Đề xuất ban hành Luật Bảo vệ người làm việc tốt
Cần thiết duy trì quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước | |
Hiệp định Bảo hộ đầu tư tăng cường gắn kết giữa Việt Nam và EU | |
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội trực tiếp đi kiểm tra công tác tổ chức đại hội |
Sáng 22/5, trình bày Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, trong năm 2019, Quốc hội đã xem xét, thông qua 18 Luật, 3 Nghị quyết và cho ý kiến đối với 10 dự án luật khác; Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 3 Nghị quyết về điều chỉnh Chương trình năm 2019.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Tờ trình dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV |
Theo Chương trình đã được quyết định, tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020), Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật đã được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019) và Nghị quyết về Chương trình năm 2021; đồng thời cho ý kiến đối với 7 dự án luật khác.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, thời gian qua, công tác xây dựng pháp luật từ khâu chuẩn bị đề xuất đưa dự án vào chương trình đến xem xét, thông qua tiếp tục có những cải tiến, đổi mới. Công tác phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội và cơ quan, tổ chức có liên quan ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, việc lập và thực hiện Chương trình vẫn còn những hạn chế chậm được khắc phục như: Tính dự báo của Chương trình không cao; việc đề nghị điều chỉnh Chương trình để bổ sung dự án vẫn còn nhiều, trong đó có không ít dự án được đề nghị bổ sung vào thời điểm gần sát kỳ họp Quốc hội, gây khó khăn, bị động cho các cơ quan của Quốc hội; tình trạng xin lùi thời gian trình hoặc rút dự án ra khỏi Chương trình do chưa chuẩn bị kịp, không bảo đảm chất lượng vẫn còn; việc lấy ý kiến trong quá trình xây dựng dự án nhiều trường hợp còn hình thức, hiệu quả thấp, đối tượng được lấy ý kiến chưa đầy đủ; việc rà soát để nhận diện những quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo nhằm đề xuất sửa đổi, bổ sung ngay trong quá trình soạn thảo trong một số trường hợp chưa được chú trọng dẫn đến nội dung dự án, dự thảo trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chỉ rõ, nguyên nhân của những hạn chế nêu trên chủ yếu là do khâu tổ chức thực hiện chưa tốt, kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật chưa nghiêm; một số cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quy trình xây dựng pháp luật chưa phát huy hết trách nhiệm, nhất là trong công tác chuẩn bị dự án.
Bên cạnh đó, trong lập đề nghị xây dựng luật, một số cơ quan được giao chủ trì chuẩn bị chưa có sự quan tâm, đầu tư thoả đáng, chưa bám sát yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chưa chú trọng công tác tổng kết, đánh giá tác động của chính sách cũng như việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan, đối tượng chịu sự tác động của chính sách theo quy định, chưa trù liệu được hết các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng chuẩn bị dự án.
Tham gia thảo luận về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) đã đề xuất Quốc hội cần nghiên cứu ban hành đạo luật mới, đó là Luật Bảo vệ người làm việc tốt. Theo đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, do xã hội ngày càng phát triển và quy định pháp luật cũng ngày càng bao quát đến gần hết các hành vi của con người trong đời sống xã hội nên hành vi đạo đức dần bị thu hẹp.
“Nhiều việc chúng ta thấy người ngoài xã hội vô cảm trước những khó khăn, vô cảm trước các nguy hiểm có thể xảy ra với người khác. Một phần ít trong số đó là những người không tốt, còn lại một số người không giúp đỡ người khác là do họ có tâm lý sợ phiền hà, trách nhiệm về tâm lý, sợ bị hiểu nhầm”, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh nhấn mạnh.
Cũng theo đại biểu đoàn Bình Định, người làm việc tốt có thể giúp đỡ người khác không mong được trả ơn, nhưng họ không làm bởi hành động của họ có rủi ro mà chưa được pháp luật bảo vệ, bởi ngoài tự bảo vệ cho bản thân thì họ phải chăm lo cho gia đình. Pháp luật mà chỉ quy định việc tốt là nghĩa vụ thì sẽ bị hạn chế vì từng con người mong muốn làm việc tốt", ông Nguyễn Văn Cảnh nói.
Từ đó, để phát huy hành vi đạo đức trong xã hội, ông Cảnh đề nghị Quốc hội ban hành luật Bảo vệ người làm việc tốt. Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh từng được biết đến với nhiều đề xuất gây chú ý. Năm 2017, khi thảo luận tình hình kinh tế xã hội ở hội trường Quốc hội, ông Cảnh đề nghị Chính phủ điều chỉnh giờ làm việc của công chức khối hành chính dịch vụ công và khối giáo dục công lập ở các đô thị trên khắp cả nước từ 8 giờ 30, kết thúc lúc 17 giờ, nghỉ trưa một giờ vì cho rằng thế giới đã nghiên cứu và áp dụng giờ làm như vậy là hợp lý.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027
Tin khác
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Tin mới 24/12/2024 08:21
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Tin mới 24/12/2024 08:07
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40