyện cần quan tâm, đẩy mạnh tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội để nhân dân biết đến Đại hội của Mặt trận.
Phiên họp thứ Nhất của Tiểu ban Phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

Phiên họp thứ Nhất của Tiểu ban Phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Chiều 18/3, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội, lần thứ XVIII, tổ chức phiên họp thứ Nhất. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến, Trưởng Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội, lần thứ XVIII, chủ trì hội nghị.
Xem thêm
Phiên bản di động