Đề xuất tổ chức Ủy ban nhân dân theo mô hình cơ quan hành chính, làm việc theo chế độ thủ trưởng

Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị quy định thống nhất theo hướng cả nơi tổ chức cấp chính quyền địa phương và nơi không tổ chức cấp chính quyền địa phương thì Ủy ban nhân dân đều được tổ chức theo mô hình cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương làm việc theo chế độ thủ trưởng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy Đề xuất cơ cấu tổ chức Chính phủ sau sắp xếp gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ

Ngày 5/2, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Mở rộng việc áp dụng mô hình chính quyền đô thị

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày tóm tắt Tờ trình của Chính phủ cho biết, Dự thảo Luật gồm 7 chương, 46 điều (giảm 97 điều so với Luật hiện hành và giảm 13 điều so với dự thảo Luật đã trình).

Trong đó, dự thảo Luật quy định mô hình tổ chức chính quyền địa phương theo hướng: Mở rộng việc áp dụng mô hình chính quyền đô thị tại quận của Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng để áp dụng cho tất cả các quận của thành phố trực thuộc Trung ương; mở rộng việc áp dụng mô hình chính quyền đô thị tại phường của thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng để áp dụng cho tất cả các đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo đó, tại thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị trấn: Tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND).

Đề xuất tổ chức Ủy ban nhân dân theo mô hình cơ quan hành chính, làm việc theo chế độ thủ trưởng
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Tại quận, phường, xã thuộc đô thị (gồm: thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương) không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức UBND là cơ quan hành chính tại địa phương.

Tại tỉnh, huyện, xã (trừ xã thuộc đô thị), tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm có HĐND và UBND. Đối với đơn vị hành chính ở hải đảo, tổ chức phù hợp với quy mô dân số, diện tích tự nhiên, điều kiện địa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định; đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: Tổ chức chính quyền địa phương do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó...

Qua thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc điều chỉnh tổ chức mô hình chính quyền địa phương, cấp chính quyền địa phương ở từng loại đơn vị hành chính phù hợp với địa bàn đô thị, nông thôn, miền núi, hải đảo.

Về việc mở rộng phạm vi không tổ chức HĐND ở các xã thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng, quy định như dự thảo Luật là phù hợp. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị cần lý giải cặn kẽ, có tính thuyết phục hơn việc mở rộng này bởi đây là vấn đề có tác động, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các thiết chế về dân chủ ở địa phương.

Có ý kiến cho rằng, mô hình tổ chức chính quyền địa phương như đề xuất tại dự thảo Luật chưa có sự thống nhất với mô hình tổ chức chính quyền tại thành phố Hà Nội theo quy định của Luật Thủ đô.

Đề xuất tổ chức Ủy ban nhân dân theo mô hình cơ quan hành chính, làm việc theo chế độ thủ trưởng
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu, cho ý kiến tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Do đó, đề nghị Chính phủ thể hiện rõ quan điểm về việc tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội sắp tới nên được tiếp tục thực hiện theo Luật Thủ đô hay sẽ thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương?

Đề xuất UBND đều được tổ chức theo mô hình cơ quan hành chính

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, quy định về tổ chức và hoạt động của UBND như dự thảo Luật chưa thể hiện rõ yêu cầu đổi mới về tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chưa phân định rõ phạm vi trách nhiệm giữa Chủ tịch UBND với tập thể UBND... dẫn đến sự phức tạp, thiếu thống nhất trong mô hình tổ chức cơ quan hành chính ở địa phương.

Do đó, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị quy định thống nhất theo hướng cả nơi tổ chức cấp chính quyền địa phương và nơi không tổ chức cấp chính quyền địa phương thì UBND đều được tổ chức theo mô hình cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương làm việc theo chế độ thủ trưởng.

Chủ tịch UBND là người đứng đầu UBND, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp (đối với nơi có tổ chức HĐND), trước cơ quan nhà nước cấp trên và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND. Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, các cơ quan chuyên môn, tổ chức, đơn vị trực thuộc (đối với cấp tỉnh, cấp huyện) hoặc công chức ở cấp xã sẽ là bộ phận hợp thành cơ cấu của UBND ở từng cấp.

Việc không duy trì các chức danh Ủy viên UBND đồng thời là người đứng đầu cơ quan chuyên môn của UBND cũng giúp cho việc phân tách nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng hơn của người đứng đầu các cơ quan này trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND và của cơ quan chuyên môn.

Quy định như vậy sẽ tạo sự thống nhất về tổ chức, hoạt động của UBND ở tất cả các đơn vị hành chính trên cả nước, kể cả nơi có tổ chức HĐND và nơi không tổ chức HĐND...

Cân nhắc bỏ thẩm quyền quyết định của tập thể UBND

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương cần đảm bảo đồng bộ với các luật khác; đồng thời rà soát các quy định mới đảm bảo không trái với Hiến pháp.

Về mô hình cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương làm việc theo chế độ thủ trưởng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu, có thể tăng quyền của Chủ tịch UBND, nhưng cân nhắc bỏ thẩm quyền quyết định của tập thể UBND.

Đề xuất tổ chức Ủy ban nhân dân theo mô hình cơ quan hành chính, làm việc theo chế độ thủ trưởng
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu kết luận nội dung thảo luận. Ảnh: Quốc hội

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Bộ Nội vụ có văn bản lấy ý kiến các địa phương, trong đó có Thủ đô Hà Nội khi sửa đổi các quy định liên quan đến thẩm quyền của HĐND và UBND. Đối với đề xuất không tổ chức HĐND ở xã trong đô thị, cần đánh giá, tổng kết kỹ lưỡng, trên cơ sở làm rõ mặt được, mặt chưa được để có cơ sở trình Quốc hội cho ý kiến...

Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất quy định rõ nhiệm vụ, cơ chế làm việc của HĐND, của UBND, Chủ tịch UBND các cấp trong dự thảo Luật theo hướng khái quát, nhưng đủ cụ thể và phân định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, cơ chế làm việc của các cấp chính quyền, của từng cơ quan trong hệ thống chính quyền, đảm bảo tính khái quát, ổn định, khả thi của Luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng nêu rõ, đối với 2 vấn đề lớn khác là không tổ chức HĐND ở xã trong đô thị và tổ chức mô hình cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương làm việc theo chế độ thủ trưởng thay vì hai mô hình như hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao cho các cơ quan liên quan nghiên cứu, trình tại cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thảo luận, trước khi báo cáo cấp có thẩm quyền.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Điện mừng kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Điện mừng kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (22/3/1955 - 22/3/2025), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi Điện mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu nội dung Điện mừng.
Ngành Y tế thực thi nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá

Ngành Y tế thực thi nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá

Nhằm tăng cường việc thực thi nghiêm Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) và môi trường không khói thuốc lá trong các bệnh viện, cơ sở y tế và công sở thuộc ngành Y tế Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội xây dựng kế hoạch phòng, chống tác hại thuốc lá ngành Y tế năm 2025.
Công an TP.HCM cấp, đổi gần 13.000 giấy phép lái xe

Công an TP.HCM cấp, đổi gần 13.000 giấy phép lái xe

Ngày 21/3, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, tính từ ngày 1/3 đến ngày 20/3, đơn vị đã tiếp nhận và làm thủ tục cấp, đổi gần 13.000 giấy phép lái xe (GPLX) các loại cho người dân. Trong đó, làm trực tiếp khoảng gần 10.000 hồ sơ và làm trực tuyến khoảng 3.000 hồ sơ.
Xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải đi sớm, đi trước, mở đường

Xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải đi sớm, đi trước, mở đường

Dự thảo Chỉ thị “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong Kỷ nguyên mới” xác định 5 trọng tâm trong công tác đổi mới xây dựng và thi hành pháp luật.
Tây Hồ biểu dương 67 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Tây Hồ biểu dương 67 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Ngày 21/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng, tư tưởng của Đảng lần thứ V - năm 2025; biểu dương cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa giai đoạn 2023 - 2024.
Tài xế xe khách vừa chơi game vừa lái xe bị phạt 10 triệu đồng

Tài xế xe khách vừa chơi game vừa lái xe bị phạt 10 triệu đồng

Chiều 21/3, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an cho biết, lực lượng chức năng đã nhanh chóng xác minh và làm việc với tài xế vừa lái ô tô khách vừa dùng điện thoại.
Tạo động lực để nhân rộng điển hình tiên tiến

Tạo động lực để nhân rộng điển hình tiên tiến

Tại quận Cầu Giấy, phong trào thi đua yêu nước ngày càng trở thành động lực quan trọng thúc đẩy toàn thể cán bộ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tham gia, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng địa phương.

Tin khác

Xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải đi sớm, đi trước, mở đường

Xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải đi sớm, đi trước, mở đường

Dự thảo Chỉ thị “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong Kỷ nguyên mới” xác định 5 trọng tâm trong công tác đổi mới xây dựng và thi hành pháp luật.
Bảo đảm chất lượng, tiến độ sửa đổi 3 Luật quan trọng của ngành Giáo dục

Bảo đảm chất lượng, tiến độ sửa đổi 3 Luật quan trọng của ngành Giáo dục

Ngày 20/3, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn chủ trì phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) và dự án Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi).
Ưu tiên sửa đổi các luật về tổ chức, phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính

Ưu tiên sửa đổi các luật về tổ chức, phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh vừa chủ trì buổi làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan về tình hình, kết quả triển khai nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) dự kiến cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Chương trình Gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam - Trung Quốc các thời kỳ

Chương trình Gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam - Trung Quốc các thời kỳ

Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại chương trình gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam - Trung Quốc nhân kỷ niệm 75 năm quan hệ.
Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội

Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội

Chiều 19/3, tại Nhà Quốc hội, đã diễn ra Hội nghị chuyên đề "Quốc hội số và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội". Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự và phát biểu khai mạc Hội nghị.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Cần thiết phải ứng dụng công nghệ số, nhất là trí tuệ nhân tạo (AI) để từng bước hỗ trợ công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), góp phần nâng cao năng suất làm việc và hiệu quả của công tác này.
Doanh nghiệp đề xuất cân nhắc việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp đề xuất cân nhắc việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Ngày 18/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội thảo tham vấn hoàn thiện dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp sắp tới.
Chuyển giao Cục Quản lý thị trường về địa phương: Không đổi nhiệm vụ khi thay đổi mô hình

Chuyển giao Cục Quản lý thị trường về địa phương: Không đổi nhiệm vụ khi thay đổi mô hình

Chiều ngày 17/3/2025, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị chuyển giao Cục Quản lý thị trường (QLTT) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về địa phương quản lý theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị.
Tổng Bí thư: Báo cáo Kinh tế-Xã hội phải là cẩm nang hiện thực hóa mục tiêu phát triển

Tổng Bí thư: Báo cáo Kinh tế-Xã hội phải là cẩm nang hiện thực hóa mục tiêu phát triển

Tổng Bí thư nhấn mạnh tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế-Xã hội, Đại hội XIV của Đảng, đảm bảo phải thực sự là cẩm nang hành động để hiện thực hóa mục tiêu đưa đất nước phát triển giàu mạnh.
Vì hạnh phúc của Nhân dân, vì đất nước hùng cường

Vì hạnh phúc của Nhân dân, vì đất nước hùng cường

Xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là nhiệm vụ chính trị mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Hà Nội đang nỗ lực phấn đấu để hiện thực hóa mục tiêu.
Xem thêm
Phiên bản di động