Doanh nghiệp trong “cuộc chơi” CPTPP: Có bột mới gột nên hồ!

(LĐTĐ) Sau hai năm thực thi hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhiều doanh nghiệp cho rằng sự thua kém về năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp so với các đối thủ chính là một trong những nguyên nhân làm cản trở việc hiện thực hóa các cơ hội kỳ vọng từ CPTPP và các hiệp định thương mại tự do trong tương lai.
Doanh nghiệp chưa tận dụng được cơ hội từ CPTPP cho xuất nhập khẩu Nhiều doanh nghiệp còn lơ mơ về CPTPP

Nhiều cản trở đến từ chính doanh nghiệp

Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI công bố tại Hội thảo “Hai năm thực thi Hiệp định CTCPP tại Việt Nam: Đánh giá từ góc nhìn doanh nghiệp”, về những yếu tố mà doanh nghiệp cho rằng sẽ cản trở việc hiện thực hóa các cơ hội kỳ vọng từ CPTPP và các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) trong tương lai, đứng trong tốp đầu là sự thua kém về năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp so với các đối thủ, tiếp theo các các biến động và bất định của thị trường.

Doanh nghiệp trong “cuộc chơi” CPTPP: Có bột mới gột nên hồ!
Bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) đưa ra một số khảo sát tại Hội thảo.

Cạnh đó, nhóm lực cản thứ ba là liên quan tới yếu tố từ góc độ các cơ quan Nhà nước, như tình trạng thiếu thông tin về các cam kết, cách hiểu và vận dụng các cam kết, sự chậm chạp, vướng mắc, thiếu linh hoạt cũng như các hạn chế khác trong tổ chức thực thi CPTPP và các FTA của các cơ quan Nhà nước. Cuối cùng là một số nguyên nhân kỹ thuật như quy tắc xuất xứ quá khó đáp ứng, cam kết FTA bất lợi cho doanh nghiệp…

Bên cạnh đó, nhiều nguyên nhân đến từ chính các doanh nghiệp. Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI), có tới 75,27% doanh nghiệp không biết có lợi ích gì từ CPTPP để tận dụng; 60,22% doanh nghiệp giao dịch không liên quan tới cam kết CPTPP hoặc đã hưởng ưu đã khác phù hợp hơn; 32,26% không đủ điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan; 13,98% không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, chất lượng… để xuất khẩu đi CPTPP; 16,13% do văn bản thực thi phía Việt Nam ban hành chậm chễ, khó hiểu; khoảng từ 13-16% doanh nghiệp gặp vướng mắc khi xin cấp chứng nhận xuất xứ CPTPP, vướng mắc khi làm thủ tục tại cảng cho hàng nhập khẩu về; vướng mắc khi làm thủ tục với các cơ quan khác của Việt Nam và các cơ quan của nước CPTPP. Bà Thu Trang cho rằng, “Dường như sự chủ động tìm hiểu thông tin của các doanh nghiệp đang là vấn đề lớn nhất cản trở họ hưởng lợi từ ưu đãi này của Hiệp định”.

So với khảo sát năm 2016 của VCCI về cùng vấn đề, kết quả này cho thấy những ngạc nhiên tích cực. Nếu như 5 năm trước, bất cập trong thực thi của cơ quan Nhà nước là những lý do chủ yếu cản trở doanh nghiệp (81%-84%) thì nay đây chỉ là vấn đề với khoảng phân nửa các doanh nghiệp, và đứng sau những nguyên nhân chủ quan từ năng lực cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp. So với trước đây, doanh nghiệp đã bớt lo lắng hơn từ góc độ thể chế, và cũng đã đối mặt với thực tế rằng, thách thức lớn nhất trong hội nhập là chính bản thân mình.

Để chuẩn bị cho một tương lai xa mà ở đó CPTPP và các FTA có thể là một trợ lực hiệu quả, 3/4 các doanh nghiệp cho biết họ đã hoặc đang có kế hoạch điều chỉnh kinh doanh để tận dụng các Hiệp định này. Các doanh nghiệp dân doanh chú trọng vấn đề kỹ năng quản lý và quảng bá sản phẩm. Trong khi đó các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước lại tập trung vào vấn đề đào tạo nâng cao năng lực của cả cán bộ quản lý và người lao động cũng như vấn đề công nghệ để tăng năng suất. Còn các FDI ưu tiên việc chuyển đổi nguồn cung nguyên vật liệu để tận dụng tốt hơn các ưu đãi thuế quan theo CPTPP và các FTA.

Đối với 1/4 các doanh nghiệp còn lại không có kế hoạch điều chỉnh gì cho tương lai hội nhập CPTPP và các FTA, lý do lớn nhất lại là bởi họ không có đủ năng lực, nguồn lực để làm hoặc không biết phải điều chỉnh thế nào dù biết là điều chỉnh là cần thiết (39% doanh nghiệp nêu lý do này). Nhìn sâu hơn vào nhóm này thì thấy đây phần lớn là các doanh nghiệp dân doanh. Với phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, nhóm này có năng lực và nguồn lực hạn chế và lại là đối tượng dễ bị tác động bởi hội nhập. Đây chính là nhóm rất cần được quan tâm trong các chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của Nhà nước, bởi bản thân họ có nhu cầu, cũng sẽ sẵn sàng để chủ động tận dụng tốt các hỗ trợ cho những điều chỉnh cần thiết.

Cũng có một tỷ lệ nhất định (28-36%) các doanh nghiệp lựa chọn không điều chỉnh do không nhìn thấy sự cần thiết của việc điều chỉnh hay chuyển đổi. Họ hoặc là tự tin năng lực hiện tại đã đủ để tận dụng các cơ hội từ các FTA, hoặc là cho rằng các FTA không có tác động gì tới tương lai kinh doanh của họ. Chỉ có chưa đầy 5% doanh nghiệp lựa chọn không điều chỉnh bởi không tin việc này có tác dụng gì cho mình.

Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu cơ hội

Theo đánh giá của VCCI, từ các kết quả thực thi hai năm đầu thực thi CPTPP, có thể thấy Hiệp định này đã có những tác động tích cực bước đầu, mang tới những lợi ích thực tế cho một số doanh nghiệp. Mặc dù vậy, những gì đã đạt được còn thấp hơn đáng kể so với kỳ vọng, mà nguyên nhân không chỉ từ các biến cố khách quan như tình hình căng thẳng thương mại toàn cầu hay đại dịch Covid-19, mà còn ở các vấn đề chủ quan của chính Nhà nước và các doanh nghiệp. Trên cơ sở các phát hiện này, Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam có thể rút kinh nghiệm để “dọn mình” tốt hơn, sẵn sàng thực thi hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Với Chính phủ, công tác rà soát tính tương thích và chuẩn bị cho việc xây dựng các quy định pháp luật phù hợp với các cam kết thể chế trong CPTPP cần được thực hiện cẩn trọng hơn, với cái nhìn liên ngành, nhấn mạnh yêu cầu thẩm định kỹ càng và với tham vấn chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp. Các Bộ, ngành chịu trách nhiệm dự thảo các văn bản, quy định nội luật hóa cam kết CPTPP cần dự trù thời gian cho công việc này, tiến hành triển khai ngay khi có thể chứ không nên đợi tới thời điểm cam kết có hiệu lực mới bắt đầu soạn thảo.

Liên quan tới việc tổ chức thực thi CPTPP, cần có một đầu mối chính thức để thông tin, tư vấn và giải thích về nội dung cam kết cho doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm thực thi. Đồng thời, cần thường xuyên theo dõi tình hình, tổng hợp các vướng mắc và có biện pháp xử lý kịp thời. Hoạt động phổ biến tuyên truyền về CPTPP trong thời gian tới cần đi vào chi tiết, với các nội dung được thiết kế theo hướng thực tiễn, ngắn gọn, phù hợp với mối quan tâm của từng nhóm đối tượng doanh nghiệp cụ thể.

Các chương trình, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp cần tập trung vào các hoạt động thực chất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, xúc tiến thương mại ở tầm quốc gia một cách hệ thống đặc biệt là ở các thị trường mới, cập nhật thông tin thị trường và kết nối cung cầu. Các hoạt động này cũng cần được thiết kế theo các nhóm đối tượng riêng, với ưu tiên đặc biệt dành cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ.

Với các doanh nghiệp, chủ động tìm hiểu cơ hội, cam kết CPTPP và hành động hiện thực hóa những lợi ích từ Hiệp định là đòi hỏi quan trọng nhất. Nâng cao năng lực cạnh tranh mà bắt đầu từ năng lực cạnh tranh của sản phẩm không chỉ là công việc thường xuyên phải thực hiện mà còn là chìa khóa để doanh nghiệp chớp được các cơ hội từ quá trình hội nhập CPTPP và các FTA.Liên kết và hợp tác trong kinh doanh để cùng mạnh, qua đó thu lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp từ quá trình này cũng là điều cần đặc biệt chú ý. Cũng như vậy, thay vì những nỗ lực đơn lẻ kém hiệu quả, doanh nghiệp cần hợp tác để vận động chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, qua đó giải phóng sức sáng tạo và hội nhập thành công./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

"Sống như nhà đầu tư": Hành trình Dragon Capital Việt Nam khơi dậy cảm hứng đầu tư cho cộng đồng

"Sống như nhà đầu tư": Hành trình Dragon Capital Việt Nam khơi dậy cảm hứng đầu tư cho cộng đồng

(LĐTĐ) Dự án "Sống như nhà đầu tư" ra mắt nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Dragon Capital, vừa đánh dấu cột mốc ý nghĩa đối với Công ty quản lý quỹ gắn liền với các giai đoạn của thị trường chứng khoán Việt Nam, vừa mang đến thông điệp ý nghĩa về “đầu tư” - một trong những khái niệm phổ biến và có tầm ảnh hưởng nhất đến đời sống cộng đồng.
Doanh nhân tiếp tục phát huy bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng vươn lên

Doanh nhân tiếp tục phát huy bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng vươn lên

(LĐTĐ) Tháng 10 không chỉ là thời điểm để tôn vinh những doanh nhân đã và đang nỗ lực cống hiến vì sự phát triển của nền kinh tế, mà còn là dịp để lắng lại, để thấu hiểu sâu hơn những tâm tư, những trăn trở của họ trên hành trình kiến tạo giá trị cho xã hội.
Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất" Vinamilk

Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất" Vinamilk

(LĐTĐ) Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.
Nền kinh tế cần nhiều hơn những doanh nghiệp nòng cốt dẫn dắt

Nền kinh tế cần nhiều hơn những doanh nghiệp nòng cốt dẫn dắt

(LĐTĐ) Nếu không có lực lượng doanh nhân trong nước lớn mạnh, dù đầu tư nước ngoài có phát triển bao nhiêu thì nền kinh tế khó phát triển vững mạnh, tự chủ. Hơn lúc nào hết, nền kinh tế cần những doanh nghiệp dân tộc - doanh nghiệp tư nhân trong nước đủ lớn đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt sự phát triển.
Doanh nhân và trách nhiệm xã hội

Doanh nhân và trách nhiệm xã hội

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung cho sản xuất - kinh doanh, dù trong điều kiện thuận lợi hay khó khăn cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp vẫn chú trọng thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, đóng góp hữu ích cho cộng đồng, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Câu lạc bộ Nữ doanh nhân thành phố Vinh kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam

Câu lạc bộ Nữ doanh nhân thành phố Vinh kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện sự chỉ đạo của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Vinh, Câu lạc bộ Nữ doanh nhân thành phố Vinh vừa tổ chức kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10.
Quận Bắc Từ Liêm gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp, doanh nhân

Quận Bắc Từ Liêm gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp, doanh nhân

(LĐTĐ) Chiều ngày 26/9, quận Bắc Từ Liêm tổ chức gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp (DN), doanh nhân, nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).
Dự án dành cho trẻ tự kỷ ở Hà Nội được vinh danh Sao vàng thương hiệu đất Việt 2024

Dự án dành cho trẻ tự kỷ ở Hà Nội được vinh danh Sao vàng thương hiệu đất Việt 2024

(LĐTĐ) Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội, Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa Đông Nam Á phối hợp với một số cơ quan hữu quan tổ chức Chương trình Sao vàng thương hiệu đất Việt 2024 với chủ đề "Hào khí doanh nhân Việt - Tỏa sáng thương hiệu đất Việt". Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng tâm lý - giáo dục Ngọc Ân dành cho trẻ tự kỷ, khuyết tật được vinh danh Top 10 Sao vàng thương hiệu đất Việt 2024.
Trao giải cuộc thi “Thách thức sáng kiến kinh doanh 2024”: Ươm mầm nữ doanh nhân

Trao giải cuộc thi “Thách thức sáng kiến kinh doanh 2024”: Ươm mầm nữ doanh nhân

(LĐTĐ) Ngày 3/7, tại Lào Cai, vòng Chung kết và Lễ trao giải Cuộc thi “Thách thức sáng kiến kinh doanh” được tổ chức. Cuộc thi do Tổ chức phi chính phủ quốc tế Aide et Action Việt Nam (AEA – sắp trở thành Action Education) phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu về Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) và các đối tác địa phương tổ chức với mục tiêu khuyến khích nữ thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) trong độ tuổi 18-35 thực hiện các sáng kiến khởi nghiệp tại địa phương, qua đó phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập và vì thế trong gia đình và xã hội.
Ông Phạm Nhật Vượng: Quyết tâm đi đến cùng cho giấc mơ xe điện

Ông Phạm Nhật Vượng: Quyết tâm đi đến cùng cho giấc mơ xe điện

(LĐTĐ) Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định, việc thúc đẩy mạnh mẽ VinFast nhằm đưa ngành sản xuất của Việt Nam lên tầm quốc tế bởi VinFast không chỉ là một dự án kinh doanh mà còn là một dự án cống hiến. VinFast không sản xuất xe giá rẻ mà tập trung vào những sản phẩm có giá đúng với giá trị thực.
Xem thêm
Phiên bản di động