Diệt giặc đói, giặc dốt trong thời kỳ mới
Quyết tâm xây dựng đất nước phồn vinh | |
Nhiều lần Bác dặn phải vì lợi ích của nhân dân |
Người nêu ra biện pháp khắc phục: “Tôi đề nghị với Chính phủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất… Tôi đề nghị mở một cuộc lạc quyên. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo”.
Bác Hồ thăm các cụ tham gia lớp bình dân học vụ.(Ảnh tư liệu) |
Từ đây nhân dân cả nước đã nô nức mở phong trào diệt giặc đói, giặc dốt. Theo thống kê, đến đầu năm 1946, tức là chỉ bốn tháng sau cách mạng, công tác đê điều đã hoàn thành. Đồng thời với việc đắp đê, với khẩu hiệu “tấc đất, tấc vàng”, chính quyền và nhân dân cả nước ra sức cải tạo đất công cộng còn trống như sân bãi, vỉa hè, bờ đê để trồng trọt, nhất là hoa màu ngắn ngày. Kết quả sản lượng hoa màu đã tăng gấp bốn lần so với thời kỳ Pháp thuộc. Chỉ trong năm tháng đã đạt 614.000 tấn, qui ra thóc là 506.000 tấn, hoàn toàn có thể bù đắp được số thiếu hụt của vụ mùa năm 1945. Bằng chứng rõ nhất là dân không đói, giá thóc gạo không tăng mà lại giảm. Giặc đói đã bị đánh lui.
Ngày 8/9/1945, Chính phủ ban hành sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ (BDHV) quyết định thành lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối, chỉ sau một năm hoạt động Bình dân học vụ (08/09/1945 đến 08/09/1946) đã có 2.520.678 người thoát nạn mù chữ (dân số lúc đó là 22 triệu người).
Phát huy tinh thần diệt giặc đói, giặc dốt trong 70 năm qua; đặc biệt trong 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, công tác xóa đói, giảm nghèo gắn nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt qua tâm. Các chương trình, nghị quyết về xóa đói, giảm nghèo; phát triển mạng lưới giáo dục-đào tạo đã được các cơ quan quản lý nhà nước ban hành kịp thời. Trong giai đoạn giai đoạn 2011 - 2015, Ngân sách Trung ương đã bố trí trên 32.000 tỷ đồng, huy động thêm nguồn lực từ xã hội khoảng hơn 10.000 tỷ đồng để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Cùng với nguồn lực của trung ương, các địa phương đã chủ động bố trí nguồn lực, tổ chức thực hiện đầy đủ các chính sách giảm nghèo trên địa bàn, như: Chính sách tín dụng ưu đãi; mua thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo và hỗ trợ mệnh giá bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo; chính sách hỗ trợ trong giáo dục - đào tạo; chính sách hỗ trợ nhà ở; chính sách trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và các chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; xây dựng, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả. Với những giải pháp đồng bộ về chính sách và ưu tiên nguồn lực, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 14,2% năm 2010 xuống còn 11,76% cuối năm 2011 (giảm 2,24%), 9,6% cuối năm 2012 (giảm 2,16%) và 7,8% cuối năm 2013 (giảm 1,8%). Đến cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 1,8 - 2%/năm (từ 7,8% xuống còn 5,8 -6%); dự kiến đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn dưới 5% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Chính phủ “Dù đã đạt nhiều thành quả, song công cuộc xóa đói giảm nghèo vẫn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ tái nghèo hàng năm còn cao, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Mặc dù tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, nhưng nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%, cá biệt còn trên 60 - 70%. Số hộ nghèo là dân tộc thiểu số chiếm gần 50% tổng số hộ nghèo trong cả nước, thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân của cả nước”.
... Từ bài học diệt giặc đói, giặc dốt của Bác trong những tháng năm cách mạng Việt Nam “ngàn cân treo sợi tóc”, vấn đề đặt ra hiện nay, ngoài việc ban hành những chủ trương, chính sách kịp thời về xóa đói, giảm nghèo cũng như về đầu tư, điều kiện cần và đủ phải phân bổ nguồn lực đầu tư một cách hợp lý; tránh bằng được căn bệnh đầu tư dàn trải, đầu tư sai mục đích, dẫn đến lãng phí ngân sách đi liền đó là phải triệt để thực hành tiết kiệm.
Tuệ Giang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hai cựu Giám đốc trung tâm đăng kiểm lĩnh án vì tội nhận hối lộ
Quận Thanh Xuân: Thực hiện hiệu quả công tác đối thoại, xây dựng quan hệ lao động hài hòa
Ngày mai (8/1), đường gom Đại lộ Thăng Long lưu thông một chiều
TP.HCM: Sẵn sàng phục vụ đi lại tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội nhận Cờ thi đua của Tổng LĐLĐ Việt Nam
Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin về việc giáo viên chưa được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Tin khác
Giám sát chặt chẽ việc kê khai tài sản, thu nhập
Sự kiện 07/01/2025 15:44
Quốc hội họp bất thường, dự kiến xem xét 7 nội dung để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy
Sự kiện 07/01/2025 14:58
Rõ trách nhiệm trong quảng cáo trên mạng, quảng cáo xuyên biên giới
Sự kiện 07/01/2025 10:56
Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đủ chi trả cho việc tinh giản khi sắp xếp tổ chức bộ máy
Sự kiện 06/01/2025 19:29
Kiến nghị bảo đảm ổn định thị trường, giá cả dịp Tết Nguyên đán
Sự kiện 06/01/2025 14:41
Báo Lao động Thủ đô đoạt Giải Khuyến khích Giải Diên Hồng lần thứ ba - năm 2025
Thời sự 05/01/2025 22:37
Nghệ An có tân Chủ tịch UBND tỉnh
Sự kiện 04/01/2025 11:11
Cán bộ, công chức, viên chức có tài năng được hưởng phụ cấp bằng 150% lương
Sự kiện 02/01/2025 10:35
Hà Nội: Các đơn vị hành chính mới sau sắp xếp đảm bảo hoạt động ổn định từ 1/1/2025
Sự kiện 01/01/2025 17:25
10 sự kiện tiểu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024
Sự kiện 01/01/2025 14:59