Điều chỉnh nhịp nhàng dịch vụ công: Để dân không bị sốc !
![]() | Dịch vụ "Đi chợ thuê" hút khách ngày hè |
Theo bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, đến thời điểm này, theo chuẩn nghèo hiện nay, Việt Nam đã đi một bước rất đáng kể. Cuối năm 2015, chúng ta chuẩn bị chuyển sang chuẩn nghèo được đo lường theo phương pháp đa chiều. Điều đó, sẽ tạo điều kiện thay đổi tích cực hơn cuộc sống của người nghèo. Từ nay đến quý IV, Chính phủ phải khẩn trương chuẩn bị để có thể công bố chuẩn nghèo. Vì việc công bố này sẽ là cơ sở tính toán xem điều chỉnh các loại dịch vụ ra sao để không bị ảnh hưởng nhiều đến nhóm đối tượng này.
Bà Trương Thị Mai và một số thành viên UBTVQH đề nghị Chính phủ phải chuẩn bị kỹ, điều hành nhịp nhàng lộ trình tăng giá dịch vụ công, trực tiếp là giá dịch vụ y tế. Cụ thể, trong năm nay tiếp tục đưa yếu tố lương vào giá dịch vụ y tế để đồng bộ với cơ chế tài chính cho ngành y. Vì bản chất của việc này là để thúc đẩy bảo hiểm y tế. Bà Mai lý giải: Bảo hiểm y tế càng cao thì nhà nước càng có thêm nguồn ngân sách đầu tư cho hạ tầng y tế tốt hơn. Ví dụ, năm 2014, bảo hiểm y tế thu được hơn 55 nghìn tỷ đồng, nếu không có cơ chế tài chính này chúng ta không thể tạo ra lượng tiền lớn để bù đắp cho khoản ngân sách giải quyết những vấn đề liên quan đến y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Thời gian tới Chính phủ cần chỉ đạo, thúc đẩy mạnh mẽ các địa phương để 30% người dân còn lại tham gia bảo hiểm y tế. Theo tính toán, nếu điều hành cơ chế bảo hiểm y tế tốt thì sẽ tiếp tục có 60 - 70 nghìn tỷ đồng, đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, cho đồng bào dân tộc thiểu số.
![]() |
Thúc đẩy bảo hiểm y tế là cơ chế rất quan trọng. Điều hành cơ chế này nhịp nhàng cũng rất quan trọng. Nếu không nhịp nhàng, người dân sẽ rất lo ngại khi chúng ta công bố tăng giá dịch vụ y tế. Bảo hiểm tăng lên thì sự lo ngại này sẽ giảm bớt, vừa là đồng chi trả vừa có những thay đổi như vậy thì sẽ tiếp tục hỗ trợ thêm người dân rất nhiều. |
Tuy nhiên, theo ý kiến bà Mai, vấn đề quan trọng là phải điều chỉnh nhịp nhàng có lộ trình: Tăng giá dịch vụ y tế đồng bộ với cơ chế tài chính, trực tiếp là bảo hiểm y tế và thay đổi cơ cấu ngân sách dành cho y tế, nhưng vẫn tiếp tục tăng theo nghị quyết của QH và cơ chế tự chủ. Bệnh viện nào lớn, đủ điều kiện như Bệnh viện Bạch Mai, nếu giá dịch vụ đầy đủ, có thể thu khoảng 10 nghìn tỷ đồng và đủ điều kiện để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bảo hiểm y tế sẽ thay người dân để chi trả. Thúc đẩy bảo hiểm y tế là cơ chế rất quan trọng. Điều hành cơ chế này nhịp nhàng cũng rất quan trọng. Nếu không nhịp nhàng, người dân sẽ rất lo ngại khi chúng ta công bố tăng giá dịch vụ y tế. Bảo hiểm tăng lên thì sự lo ngại này sẽ giảm bớt, vừa là đồng chi trả vừa có những thay đổi như vậy thì sẽ tiếp tục hỗ trợ thêm người dân rất nhiều.
Trước đó, theo đánh giá của Bộ Y tế sau 2 năm điều chỉnh giá viện phí, hầu hết các địa phương mới chỉ điều chỉnh ở mức 60 - 80% của 3 yếu tố nhưng đã mang lại hiệu quả nhất định, cũng như quyền lợi của người có thẻ BHYT được nâng lên. Để tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế Nguyễn Nam Liên cho biết, tới đây liên Bộ Y tế, Tài chính sẽ ban hành khung giá viện phí thống nhất giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và giá viện phí sẽ tính thêm lương và phụ cấp. Theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP của Chính phủ về lộ trình điều chỉnh giá viện phí thì đến năm 2016: Tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chưa tính chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định vào viện phí. Bộ Y tế cũng khẳng định, khi giá dịch vụ y tế tăng, bệnh nhân không có thẻ BHYT sẽ phải chi trả nhiều tiền hơn. Cụ thể, khi giá dịch vụ y tế tăng chỉ thực sự tác động mạnh đến khoảng 30% dân số cả nước, tương đương 27 triệu người, những người chưa có thẻ BHYT. Những đối tượng này muốn giảm gánh nặng chi phí khám, chữa bệnh thì không còn cách nào khác phải tham gia BHYT.
N. Tuấn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Đổi mới phong trào “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động qua các hoạt động văn hóa, thể thao

Phản ứng của Việt Nam trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu

Xe điện 7 chỗ đầu tiên của VinFast: Lựa chọn hoàn hảo cho gia đình đa thế hệ
Tin khác

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng
Y tế 03/04/2025 16:15

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin
Y tế 03/04/2025 06:09

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%
Y tế 03/04/2025 06:08

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07