Đề thi môn Toán vừa sức nhưng vẫn đảm bảo tính phân hóa

(LĐTĐ) Đề thi môn Toán kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2024-2025 của Hà Nội được nhiều thí sinh đánh giá là vừa sức, không đánh đố nhưng vẫn có tính phân hóa nhất định.
Các điểm thi chủ động phương án ứng phó với diễn biến thời tiết phức tạp Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội bác bỏ thông tin lộ đề thi môn Ngữ văn Không có thí sinh vi phạm Quy chế thi trong buổi thi môn Toán

Sáng 9/6, gần 106.000 thí sinh Hà Nội đã hoàn thành bài thi môn Toán - môn thi cuối cùng của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2024-2025. Với sự chỉ đạo sát sao từ sớm của Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh Thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cùng các lực lượng tại điểm thi, các thí sinh tới điểm thi thuận lợi, an toàn, không bị ảnh hưởng nhiều bởi cơn mưa buổi sáng.

Đề thi môn Toán vừa sức nhưng vẫn đảm bảo tính phân hóa
Thí sinh rời khỏi điểm thi Trường THPT Kim Liên (quận Đống Đa).

Rời khỏi điểm thi Trường THPT Kim Liên (quận Đống Đa), thí sinh Ngô Quỳnh Anh (học sinh Trường Trung học cơ sở Quang Trung, quận Đống Đa) cho biết em thấy đề thi hơi dài nhưng không quá khó, quen thuộc với quá trình ôn tập tại trường. “Cả 3 bài thi em làm khá tốt nên em tin rằng mình sẽ đỗ nguyện vọng 1 vào Trường THPT Kim Liên”, Quỳnh Anh chia sẻ.

Còn thí sinh Nguyễn Vy An (học sinh Trường Trung học cơ sở Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân) cho rằng có vài chi tiết trong đề khiến học sinh phải tỉnh táo để không bị mắc bẫy. Tuy nhiên, Vy An cho biết, em tự tin với điểm 9 trở lên cho bài thi này.

Dự thi tại điểm thi Trường Trung học cơ sở Lê Ngọc Hân (quận Hai Bà Trưng), thí sinh Dương Nhật Minh chia sẻ, do hai môn thi Ngữ văn và Ngoại ngữ ngày hôm qua không được như ý nên em dồn sức cho môn thi Toán để “gánh” điểm tổng. Tuy nhiên, Nhật Minh cũng chỉ làm được khoảng 2/3 đề thi và không chắc chắn về kết quả bài làm.

Theo đánh giá của thầy giáo Nguyễn Mạnh Cường (giáo viên môn Toán, Hệ thống giáo dục HOCMAI), đề thi môn Toán vẫn giữ được tính ổn định về cấu trúc so với các năm gần đây, đồng thời bám sát cấu trúc định dạng và đề minh họa do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố ngày 2/5 nhưng có sự giảm nhẹ về độ khó. Bên cạnh đó, đề thi cũng có sự phân hóa để đảm bảo yêu cầu, tính chất của một đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT.

Cấu trúc đề thi vẫn bao gồm 5 bài toán lớn, mỗi bài gồm nhiều ý nhỏ được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó với các dạng bài đã rất quen thuộc nhằm tránh gây ra sự xáo trộn, bỡ ngỡ cho các thí sinh. Mặc dù đề thi có sự giảm nhẹ về độ khó so với đề minh họa của Sở Giáo dục và Đào tạo nhưng vẫn có sự phân hóa tốt.

Đề thi môn Toán vừa sức nhưng vẫn đảm bảo tính phân hóa
Như vậy, gần 106.000 thí sinh Hà Nội đã hoàn thành các bài thi của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2024-2025.

Cụ thể, bài 1 là dạng quen thuộc và không gây khó khăn cho các bạn thí sinh khi làm bài. Ý 3 có thể mất điểm nếu thí sinh thiếu điều kiện x≠1. Bài 2 giữ nguyên tính ổn định về cấu trúc và dạng bài. Ý đầu là bài toán giải bài toán bằng cách lập phương trình - hệ phương trình có yếu tố thực tế. Thí sinh cần có khả năng phân tích đề, chọn từ khóa và dữ kiện mấu chốt để giải quyết bài toán. Ý thứ 2 là câu hỏi liên quan đến hình học không gian, thí sinh chỉ cần vận dụng đúng công thức là tìm ra đáp án.

Bài 3 là các dạng bài quen thuộc và có giảm nhẹ về độ khó (ý 2b). Cấu trúc bài toán tương tự như các năm gần đây, gồm câu hỏi giải hệ phương trình đưa về bậc nhất và câu hỏi về sự tương giao giữa đồ thị hai hàm số. Trong đó, ý 2b thí sinh cần vận dụng định lí Vi-et để xử lí (biểu thức đề bài cho đã giảm bớt các bước biến đổi để vận dụng định lí).

Tương tự như đề thi các năm trước, bài 4 là một bài toán về hình học và các dạng bài xuất hiện trong các câu hỏi đều là dạng bài quen thuộc như chứng minh tứ giác nội tiếp, chứng minh góc bằng nhau, chứng minh đẳng thức và chứng minh đường thẳng đi qua điểm. Và ý c của bài toán vẫn luôn là câu hỏi khó, dành để phân loại thí sinh. Tuy nhiên, các yêu cầu về mặt kiến thức và kỹ năng đều có sự giảm nhẹ so với đề thi năm trước và so với đề minh họa.

Bài 5 vẫn là bài toán về bất đẳng thức và là câu hỏi có tính phân loại của đề. Bài toán giảm về độ khó và để giải quyết bài toán, thí sinh cần vận dụng linh hoạt các kỹ năng biến đổi biểu thức và áp dụng bất đẳng thức hợp lí, đúng thời điểm với các dữ kiện đề bài đã cho.

“Dự kiến, mức điểm trung bình của thí sinh có thể rơi vào khoảng 7 điểm”, thầy giáo Nguyễn Mạnh Cường nhận định.

T.P - P.N

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tuyến metro số 1: Giải quyết khiếu nại của nhà thầu bằng Trung tâm trọng tài

Tuyến metro số 1: Giải quyết khiếu nại của nhà thầu bằng Trung tâm trọng tài

(LĐTĐ) Hàng loạt vấn đề như điều chỉnh thời gian thi công, đội vốn, khiếu nại của nhà thầu… đang khiến dự án đường sắt đô thị tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) chưa thể hoàn thành dù khối lượng tổng thể hiện đã đạt tới 98,31%.
Chắp cánh để sản phẩm sáng tạo ra thế giới

Chắp cánh để sản phẩm sáng tạo ra thế giới

(LĐTĐ) Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sản phẩm sáng tạo của Hà Nội đã vươn xa hơn trên thị trường nhờ được lan tỏa thông qua các phương tiện truyền thông. Có thể nói, báo chí đã có những đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền mở ra cơ hội cho những sản phẩm khởi nghiệp - sáng tạo của Thủ đô.
Bao giờ giáo viên mầm non được công nhận là nghề đặc thù nặng nhọc, độc hại?

Bao giờ giáo viên mầm non được công nhận là nghề đặc thù nặng nhọc, độc hại?

(LĐTĐ) Trước thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét đưa đối tượng giáo viên mầm non là ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nhiều giáo viên mầm non thực sự quan tâm vấn đề này.
Nền tảng để xây dựng thành phố thông minh

Nền tảng để xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác chuyển đổi số ở Thủ đô Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả khả quan. Chuyển đổi số đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà, đến từng đối tượng” nhằm hướng tới xây dựng Thành phố thông minh và mục tiêu cao nhất là phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Lan tỏa Lao động Thủ đô giữa vùng đất phương Nam

Lan tỏa Lao động Thủ đô giữa vùng đất phương Nam

(LĐTĐ) Hai năm thành lập (từ tháng 4/2022) Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chưa phải là nhiều, nhưng trong quãng thời gian đó, với sự đam mê nghề nghiệp, phóng viên của Báo đã dấn thân trong những tuyến tin bài điều tra, phản ánh, mang đậm hơi thở cuộc sống của vùng đất phương Nam.
Vượt qua thách thức  “kỷ nguyên số”

Vượt qua thách thức “kỷ nguyên số”

(LĐTĐ) Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ góp phần tạo thuận lợi cho nhiều lĩnh vực phát triển, trong đó có lĩnh vực thông tin - truyền thông, báo chí. Việc đổi mới tư duy, cách làm báo, đặc biệt là việc tiếp cận với công nghệ với người làm nghề là tất yếu. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, nếu không bắt kịp với sự phát triển này, các cơ quan báo chí cũng như đội ngũ người làm báo sẽ bị tụt hậu.
Sát cánh vì thành phố bình yên

Sát cánh vì thành phố bình yên

(LĐTĐ) Thời gian qua công tác phối hợp giữa các cơ quan báo chí với lực lượng Công an nhân dân ngày càng chặt chẽ, đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, Báo Lao động Thủ đô là một trong những đơn vị đồng hành cùng lực lượng Công an, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn Thủ đô, đặc biệt vì sự bình yên của Thành phố.

Tin khác

Vì kỳ thi tốt nghiệp THPT an toàn, nghiêm túc

Vì kỳ thi tốt nghiệp THPT an toàn, nghiêm túc

(LĐTĐ) Với 108.573 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, thành phố Hà Nội xác định việc chuẩn bị kỹ càng, toàn diện là yếu tố quan trọng để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, thành công.
Dành ưu tiên cao nhất, tạo thuận lợi cho thí sinh

Dành ưu tiên cao nhất, tạo thuận lợi cho thí sinh

(LĐTĐ) Ngày 20/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 giữa Ban Chỉ đạo quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với Ban Chỉ đạo kỳ thi của 63 tỉnh, thành phố. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng (Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia) chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Bộ GD&ĐT.
Hà Nội: 21.554 thí sinh đăng ký miễn thi bài thi Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hà Nội: 21.554 thí sinh đăng ký miễn thi bài thi Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội có 21.554 thí sinh đăng ký miễn thi bài thi Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Đề thi tốt nghiệp THPT bảo đảm xuất ngẫu nhiên câu hỏi từ ngân hàng đề

Đề thi tốt nghiệp THPT bảo đảm xuất ngẫu nhiên câu hỏi từ ngân hàng đề

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã xây dựng quy trình ra đề thi bảo đảm xuất ngẫu nhiên các tổ hợp câu hỏi từ ngân hàng câu hỏi thi.
Không được yêu cầu thí sinh phải đăng ký nguyện vọng 1 trên Hệ thống mới được xét tuyển

Không được yêu cầu thí sinh phải đăng ký nguyện vọng 1 trên Hệ thống mới được xét tuyển

(LĐTĐ) Các cơ sở đào tạo không được yêu cầu thí sinh phải đăng ký nguyện vọng 1 trên Hệ thống tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) mới được xét tuyển (trừ trường hợp thí sinh đăng ký vào các cơ sở đào tạo Công an, Quân đội).
Chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, hơn 1 tuần nữa, kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 sẽ diễn ra trên cả nước, với hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi. Việc chuẩn bị tổ chức kỳ thi có quy mô lớn nhất trong năm đòi hỏi phải làm nhiều việc.
Lá cờ đầu trong sự nghiệp phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo của Thủ đô

Lá cờ đầu trong sự nghiệp phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo của Thủ đô

(LĐTĐ) Ba Đình là quận gắn với những sự kiện chính trị trọng đại, là trung tâm về hành chính, chính trị, giáo dục, y tế…, có vị trí quan trọng của đất nước cũng như Thủ đô Hà Nội. Những năm qua, với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngành Giáo dục quận Ba Đình luôn được xếp ở vị trí tốp đầu tiêu biểu trong 30 quận, huyện, thị xã của Thành phố.
Đại học Quốc gia TP.HCM thừa nhận có "lỗi kỹ thuật" khi công bố điểm thi đánh giá năng lực

Đại học Quốc gia TP.HCM thừa nhận có "lỗi kỹ thuật" khi công bố điểm thi đánh giá năng lực

(LĐTĐ) Ngày 14/6, Hội đồng kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đã rà soát và phát hiện có lỗi kỹ thuật xảy ra trong quá trình tải kết quả thi lên hệ thống để công bố tới thí sinh, khiến một số thí sinh nhận được kết quả thi không đầy đủ.
Lưu ý khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Lưu ý khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Atlat Địa lí Việt Nam là vật dụng thí sinh được phép mang vào phòng thi để phục vụ quá trình làm bài thi môn thi thành phần Địa lí (thuộc bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội) của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT). Tuy nhiên, thí sinh cần lưu ý quy định đối với tài liệu này.
Thêm 4 trường đại học của Việt Nam lần đầu lọt vào bảng xếp hạng có tầm ảnh hưởng

Thêm 4 trường đại học của Việt Nam lần đầu lọt vào bảng xếp hạng có tầm ảnh hưởng

(LĐTĐ) Việt Nam có 13 trường đại học trong bảng xếp hạng Impact Ranking của THE, tăng 4 trường so với năm ngoái. Đại học Nguyễn Tất Thành lần đầu góp mặt, đạt thứ hạng cao nhất trong nhóm 301 - 400. Bảng xếp hạng đánh giá việc thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động