Đề xuất sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô
Hà Nội đề xuất sớm sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô Chủ tịch Quốc hội: Phải xác định rõ vị trí của Thủ đô là trái tim của cả nước Để Thủ đô phát triển xứng tầm |
Kết quả chưa như mong muốn
Tổng kết 8 năm thi hành Luật Thủ đô, UBND Thành phố cho biết, trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2016-2020, kinh tế Thủ đô tăng trưởng khá, đóng góp tích cực trong tăng trưởng của cả nước, bình quân 2016-2020 tăng 6,73%, mặc dù không đạt kế hoạch đề ra do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, nhưng cũng cao hơn bình quân chung cả nước. Thủ đô ngày càng xứng đáng hơn với vai trò là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Luật Thủ đô đã có những tác động tích cực nhất định, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Ảnh minh họa: Viết Thành |
Thành phố đã huy động được nguồn vốn đầu tư tương đối lớn cho phát triển kinh tế - xã hội. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, thuận lợi hơn. Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú; phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đạt kết quả quan trọng; phát triển khoa học và công nghệ được đẩy mạnh; an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của nhân dân được bảo đảm và nâng cao…
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, việc tổ chức thi hành Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết thi hành còn chưa đạt kết quả như mong muốn. Về phát triển kinh tế, mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của cả nước với sức chống chịu khá tốt trước những tác động từ bên ngoài và đại dịch Covid-19, nhưng nhìn chung kinh tế Thủ đô phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Thành phố.
Theo UBND Thành phố, việc sửa Luật Thủ đô cần được tập trung nghiên cứu, đề xuất vào các chính sách như sau: Tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, đẩy mạnh phân quyền, phân cấp cho Thủ đô được chủ động quyết định về tổ chức, bộ máy, cơ chế tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức, biên chế, chế độ hợp đồng chuyên môn, tiền lương, thu nhập; chính sách thu hút, huy động nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó, có chính sách nâng cao năng lực, tính ổn định về tài chính, ngân sách của Thủ đô; huy động nguồn lực đầu tư của xã hội cho phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô; chính sách về quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị, nhà ở xã hội, phát triển hạ tầng kỹ thuật; chính sách về bảo vệ môi trường và huy động, khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai; chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, công nghệ cao, phát triển nông thôn. |
Một số mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ trong công tác quy hoạch chưa đạt yêu cầu về tiến độ đề ra, chất lượng của một số đề án quy hoạch, quản lý quy hoạch còn hạn chế. Tỷ lệ đô thị hóa thấp, phát triển chưa đồng đều. Về phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, công tác bảo tồn, khai thác, phát huy vai trò của văn hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập, phát triển chưa tương xứng với các tiềm năng, thế mạnh, vai trò, vị thế của Thủ đô.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thi hành pháp luật nói chung, Luật Thủ đô nói riêng có nơi, có lúc còn thiếu quyết liệt, ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm. Trong tổ chức thi hành luật còn có biểu hiện buông lỏng quản lý ở một số khâu, sự phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương và Thành phố trong thi hành Luật Thủ đô có lúc còn chưa chặt chẽ…
Bên cạnh đó, một số nội dung của Luật Thủ đô chậm hoặc chưa được quy định chi tiết để thực hiện thống nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả thi hành Luật. Việc tham mưu, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, bất cập trong thi hành Luật chưa kịp thời. Nhiều vấn đề lớn do lịch sử để lại từ trước khi ban hành Luật đến nay vẫn chưa có đủ điều kiện để giải quyết dứt điểm như vấn đề trường học, bệnh viện, trục đường giao thông, thoát nước, nhà tập thể, chung cư cũ, biệt thự cũ, nhà siêu mỏng, siêu méo, các dự án xây dựng cao tầng trong nội đô...
Khẳng định giá trị của Luật Thủ đô
Chính vì vậy, thành phố Hà Nội đề xuất sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thi hành Luật Thủ đô nói riêng và pháp luật về Thủ đô nói chung, kịp thời đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật.
Đồng thời, tiếp tục sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, nâng cao chất lượng, trình độ, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị, Nghị quyết số 115/2020/QH14 về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với Hà Nội…
Ảnh minh họa: Viết Thành |
Về định hướng sửa đổi, thành phố Hà Nội xác định sửa Luật Thủ đô nhằm kịp thời thể chế các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn trong Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2021-2030, định hướng đến 2045; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII; tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện đồng bộ Quy hoạch Thành phố và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau khi được điều chỉnh, ban hành).
Đồng thời, tạo cơ chế để hoàn thiện tổ chức, bộ máy chính quyền Thành phố theo hướng tinh gọn, hiện đại, chuyên nghiệp, giảm tầng nấc trung gian, năng động, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm mô hình chính quyền đô thị và nông thôn. Tăng cường phân quyền, phân cấp cho Thủ đô trên các lĩnh vực, tổ chức bộ máy chính quyền, biên chế, tài chính - ngân sách, đầu tư, xây dựng, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, an sinh xã hội, nông nghiệp, giữ gìn an ninh trật tự... nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, tăng tính tự quản, tự chịu trách nhiệm của Thành phố.
Xây dựng những cơ chế chính sách mới, có tính chất đặc thù, vượt trội về mặt thể chế, phù hợp với vị trí, vai trò đặc biệt, tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, phù hợp điều kiện thực tiễn và mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội “xanh, thông minh - hiện đại", với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước". Thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để Thủ đô phát triển nhanh và bền vững, trở thành động lực phát triển của vùng, của đất nước. Đặc biệt, Thành phố đề xuất: “Khẳng định giá trị của Luật Thủ đô, nguyên tắc "ưu tiên áp dụng Luật Thủ đô khi có sự mâu thuẫn, quy định khác nhau giữa Luật Thủ đô và Luật chuyên ngành". /.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới
Nhịp sống Thủ đô 03/11/2024 07:16
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20