Điều kỳ diệu của 'tộc người cá' có thể nhịn thở 13 phút dưới nước, lặn sâu tới 70m
Nghiên cứu thú vị: Yêu vì sự thông minh của đối phương? | |
Rau quả tươi giúp phục hồi tổn thương phổi ở người đã cai thuốc |
Con người hiện nay vẫn tiếp tục là sản phẩm của sự tiến hóa, chứ không phải sự tiến hóa từng xảy ra và kết thúc hàng tỷ năm trước. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu bộ gen con người để khám phá những trường hợp tiến hóa xảy ra trong vài nghìn năm trở lại đây.
Người Tây Tạng hay những người sống ở cao nguyên Ethiopia sớm phải thích nghi với cuộc sống ở nơi có độ cao. Tương tự như vậy, một tộc người ở vùng biển thuộc Đông Nam Á được gọi là “người cá” nhờ việc cơ thể tiến hóa thành “thợ lặn” chuyên nghiệp. Đó là tộc người Bajau tập trung ở phía nam Philippines, Indonesia và Malaysia.
Tiến sĩ Jubilado, một trong những nhà nhân chủng học đến từ trường Đại học Hawaii, lần đầu tiếp xúc với người Bajau tại đảo Samal, Philippines. Họ kiếm sống nhờ việc lặn biển đánh bắt cá hay thu hoạch sò ốc.
Theo kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng lối sống đối với thể trạng sinh học của người Bajau, các nhà khoa học nhận thấy lá lách của tộc người này có diện tích lớn hơn bình thường tới 50%.
Họ là những thợ lặn kỳ khôi khi có thể nhịn thở dưới nước tới 13 phút, lặn sâu 70m. Những người thợ lặn này vẫn nhìn thấy rõ mọi vật ở dưới tầng nước sâu, dù sự bảo vệ đôi mắt duy nhất của họ là cặp kính gỗ. Đó là sự kỳ diệu về sinh lý.
Lá lách đóng vai trò quyết định về khả năng lặn dưới nước. Nhịp tim giảm, máu được đưa tới các cơ quan thiết yếu, lá lách co lại, đẩy hồng cầu giàu oxy để cơ thể tuần hoàn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, lá lách của tộc người Bajau lớn hơn thường lệ không phải do quá trình lặn biển tạo nên. Phân tích ADN đưa ra, cơ thể tộc người cá tồn tại một loại gen đặc biệt, không có ở người bình thường. Đây là loại gen làm thay đổi kích thước lá lách.
Thông qua việc nghiên cứu người Bajau, các nhà khoa học có thể tìm ra những loại gen dự báo sự khác nhau trong phản ứng của mỗi người về chứng giảm oxy máu trong trường hợp khẩn cấp.
Hiện tộc người Bajau vẫn sống lênh đênh trên biển suốt hàng thế kỷ, gắn liền với đại dương và không thuộc về bất cứ quốc gia nào. Do không có quốc tịch, họ không được sở hữu quyền công dân đi kèm cùng phúc lợi xã hội của một con người đáng được hưởng.
Ngoài đánh bắt cá, người Bajau còn lặn biển tìm hải sâm, ngọc trai hay nhím biển, những sản vật quý hiếm để đổi lương thực trên đất liền.
Theo Hoàng Hà/ dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31