Để người dân và doanh nghiệp đều lợi
Hà Nội: Rà soát, đảm bảo an toàn tại các tòa nhà chung cư cũ nguy hiểm Cơ chế nào tháo gỡ vướng mắc cải tạo chung cư cũ Cải tạo chung cư cũ xin đừng đến rồi đi! |
Một trong những khu chung cư cũ tại quận Hoàng Mai cần được cải tạo. Ảnh: Luyện Đinh |
Thực tế chỉ ra rằng, việc cải tạo, xây dựng khu nhà tập thể, chung cư là cần thiết, đáp ứng nguyện vọng của người dân, góp phần đảm bảo diện mạo văn minh đô thị. Nói như vậy là bởi, tại những nơi này phần lớn người dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thu nhập không cao nên rất khó có khả năng tài chính đầu tư nhà ở. Dù biết tập thể, chung cư cũ tồn tại sự nguy hiểm song không còn cách nào khác họ vẫn phải bám víu. Họ rất trông đợi vào sự đầu tư, hỗ trợ của Thành phố.
Khu tập thể A7 Tân Mai (quận Hoàng Mai) là ví dụ. Khu tập thể A7, được xây dựng năm 1984. Đây là khu tập thể của cán bộ công nhân viên ngành xây dựng và bắt đầu xuống cấp nghiêm trọng từ năm 2008. Có tận mắt chứng kiến mới thấy hàng chục hộ dân nơi đây đang ngày ngày đối diện với hiểm nguy đe dọa tính mạng. Cả khu nhà 5 tầng nhưng chỉ có duy nhất một cầu thang bộ để thoát hiểm.
Đáng lo ngại hơn, khu nhà hiện đã chằng chịt nhiều vết nứt. Để chống đỡ sự xuống cấp này, ở cầu thang người ta phải gia cố bằng hệ thống giàn giáo. Được biết, đa phần các hộ dân gốc tại khu tập thể vì lo sợ khu nhà xuống cấp có thể đổ sập bất cứ lúc nào nên phân nửa đã di chuyển đi nơi khác sinh sống. Với những gia đình còn lại, nhiều năm nay họ đều nóng lòng chờ các phương án xử lý từ các cơ quan chức năng.
Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, câu chuyện cải tạo tập thể, chung cư cũ được Hà Nội quan tâm suốt nhiều năm nay. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện công tác này tại Hà Nội rất chậm trễ. Sự chậm trễ trong cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ xuống cấp có nhiều nguyên nhân.
Đơn cử có thể kể đến như hiện một số quy định pháp luật về trình tự, thủ tục trong cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ còn mâu thuẫn, chồng chéo, khó áp dụng trong thực tế, như việc phải có phương án bồi thường trước khi được lựa chọn chủ đầu tư, việc thỏa thuận giữa chủ đầu tư với chủ sở hữu căn hộ...
Ngoài những bất cập về cơ chế, chính sách, còn có một nguyên nhân nữa xuất phát từ chính người dân ở chung cư cũ. Thực tế cho thấy, mặc dù phải sống trong tình trạng nhà cửa xuống cấp, song một bộ phận nhỏ người dân vẫn kiên quyết bám trụ. Họ thường dẫn lý do vì quen nơi làm ăn buôn bán, sinh hoạt hằng ngày, vì không đủ khả năng tài chính để chuyển đi nơi ở mới… chính vì vậy, sự nhất trí 100% đồng ý chuyển đến nơi có điều kiện sống tốt hơn thường khó đạt được.
Xác định cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ là việc làm bức thiết, nhằm cải thiện và nâng cao điều kiện sống của người dân, cải tạo bộ mặt kiến trúc đô thị theo hướng văn minh hiện đại, trong những năm qua, chính quyền Thành phố đều rất trăn trở, tìm các giải pháp thực hiện. Dễ thấy, Thành ủy đã đưa nhiệm vụ này vào chương trình công tác các nhiệm kỳ gần đây.
Ủy ban nhân dân Thành phố còn thành lập Ban Chỉ đạo, ban hành Quy chế với nhiều chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cải tạo các chung cư cũ, nhất là các chung cư nguy hiểm. Mới đây nhất, để hóa giải những khó khăn, thành phố Hà Nội đã chủ động tìm các giải pháp đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ.
Bí thư Thành ủy cũng tổ chức họp với các Bộ, ngành liên quan để tìm cách tháo gỡ vướng mắc. Bên cạnh đó, thành phố cũng đã đề xuất Chính phủ xem xét, sửa đổi Nghị định số 101/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo hướng thuận lợi hơn, giúp các doanh nghiệp có thể tham gia vào quá trình này.
Cải tạo, xây dựng chung cư cũ là công việc lớn, khó và phức tạp, bởi nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống của nhiều người dân. Vấn đề là làm thế nào để tháo gỡ những vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ cải tạo, thời gian tới, cùng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, sở, ngành chức năng cũng như sự vào cuộc tích cực của chủ đầu tư, sự ủng hộ và đồng thuận của người dân, hy vọng nút thắt trong quá trình cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội sẽ được tháo gỡ, từng bước xây dựng Hà Nội trở thành đô thị xanh, văn minh, hiện đại./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Tin khác
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 30/10/2024 14:04