Định vị vai trò của điều dưỡng để trả lương tương xứng

Song hành với bác sĩ trên mọi chặng đường chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đó là người điều dưỡng. Điều dưỡng là một nghề chuyên biệt, công việc của trái tim. Có thể nói, chất lượng của một bệnh viện phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, sự chuyên tâm và tận tụy của chính những người điều dưỡng.
Lãnh đạo Mặt trận Thành phố thăm, tặng quà Trung tâm Nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công Hà Nội Sôi nổi chung kết hội thi điều dưỡng giỏi Bệnh viện Đa khoa Đức Giang

Mắt xích quan trọng trong công tác khám, chữa bệnh

Nhận định về vai trò của công tác điều dưỡng, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khẳng định: “Điều dưỡng là một mắt xích quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe. Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ do người điều dưỡng - hộ sinh cung cấp tác động lớn tới sự hài lòng của người bệnh”. Đồng thời, WHO đưa ra khuyến cáo: “Ở bất cứ quốc gia nào, muốn nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe thì phải chú ý phát triển công tác điều dưỡng”.

Định vị vai trò của điều dưỡng để trả lương tương xứng
Nhân viên điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa Đức Giang chăm sóc cho người bệnh.

Chia sẻ với phóng viên, thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dung, Trưởng Phòng điều dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết: Điều dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Trong đó, lực lượng điều dưỡng không chỉ chăm sóc về mặt sức khoẻ, mà còn chăm sóc cả về tâm lý, tinh thần cho người bệnh. Đồng thời, mỗi điều dưỡng cũng đóng vai trò là một nhà biện hộ, bảo vệ, để đảm bảo những quyền lợi tối đa cho người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh. Công tác điều dưỡng là sự kết hợp giữa điều trị với chăm sóc và nuôi dưỡng phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân gồm: Chăm sóc chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật, thủ thuật, thuốc, dịch truyền, chăm sóc cận lâm sàng, vệ sinh, dinh dưỡng, phục hồi chức năng, tư vấn giáo dục sức khỏe…

Đồng quan điểm trên, Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế Hà Nội Trịnh Tố Tâm cho biết, ít người biết rằng lực lượng có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh chính là những điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh. Với tinh thần yêu nghề, tận tụy với công việc đội ngũ người lao động trực tiếp này luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ chung của cơ quan, đơn vị và của ngành Y tế Thủ đô.

Xác định đây là lực lượng lao động đặc biệt, là những người trực tiếp chăm lo, phục vụ mọi nhu cầu của người bệnh, thời gian qua, Công đoàn ngành đã phối hợp với Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo các đơn vị luôn quan tâm tới đối tượng điều dưỡng, tạo điều kiện để người lao động công tác, học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thông tin, ứng dụng kỹ thuật mới, tiên tiến để nâng cao tay nghề. Đồng thời, tổ chức các hội thi, hội thao theo chuyên ngành với các quy mô nhằm tạo cơ hội cho người lao động ôn lại kiến thức, chuyên môn, kỹ năng giao tiếp ứng xử, góp phần cải thiện đáng kể chất lượng đội ngũ những người lao động trực tiếp tại các đơn vị.

Đơn cử tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang là một trong những đơn vị luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ điều dưỡng phát huy vai trò trách nhiệm, từng bước xây dựng hình ảnh đội ngũ điều dưỡng vững chuyên môn, phong cách chuyên nghiệp, có trình độ và kỹ năng cơ bản, đáp ứng tiêu chuẩn trong tình hình mới.

Đặc biệt, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cũng có nhiều chiến lược nhằm “giữ chân” nhân viên y tế, trong đó có lực lượng điều dưỡng. Những năm gần đây là đơn vị tự chủ, bởi vậy Ban lãnh đạo Bệnh viện cũng có những chiến lược sử dụng, bố trí nhân lực hợp lý nhất, làm sao để số lượng bệnh nhân tối đa, nhưng số lượng điều dưỡng tối thiểu và vấn đề quan trọng nhất vẫn là đảm bảo công tác chăm sóc người bệnh.

“Song song với đó, đồng lương nuôi sống nhân viên y tế, điều dưỡng phải luôn được đảm bảo và phải cố gắng càng ngày càng tăng cao hơn. Đảm bảo được đời sống, thì mới có thể giữ chân được lực lượng nhân viên y tế, trong đó có điều dưỡng, để họ yên tâm công tác và luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao phó”- Thạc sĩ Ngọc Dung nhấn mạnh.

Cũng trong thời gian qua, Bệnh viện luôn chú trọng công tác đào tạo, tạo điều kiện cho đội ngũ điều dưỡng, kỹ thuật viên được học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Do vậy, đội ngũ điều dưỡng tại Bệnh viện ngày càng nâng cao về số lượng và chất lượng, thực hiện tốt công tác chăm sóc người bệnh một cách toàn diện.

Bên cạnh hoạt động chuyên môn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cũng chú trọng tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động. Điển hình, 2 năm một lần Bệnh viện đều tổ chức hội thi điều dưỡng giỏi cấp cơ sở. Trong cuộc thi này, các điều dưỡng tham gia không chỉ được rèn luyện về mặt chuyên môn, kỹ năng ứng xử, mà còn được thể hiện bản lĩnh và sự tự tôn nghề nghiệp của mình.

Cần đánh giá đúng về vai trò của điều dưỡng

Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, hiện nay số lượng điều dưỡng tại Việt Nam còn thiếu hụt trầm trọng, với số lượng điều dưỡng ít như hiện nay, ngành Y tế khó có thể triển khai chăm sóc người bệnh toàn diện. Nhất là sau đại dịch Covid-19, tình trạng nhân viên y tế, trong đó có lực lượng điều dưỡng nghỉ việc nhiều, cũng ảnh hưởng không ít tới công tác khám chữa và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Theo Trưởng phòng Điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa Đức Giang: Hiện không chỉ có các bệnh viện công trong Thành phố Hồ Chí Minh, mà ngay tại một số bệnh viện tại Hà Nội lực lượng điều dưỡng cũng xin chuyển và nghỉ việc. Có nhiều lý do dẫn tới tình trạng điều dưỡng nghỉ việc và một trong những nguyên nhân hàng đầu là thu nhập của điều dưỡng chưa được đảm bảo.

“Điều dưỡng là đối tượng có thu nhập thấp trong bệnh viện. Nếu như không thể đảm bảo điều kiện về kinh tế để họ có thể nuôi sống bản thân, gia đình thì họ có thể nghĩ ra một số hướng khác như thay đổi công việc, hoặc thay đổi vị trí, việc làm, đơn vị công tác. Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác cũng gây ảnh hưởng tới quyết định nghỉ việc của nhân viên điều dưỡng như: Môi trường làm việc, yếu tố gia đình tác động…

Ngay trong giai đoạn chưa xảy ra dịch Covid-19, môi trường làm việc của các cán bộ y tế nói chung và của điều dưỡng nói riêng luôn tiềm ẩn nhiều nguy hại tới sức khỏe. Bên cạnh đó, các chính sách đãi ngộ hiện hành cho lực lượng điều dưỡng chưa tương xứng với đặc thù nghề y như phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp đặc thù…

“Hiện nay đối tượng điều dưỡng vẫn còn nhiều thiệt thòi. Khi điều dưỡng ra trường, thường phải làm những công việc rất vất vả, cực nhọc, nhưng lương, đãi ngộ dành cho điều dưỡng chưa hợp lý, hệ số lương thấp. Nhiều điều dưỡng đã làm việc 5 - 10 năm nhưng lương chỉ 4 - 5 triệu đồng, như vậy để có thể nuôi sống bản thân và gia đình là rất khó, nhất là đối với những gia đình cả hai vợ chồng cùng làm điều dưỡng”, Thạc sĩ Ngọc Dung phân tích.

Cũng theo Thạc sĩ Ngọc Dung, từ thực tế về công tác điều dưỡng có thể thấy, trong những năm qua, tuy nhận thức về địa vị và giá trị của điều dưỡng trong y học và trong khám chữa bệnh có nhiều tiến bộ, nhưng không ít các cán bộ trong ngành, người dân vẫn chưa đánh giá đúng vai trò của người điều dưỡng. Mặc dù học vấn của người điều dưỡng ngày càng được nâng cao đến trình độ đại học và sau đại học nhưng vị thế xã hội của người điều dưỡng luôn bị đánh giá thấp.

“Mong rằng trong thời gian tới, Nhà nước sẽ tiếp tục quan tâm nhiều hơn nữa đến đối tượng điều dưỡng, để các nhân viên y tế làm công việc đặc thù có những ưu đãi về nghề nghiệp cao hơn. Đặc biệt, ngành Y tế cần có những chính sách kịp thời dành cho những đối tượng là điều dưỡng… Và với tư cách là một Trưởng phòng điều dưỡng trong Bệnh viện, tôi cũng rất mong người dân sẽ có sự nhìn nhận đánh giá đúng về vai trò của nghề điều dưỡng trong thời gian tới, để lực lượng lao động trực tiếp này có thêm sự động viên, gắn bó và yêu nghề hơn”- Trưởng Phòng điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết thêm./

Ngày 12/5 được Hội đồng Điều dưỡng Thế giới chọn làm Ngày Điều dưỡng Thế giới để tưởng nhớ công lao của bà Florence Nightingale (1820 - 1910) - người khai sinh ra Ngành Điều dưỡng và có nhiều công lao trong việc xây dựng Ngành Điều dưỡng. Bà là người đầu tiên đặt nền tảng về vệ sinh trong các cơ sở y tế, khẳng định tầm quan trọng của người điều dưỡng trong việc chăm sóc sức khỏe người bệnh.

.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân chưa quy định rõ về việc quản lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam khi dữ liệu này được lưu trữ, xử lý hoặc chia sẻ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Từ 31/3, Đội cứu hộ, cứu nạn của Việt Nam sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn ở các nơi bị ảnh hưởng động đất tại Myanmar.
Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết: 10/35 BHXH khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới từ ngày 1/4/2025 do đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ.
Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Người lao động sẽ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện.
Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Kế hoạch tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2025 - 2026 của 30 quận, huyện, thị xã ở Hà Nội đã được công bố. Phụ huynh có thể tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (tại địa chỉ https://hanoi.edu.vn/) để nắm được thông tin chi tiết.
Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ đã xây dựng và đang đưa ra lấy ý kiến về Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), trong đó đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ, công chức để làm cơ sở sàng lọc, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động

Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động

Ngày 30/3, Công đoàn Công ty TNHH Cao su INOUE Việt Nam đã phối hợp với Ban lãnh đạo Công ty tổ chức thành công Ngày hội thể thao lần thứ hai với sự tham gia của hơn 400 vận động viên là đoàn viên, người lao động của Công ty.

Tin khác

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú. Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong Bệnh viện Nhi Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được tiến hành đồng bộ và bài bản.
Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì đã chủ động, quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, của huyện trong công tác phòng, chống dịch; đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, góp phần ngăn chặn dịch sởi bùng phát trên địa bàn.
4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

Cũng như nhiều địa phương khác, dịch bệnh sởi đang gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trước tình hình này, ngày 28/3, Giáo sư, Tiến sĩ (GS.TS) Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn.
Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn Thành phố ghi nhận 1.275 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận/huyện/thị xã, 328 xã/phường/thị trấn, trong đó có 1 trường hợp tử vong do không tiêm vắc xin phòng bệnh. Hiện Hà Nội vẫn đang quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi.
Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong trên cả nước. Đáng lo ngại, đa phần số ca bệnh mắc sởi có chỉ định nhập viện đều chưa được tiêm vắc xin, hoặc tiêm chưa đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc sởi nhập viện là do cha mẹ do dự tiêm vắc xin, hoặc "anti"- chống vắc xin, điều này đã vô tình đẩy trẻ vào nguy hiểm.
Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Ngày 27/3, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn - Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.
3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

Người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai và người chưa có miễn dịch nguy cơ mắc sởi cao và gặp các biến chứng nặng như viêm phổi, tiêu chảy cấp, viêm loét giác mạc dẫn đến mù lòa, tổn thương gan… Hiện, bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin là biện pháp để phòng bệnh hiệu quả.
Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%

Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%

Bộ Y tế đề xuất nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ ngân sách Nhà nước cho học sinh lên tối thiểu 50%, thay mức đóng 30% như hiện nay.
Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025

Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025

Để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trong thời gian tổ chức, sắp xếp các đơn vị đi vào hoạt động theo mô hình mới và thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, Bảo hiểm xã hội (BHXH) các khu vực và BHXH các tỉnh, thành phố tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025.
Xem thêm
Phiên bản di động