Năm học 2016 - 2017:

Đổi mới để phát triển

Đúng 7h30 ngày 5.9.2016, gần 23 triệu học sinh, sinh viên (HS, SV) cả nước tưng bừng tham dự lễ khai giảng năm học mới 2016 - 2017.
doi moi de phat trien Cần chú trọng giáo dục đạo đức, lý tưởng sống cho học sinh
doi moi de phat trien Hà Nội hân hoan Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường!

Đây là năm học đầu tiên, các trường trên toàn quốc thực hiện việc tổ chức lễ khai giảng vào cùng một thời điểm với nghi lễ ngắn gọn, trang trọng; là năm thứ 3 ngành Giáo dục - Đào tạo (GDĐT) đẩy mạnh thực hiện "Đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế".

Đổi mới để phát huy tối đa năng lực HS, SV

Theo Bộ GDĐT, năm học này cả nước có trên 4,87 triệu HS mầm non, trên 15,7 triệu HS phổ thông các cấp, hơn 315.000 HS trung cấp và trên 2,1 triệu sinh viên các trường ĐH,CĐ theo học tại 45 nghìn cơ sở giáo dục, tăng 400 cơ sở so với năm học trước. Đây cũng là năm thứ 3 ngành GDĐT đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ về "Đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế" với một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra với các nhà trường là tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vào thực tế và đổi mới cách thức đánh giá kết quả nhằm phát huy tối đa năng lực HS, SV.

doi moi de phat trien
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Bộ trưởng Bộ GDĐT, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội tặng quà cho học sinh khiếm thị Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu nhân dịp năm học mới.

Cụ thể, ở bậc mầm non, bên cạnh việc phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ đồng thời tăng cường quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. Với bậc tiểu học, ngành giáo dục sẽ tiếp tục triển khai mở rộng các mô hình, biện pháp giáo dục mới như mô hình trường tiểu học mới, áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột, dạy học thông qua di sản… Bộ cũng đổi mới về cách kiểm tra đánh giá với học sinh tiểu học theo hướng đánh giá năng lực học sinh, kết hợp với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học.

Việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá cũng được thực hiện ở bậc THCS và THPT theo hướng đánh giá năng lực người học. Đặc biệt ở bậc THPT, Bộ đã thực hiện hiệu quả việc tổ chức kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia với mục tiêu “hai trong một”, kết quả vừa để xét công nhận tốt nghiệp, vừa có thể dùng làm cơ sở tuyển sinh đại học. Với giáo dục nghề nghiệp, năm học này, Bộ tiếp tục tập trung chỉ đạo quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu về nhân lực của xã hội. Còn bậc CĐ, ĐH sẽ được tăng cường các quyền tự chủ theo quy định của Luật Giáo dục Đại học như tự chủ trong tuyển sinh, tài chính… Ngoài ra, Bộ cũng đặt việc tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp, giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất, sức khỏe… cho học sinh là một nhiệm vụ trọng tâm của năm học mới.

Đổi mới phụ thuộc vào chất lượng giáo viên

Để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đổi mới trong cách dạy và học, kiểm tra đánh giá theo hướng tăng cường năng lực cho HS thì một nhiệm vụ hết sức nặng nề khác của ngành giáo dục được đặt ra trong năm học mới là công tác chuẩn bị về nhân lực. Cụ thể, ngoài các vấn đề về tăng cường đội ngũ đã triển khai hằng năm, năm học này, ngành giáo dục có thêm nhiệm vụ quan trọng là rà soát, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu giáo dục trong tình hình mới.

Phát biểu tại lễ khai giảng năm học mới 2016-2017 tại Trường PTTH Hà Nội - Amsterdam, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang cho biết, năm học mới 2016 - 2017 có ý nghĩa quan trọng nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020. Trên tinh thần đó, Chủ tịch Nước yêu cầu nhà trường cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, chú trọng giáo dục đạo đức, lý tưởng sống, kỹ năng sống, ý chí vươn lên. Đồng thời quan tâm rèn luyện kỹ năng tự học, tính tự lập, chủ động sáng tạo, phát triển tư duy trong học tập, tạo thói quen nghiên cứu, vận dụng kiến thức vào cuộc sống, tích cực phấn đấu để trở thành những công dân tốt, thành đạt, yêu quê hương, đất nước. Chủ tịch Nước Trần Đại Quang yêu cầu nhà trường cần “Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy. Mỗi thày giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhà trường cần nhận thức rõ trách nhiệm nặng nề, nhưng rất vẻ vang của mình đối với việc dạy “chữ”, dạy “người”; tâm huyết, say mê với nghề nghiệp, thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, giữ vững chữ “đạo”, dồi dào chữ “tâm”; duy trì trật tự, kỷ cương, kỷ luật, xây dựng nền nếp tự quản, tự giác, nếp sống văn hóa, không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; là người truyền cảm hứng, thắp lên ngọn lửa đam mê học tập, khơi dậy tình yêu, khát khao cống hiến cho quê hương, đất nước, thực sự là những tấm gương sáng để học sinh noi theo”.

Đặng Tiến (ghi)

Đây là vấn đề được các chuyên gia giáo dục đánh giá khá nan giải. Đặc biệt, trong năm học 2016 - 2017, ngành GDĐT xác định, nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm học mới này là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Quyết định thành hay bại của sự nghiệp đổi mới giáo dục phụ thuộc vào hơn 1,3 triệu thầy cô giáo. Bởi theo Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ, phần lớn các thày, cô đều tâm huyết với nghề với ngành, nhưng tâm huyết chưa đủ mà phải cần có năng lực, kiến thức để đáp ứng được các quy chuẩn dạy và học theo phương pháp tiếp cận năng lực học sinh mà ngành đang hướng tới.

Đồng quan điểm trên, phát biểu tại lễ khai giảng năm học mới với thày và trò Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết: “ Tôi rất xúc động khi đọc những bài báo viết về tấm gương các thày, cô giáo của Trường Nguyễn Đình Chiểu. Đó là cô Nguyễn Thúy Hà, Trương Thúy Hằng… và đặc biệt là thầy Phạm Đình Thắng – một thày giáo mù, nhưng luôn tận tâm với HS của mình. Thày là Lục Vân Tiên của thời nay. Làm thày, cô giáo của HS bình thường đã khó, dạy cho những HS khiếm thị càng khó hơn khi cần nhiều hơn sự yêu thương, đồng cảm và cả sự kiên nhẫn cũng như đức hy sinh rất lớn. Các thày, cô thực sự như người cha, người mẹ thứ hai của mỗi em HS”.

Thủ tướng cũng bày tỏ quan điểm: “Đội ngũ giáo viên là nhân tố động lực để chấn hưng nền giáo dục. Vì vậy, tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm của ngành giáo dục khi chọn giải pháp đột phá trong năm học này là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên”. Đồng thời, Thủ tướng cũng nhấn mạnh: “Lòng yêu thương và nhân ái làm nên phẩm giá của con người. Vì thế, vai trò của các thày, cô vô cùng quan trọng và cùng với gia đình, nhà trường, xã hội sẽ giáo dục các em trở thành con người có ích cho xã hội và cộng đồng cũng như góp phần chấn hưng giáo dục nước nhà”.

Theo lãnh đạo Bộ GDĐT, năm học 2016 - 2017, Bộ sẽ tập trung triển khai 5 giải pháp, trong đó giải pháp có tính đột phá quan trọng là cơ chế, chính sách và đào tạo đội ngũ cán bộ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Cụ thể, ngành sớm rà soát, sửa đổi và bổ sung hoặc thay thế, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế những văn bản quy phạm phát luật có liên quan, nhưng không còn phù hợp với thực tiễn, không đáp ứng được các yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện GD ĐT; tăng cường giao quyền chủ động cho các địa phương trong quản lý giáo dục; các cơ sở giáo dục và giáo viên trong việc xây dựng, thực hiện các kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của HS, SV; tăng cường đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp theo chuẩn/ tiêu chuẩn ban hành, từ đó có kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý đạt chuẩn; tăng cường gắn kết giữa các cơ sở đào tạo sư phạm với các địa phương trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên… “ Đổi mới giáo dục không phải là nay đổi mới, mai sẽ có kết quả ngay. Đổi mới là quá trình liên tục. Vì thế, để hiệu quả, cần phải có lộ trình và bước đi phù hợp, vững chắc. Có chuẩn bị tốt thì càng ngày sẽ càng tạo ra nền tảng tốt. Bởi có những đổi mới chỉ trong ngày một ngày hai sẽ thấy hiệu quả ngay, nhưng cũng có những đổi mới phải chục năm sau mới có kết quả” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định.

Dự lễ khai giảng năm học mới 2016-2017 tại Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “ Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu là mô hình đào tạo thành công khi đã cho thấy người khiếm thị và người bình thường đều được tiếp cận với giáo dục một cách bình đẳng. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi biểu dương những việc mà nhà trường đã làm được trong suốt 34 năm qua. Nhà trường đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình bằng tình yêu thương sâu sắc của con người dành cho các em HS. Nhà trường đã xây dựng được một môi trường thân thiện, sâu sắc và đầy tính nhân văn để trẻ khuyết tật và trẻ bình thường trở thành bạn bè của nhau, môi trường ấy rất đáng trân trọng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi ở Việt Nam có trên 2 triệu người khiếm thị, khuyết tật đã và đang cần được hòa nhập với cộng đồng để vươn lên trong cuộc sống, trở thành những con người có ích cho gia đình và xã hội”. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, việc tôn trọng và giúp đỡ người khiếm thị không chỉ đơn thuần là chính sách xã hội mà còn là nguồn động lực góp phần xây dựng đất nước tốt đẹp hơn khi bước vào thế kỷ của tri thức trong tương lai.

Kim Thoa (ghi)

Tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Hà Nội (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) - ngôi trường dân tộc nội trú duy nhất của Thủ đô, đồng chí Hoàng Trung Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã đến dự lễ khai giảng năm học mới 2016-2017 và chung vui với thày, trò nhà trường. Trong năm học này, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Hà Nội tiếp nhận mới 107 học sinh vào lớp 6 và 140 học sinh vào lớp 10, nâng tổng số học sinh của nhà trường lên 771 em, bao gồm cả học sinh khối THCS và THPT. Tất cả đều là con em đồng bào người dân tộc thiểu số được tuyển sinh về từ khắp 14 xã miền núi của thành phố Hà Nội. Phát biểu tại lễ khai giảng của Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Hà Nội, khẳng định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải mong muốn mỗi thày, cô giáo Trường Dân tộc nội trú hãy cùng cố gắng, nỗ lực hơn nữa nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Các em học sinh cố gắng thi đua học tập, rèn luyện tốt; thực hiện tốt phương châm học đi đôi với hành, luôn xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, là những người bạn tốt của nhau; luôn quan tâm giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống để cùng nhau tiến bộ; xứng đáng với sự mong đợi của Bác Hồ kính yêu.

X.Sinh (ghi)

Cũng trong sáng 5.9, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã đến dự, chung vui với thày trò Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ của quận Hà Đông. Tại buổi lễ, thày giáo Nguyễn Hoàng Kim - Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ cho biết, năm học 2016-2017, trường có 1.528 học sinh, trong đó học lực giỏi 1.420 em, đạt tỉ lệ 92,94%; học lực khá 108 em, tỉ lệ 7,06%; 99,48% học sinh xếp loại đạo đức tốt. Các thày, cô giáo của trường cũng đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi của giáo viên như: Giáo viên dạy giỏi cấp THPT thành phố Hà Nội, thi dạy học theo chủ đề tích hợp nhiều môn học cấp THPT Thành phố, hội thi thiết bị đồ dùng dạy học tự làm… Phát biểu tại lễ khai giảng, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh vấn đề có tính chất quyết định là học phải đi đôi với hành. Đồng thời, phải quán triệt giáo dục toàn diện (kiến thức, mỹ học, đức học và nâng cao thể chất) cho cháu học sinh.

Kim Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bản Khát vọng tuổi trẻ do Tùng Dương hát chợt "nóng" trong những ngày lịch sử hào hùng

Bản Khát vọng tuổi trẻ do Tùng Dương hát chợt "nóng" trong những ngày lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Ca khúc Khát vọng tuổi trẻ, một sáng tác của nhạc sĩ Vũ Hoàng được nhiều thế hệ khán giả yêu thích trong hơn 30 năm qua, bởi giai điệu sôi động, ca từ đẹp, cổ vũ tinh thần và nhiệt huyết bên trong giới trẻ. Trong những ngày tháng lịch sử này của dân tộc, ca khúc được khán giả đặc biệt quan tâm qua tiếng hát hào hùng của nam ca sĩ Tùng Dương.
Công nghệ 6G xứng đáng để chờ đợi

Công nghệ 6G xứng đáng để chờ đợi

(LĐTĐ) Công nghệ 6G với thế hệ băng thông mở rộng, sử dụng các băng tần cao trong phạm vi 100 GHz và 300 GHz, cho phép công nghệ mới xử lý được dung lượng đáng kể và nhiều dữ liệu hơn, hứa hẹn mang lại nhiều trải nghiệm đầy bất ngờ.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội triển khai nhiều hoạt động chào mừng Tháng Công nhân 2024

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội triển khai nhiều hoạt động chào mừng Tháng Công nhân 2024

(LĐTĐ) Tháng Công nhân 2024 được Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội được triển khai với 9 hoạt động trọng tâm trong đó có nhiều hoạt động đổi mới, sáng tạo, ý nghĩa hướng đến đoàn viên, người lao động.
Phát hiện hơn 1,5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc tại huyện Thanh Oai

Phát hiện hơn 1,5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Vụ việc do Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 11, Cục QLTT thành phố Hà Nội phối hợp với Đội 7 PC 03 Công an thành phố Hà Nội kiểm tra, phát hiện.
Central Retail nỗ lực chung tay phát triển nhân lực trong ngành bán lẻ tại Việt Nam

Central Retail nỗ lực chung tay phát triển nhân lực trong ngành bán lẻ tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 3/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tập đoàn Central Retail đã ký kết Biên bản hợp tác với Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại (trực thuộc Bộ Công Thương), nhằm cụ thể hóa nội dung hợp tác giữa Bộ Công Thương và Tập đoàn Central Retail về đào tạo nhân lực ngành bán lẻ.
Dự báo thời tiết ngày 4/5: Hà Nội có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết ngày 4/5: Hà Nội có mưa rào và dông vài nơi

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (Tổng cục khí tượng thủy văn), dự báo thời tiết ngày 4/5, khu vực Hà Nội có mây, có mưa rào và dông vài nơi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội hưởng ứng Tháng An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội hưởng ứng Tháng An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) Hưởng ứng Tháng An toàn, vệ sinh lao động năm 2024, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành 6 nhiệm vụ trọng tâm.

Tin khác

Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”

Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), chiều 3/5, Viện Phim Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”.
Các đội thi của Việt Nam đạt vị trí cao tại cuộc thi an toàn thông tin quốc tế

Các đội thi của Việt Nam đạt vị trí cao tại cuộc thi an toàn thông tin quốc tế

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, các đội thi đến từ các Trường Đại học của Việt Nam tham dự cuộc thi an toàn thông tin “HackTheon Sejong” do Thành phố tự trị đặc biệt Sejong - Hàn Quốc tổ chức đều đạt vị trí cao.
Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

(LĐTĐ) Đàn ghi ta, từ nhạc cổ điển đến lễ hội hiện đại là hình mẫu văn hóa quyến rũ. Từ nguyên thủy Ai Cập tới Tây Ban Nha, từ cổ điển cho đến điện tử, giáo dục và công nghệ hiện đại đã không ngừng làm mới nhạc cụ này.
Đồng Nai: Công an vào cuộc điều tra vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì

Đồng Nai: Công an vào cuộc điều tra vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì ở tiệm bánh mì Băng tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, thành phố (TP) Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, ngày 3/5, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai đã có văn bản yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh này phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra vụ việc.
Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 3/5, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 2/5, Hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 196.319 thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến, chiếm khoảng 20% tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay.
Cả nước đón khoảng 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Cả nước đón khoảng 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ 27/4 đến 1/5/2024), ngành Du lịch ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.
Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống mù lòa đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố. Kế hoạch xác định rõ mục tiêu, toàn Thành phố phấn đấu đến năm 2030, giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4 người/1.000 dân, trong đó, giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người/1.000 dân.
Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi và công tác thanh tra coi thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 tại 63 Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố.
Tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Nhằm kịp thời hướng dẫn, tiếp nhận và giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của thí sinh liên quan đến việc đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh.
Xem thêm
Phiên bản di động