Để Thành phố không còn rác thải nhựa!

(LĐTĐ) Chất thải nhựa khó phân hủy kéo dài gây ô nhiễm môi trường, chi phí xử lý tốn kém… là những tác hại nhãn tiền dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là ô nhiễm trắng. Tại Hà Nội, hiện phong trào hạn chế rác thải nhựa đã và đang đem lại nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh với câu chuyện này thì tuyên truyền thôi chưa đủ, bên cạnh nâng cao nhận thức chung của người dân thì còn cần hoàn thiện chính sách, tăng thuế, khuyến khích tái chế…
Những cách làm hay để giảm thiểu rác thải nhựa Phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường Trách nhiệm không của riêng ai
Để Thành phố không còn rác thải nhựa!
Rác thải nilon tồn đọng trong nội đô. Ảnh P.Ngân

Len lỏi khắp mọi nơi

Ống hút, thìa, nhựa dùng một lần, hộp xốp, nước đóng chai nhựa, những chiếc túi nilon làm từ nhựa... là những vật dụng được sử dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày bởi tính tiện lợi và giá thành rẻ. Phổ biến nhất là tại khu vực chợ dân sinh, các cửa hàng đồ ăn nhanh, quán ăn... ở đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp túi nilon và đồ nhựa dùng một lần.

Hậu quả là rác thải nhựa và nilon phát sinh không ngừng, có mặt ở khắp nơi, từ đường phố, đồng ruộng, trong lòng đất đến sông ngòi, ao, hồ, kênh mương và rộng hơn là lan tràn ra cả đại dương...

Phải khẳng định, rác thải nhựa đã và đang trở thành một thách thức lớn đối với cộng đồng, gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Khi đốt, rác thải nhựa sẽ tạo ra khí thải có chất độc, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường không khí và sức khỏe con người.

Theo ghi nhận thực tế, sở dĩ việc người dân sử dụng túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng một lần hiện vẫn còn khá phổ biến, xuất phát từ căn nguyên tiện lợi, đáp ứng công năng bao gói, chứa đựng hàng hóa và giá thành sản xuất rẻ. Tìm hiểu được biết, ở các chợ dân sinh, túi nilon có nhiều loại cỡ từ 0,5kg, 2kg đến 5kg đều có giá bán từ 27.000 - 45.000 đồng/kg tùy từng chất lượng túi. Về số lượng, loại túi 5kg thì được khoảng 150.000 – 200.000 đồng/kg, còn loại 2kg sẽ được 300.000 – 350.000 đồng/kg. Tại Hà Nội, trong một số siêu thị lớn, với túi nilon đựng rác sẽ có giá từ 30.000 - 100.000 đồng/kg; còn túi nilon bọc thực phẩm sẽ có giá 80.000 - 250.000 đồng/kg.

Khảo sát của phóng viên tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội như: Chợ Hà Đông, Chợ Xốm, Nam Trung Yên… cho thấy, hiện thay đổi về suy nghĩ của người dân về việc giảm thiểu rác thải nhựa, trong đó gần gũi nhất là túi nilon đã có song chưa hoàn toàn phổ biến. Chẳng hạn, ở chợ Xốm (Phú Lãm, Hà Đông) thời điểm tan tầm, không ít người sau khi tan làm, đã tìm đến chợ để mua sắm thực phẩm. Đáng nói, người dân đi chợ mua sắm ra về ai cũng cầm trên tay rất nhiều loại túi nilon đựng đồ khác nhau.

Anh Nguyễn Văn M. (trú tại Tổ 5) cho biết, bản thân đã nghe tuyên truyền nhiều về tác hại của các sản phẩm nhựa, đặc biệt là đồ nhựa sử dụng một lần. Tuy nhiên, để hạn chế đồ nhựa dùng một lần, gần nhất như việc hạn chế dùng túi nilon là việc không phải dễ, bởi đó là thói quen khi mua hàng. “Đôi khi tôi ở góc độ người tiêu dùng cũng rất bị động trong việc hạn chế dùng túi nilon. Từ trước đến giờ khi đi chợ mua bất kỳ món đồ nào tôi cũng được người bán cho vào túi nilon mang về, có khi mỗi thứ được đựng trong một túi. Nhiều khi chỉ mua vài ba quả chanh tươi hay ít tỏi khô, mấy cây hành lá, mớ rau cũng phải để vào túi nilon cho tiện” - anh Nguyễn Văn M chia sẻ.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách

Một trong những biện pháp để “mưa dầm thấm lâu” trong giảm thiểu chất thải nhựa chính là tuyên truyền. Việc tuyên truyền sâu rộng, đúng trọng điểm, trọng tâm đến mỗi người dân sẽ dẫn đến thay đổi nhận thức và hành động. Từ đó, việc làm nhỏ nhưng ý nghĩa lớn sẽ được nhân lên trong từng khu phố, đến trường học, nơi công cộng, nhà hàng, khách sạn… rộng hơn nữa tại nơi công sở, các đơn vị doanh nghiệp, tập đoàn lớn.

Để Thành phố không còn rác thải nhựa!
Rác thải nhựa, trong đó có túi ni lông là những chất khó phân hủy và gây tác hại dài lâu với môi trường

Không nói đâu xa, tại Hà Nội để thay đổi nhận thức tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần, túi nilon khó phân hủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 232/KH-UBND (ngày 25/10/2020) về việc phòng, chống rác thải nhựa và túi nilon đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó, để hạn chế rác thải nhựa ở "nguồn" lớn nhất là hệ thống siêu thị, nhà hàng...

Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục tuyên truyền đến các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, siêu thị, chuỗi nhà hàng, khách sạn trên địa bàn thành phố cam kết chung tay cùng Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố giảm thiểu rác thải nhựa; đẩy mạnh hoạt động thu hồi, tái chế, tái sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa sử dụng một lần…

Đồng thời, các đơn vị đưa ra lộ trình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường; xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất bao bì thân thiện với môi trường từ năm 2020. Đây là động thái rất lớn thể hiện sự chủ động của Hà Nội với công tác này. Đặc biệt, thể hiện quyết tâm của chính quyền thành phố trong thay đổi thói quen của người tiêu dùng.

Đồng tình với cách đa dạng hình thức tuyên truyền, nhưng nhất thiết phải có những chính sách, hành động mạnh mẽ để “nói không với rác thải nhựa”, PGS.TS Bùi Thị An - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội cho rằng, trước mắt chúng ta cần có chính sách và cơ chế để dẹp tận gốc vấn đề rác thải nhựa. Nói cách khác, các nhóm giải pháp đang được tích cực triển khai song quan trọng nhất vẫn là trách nhiệm của cơ quan quản lý và người được giao thực hiện phải làm quyết liệt, thường xuyên, đến cùng thì mới giải quyết được vấn đề.

“Đầu tiên đó là phải dùng kinh tế đánh vào kinh tế. Nhưng đánh vào “nồi cơm” của ai, nhà sản xuất hay người tiêu dùng, đó là việc cần bàn, nhưng theo tôi các cấp các ngành cần tham mưu Thành phố đưa ngành tái chế rác thành mô hình kinh tế tuần hoàn. Điều này sẽ mang lại lợi ích về kinh tế với đất nước và sức khoẻ con người” - PGS.TS Bùi Thị An bày tỏ quan điểm.

Rõ ràng, để công cuộc phòng, chống rác thải nhựa thực sự hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực của các cấp chính quyền, bản thân mỗi người dân cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia chống rác thải nhựa bằng các sáng kiến và hành động thiết thực. Cụ thể, thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi nilon thông qua việc mua sắm, trong sinh hoạt, làm việc, lao động thường ngày; sử dụng thay thế bằng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường như giấy, tre, nứa, cói...

Tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống bằng những hành động nhỏ nhất như phân loại, tái chế, tái sử dụng rác thải nhựa vào các mục đích khác mà không gây độc hại cho con người. Khi mua hàng nên mang theo làn, giỏ, túi hoặc sử dụng giấy, lá chuối, lá sen để bao gói.

Cùng đó, về phía cơ quan quản lý cũng rất cần đẩy mạnh việc tuyên truyền từ đó, giúp thay đổi thói quen của người dân trong việc thải bỏ rác thải nhựa ra môi trường. Sau khi sử dụng xong không được tự ý đốt hay chôn lấp mà phải phân loại riêng, để công ty môi trường thu gom và tiêu hủy theo quy định. Đặc biệt, phải sớm có những cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư cần thiết và phù hợp để doanh nghiệp mạnh dạn tham gia đầu tư vào tái chế rác thải, cơ chế pháp lý để xử lý các vi phạm./.

Manh nha xuất hiện ô nhiễm vi nhựa trong nước

Hiện nay nhóm nghiên cứu của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng độc hại của nhựa siêu vi trong trầm tích đến động vật đáy hồ nội thành Hà Nội”. Đây là đề tài cấp Nhà nước, được thực hiện trong 3 năm (từ 9/2019 đến 8/2022). Mục tiêu nhằm đánh giá hàm lượng vi nhựa trong các hồ của Hà Nội, đánh giá tác động của vi nhựa đối với động vật đáy, thảm thực vật đáy và môi trường. Theo đó, thời gian qua, nhóm nghiên cứu đã thực hiện lấy mẫu trên 2 hồ của Hà Nội là hồ Tây (hồ tự nhiên) và hồ Yên Sở (hồ điều hòa, nhân tạo, nơi xử lý nước thải của 4 quận phía Đông Nam). Thông qua việc phân tích động vật đáy, trầm tích… chúng tôi sẽ xác định có bao nhiêu mảnh vi nhựa, màu sắc, kích cỡ của nó trong nước và tồn tại trong sinh vật tại hồ. Cho đến thời điểm này, khi phân tích 2 hồ ở Hà Nội, kết quả ban đầu chỉ ra rằng các hồ có sự ô nhiễm và có hàm lượng vi nhựa lớn, chủ yếu phát sinh từ rác thải sinh hoạt và việc xử lý rác thải.

Tiến sĩ Nguyễn Mai Hương -Phó khoa Nước, Môi trường và Hải dương học (trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội)

Thêm chính sách mạnh hướng tới người tiêu dùng

Để Thành phố không còn rác thải nhựa!

Những năm qua, đánh thuế túi nilon đã được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, để thực thi quy định thì còn rất nhiều bất cập. Việc đánh thuế vào nhà sản xuất chưa thực sự hiệu quả và gần như không thu được thuế bởi các hộ sản xuất nilon là kinh doanh cá thể ở xã, phường, hộ gia đình có mức đóng thuế rất thấp. Chính vì vậy, vì túi nilon quá rẻ nên người bán hàng vẫn còn phát miễn phí cho người dân và thói quen sử dụng túi nilon, đồ nhựa một lần vẫn còn phổ biến. Một số nước trên thế giới đã áp dụng phương thức đánh thuế vào người tiêu dùng. Việc đánh thuế vào người tiêu dùng sẽ phải có hiệu quả ngay lập tức. Ví dụ, nếu người dân đi vào siêu thị mua hàng, nếu muốn sử dụng túi nilon mà buộc phải bỏ tiền mua túi nilon đó, đấy là thuế đánh vào người tiêu dùng, người đó sẽ không mua túi đó nữa thay vào đó là mang giỏ từ nhà đi. Hiện nay chúng ta vẫn đang từng bước hiện thực hóa qua các hoạt động hướng đến năm 2025 Việt Nam sẽ không còn túi nilon và rác thải nhựa dùng một lần. Để đến lộ trình đó có rất nhiều giải pháp. Một trong những vấn đề chúng ta đang chưa phát huy được đó là việc tái chế rác. Để tái chế được tốt thì phải thu gom và phân loại được tốt ngay tại nguồn. Nếu chúng ta phân loại được ngay nilon và nhựa tại nguồn thì việc tái chế rất thuận lợi.

Ông Vũ Minh Lý - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Cần một lộ trình để hướng đến kinh tế tuần hoàn

Để Thành phố không còn rác thải nhựa!

Kinh tế tuần hoàn là khái niệm đã được nhắc đến từ lâu, gần đây tại Việt Nam kinh tế tuần hoàn được nhắc đến nhiều khi mà vấn đề ô nhiễm môi trường, rác thải nhựa quá nhiều đang ngày càng nghiêm trọng. Vấn đề về xử lý rác thải đặc biệt là rác thải nhựa không chỉ áp lực về kinh tế mà còn cả cho hệ thống chính trị, xã hội. Cho nên chúng ta cần tìm một lối đi, đó là kinh tế tuần hoàn. Kinh tế tuần hoàn sẽ cho thấy rõ lợi ích, cả cho doanh nghiệp và giảm chi phí xã hội do môi trường gây ra. Điều kiện quan trọng nhất để phát huy lợi ích này là cần thể chế và một lộ trình để hướng đến kinh tế tuần hoàn để xác định vai trò của các bên liên quan để đặt ra các mục tiêu định hướng cho toàn quốc gia. Trong đó, doanh nghiệp vẫn là động lực lớn nhất để chuyển dịch sang kinh tế tuần hoàn. Thứ 2 là điều kiện về mặt kỹ thuật. Thứ 3, rất quan trọng là nhận thức của người dân. Phải tạo ra cầu thì mới thúc đẩy cung. Sau khi tôi đã rà soát các nước thành công về kinh tế tuần hoàn cũng như xuất sắc về quản lý chất thải thì việc phân loại rác thải tại nguồn là điều kiện tiên quyết. Việc phân loại rác thải tại nguồn hiện nay là một điểm tốt của giới trẻ. Chúng ta có thể thay đổi thói quen cũ, áp dụng tốt hơn về kinh tế tuần hoàn thông qua phân loại rác tại nguồn.

TS. Nguyễn Hoàng Nam - Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường

Phương Ngân – Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

(LĐTĐ) Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ có đề cập tới nhiệm vụ của Hà Nội trong việc cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở không bảo đảm tiêu chuẩn. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, ngay trong năm 2024 Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có nhiều hành động thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, đảm bảo chỗ ở cho người dân, góp phần hạ nhiệt giá chung cư.
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, mô hình nông nghiệp sinh thái đang giúp gắn kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, mang lại giải pháp phát triển bền vững cho khu vực miền núi. Nhờ áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp, canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, người dân không chỉ cải thiện năng suất cây trồng mà còn bảo vệ đất đai, giảm thiểu ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học.
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị vừa xử lý và yêu cầu tài xế xe buýt nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, vận hành xe buýt an toàn cho hành khách.
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

(LĐTĐ) Mới đây, tại TP. Đà Nẵng, Doanh nhân văn hóa, Nghệ nhân quốc gia Vũ Minh Châu - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu đã vinh dự được Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam và nhiều giải thưởng cao quý khác.
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú, Hà Đông) trong khung giờ từ 23h ngày 22/12.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 22/12, trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C

(LĐTĐ) Dự báo ngày 21/12, khu vực Hà Nội không mưa ngày nắng, nhiệt độ từ 12 đến 23 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ

(LĐTĐ) Dự báo ngày 20/12, khu vực Hà Nội trời ít mây không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 19/12, trời ít mây, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, ngày nắng nhẹ, nhiệt độ từ 13 đến 23 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 18/12, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây hửng nắng.
Để Thủ đô xanh bền vững

Để Thủ đô xanh bền vững

(LĐTĐ) Nhằm cụ thể hoá Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh... thành phố Hà Nội đã xây dựng định hướng, tầm nhìn “chiến lược xanh” vào hai quy hoạch và Luật Thủ đô sửa đổi. Song song với các chiến lược dài hại, Hà Nội cũng đang xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với định hướng “Xanh, thông minh, thành phố kết nối toàn cầu”.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 17/12, khu vực Hà Nội sáng sớm trời rét, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 16/12, khu vực Hà Nội không mưa, trời rét, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 11 - 14 độ C.
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch

TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành quyết định phê duyệt danh sách, số lượng tuyến và tần suất vớt đối với các tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy cần thực hiện vớt, thu gom chất thải rắn trên địa bàn.
Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"

Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"

(LĐTĐ) Trong bối cảnh phát triển đô thị, huyện Thanh Trì (Hà Nội) có khoảng 100 thôn làng, tổ dân phố có nghĩa trang nhân dân không di dời, nên việc biến các nghĩa trang thành công viên tâm linh, vườn hoa cây xanh là một trong những mô hình sáng tạo làm đẹp cảnh quan đô thị.
Xem thêm
Phiên bản di động