Đề nghị quy định quyền thỏa thuận và lựa chọn mức độ tin cậy của chữ ký điện tử
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa tổ chức góp ý đối với Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì soạn thảo.
Theo VCCI, Dự thảo Luật quy định nếu pháp luật yêu cầu văn bản cần có chữ ký thì thông điệp dữ liệu đáp ứng yêu cầu này là thông điệp dữ liệu được ký bằng chữ ký số.
“Theo phản ánh của doanh nghiệp, quy định này có thể khiến các giao dịch điện tử trở nên phức tạp hơn, từ đó gia tăng chi phí cho doanh nghiệp và cản trở việc người dân thực hiện các giao dịch điện tử, trong khi các bên trong giao dịch dân sự, thương mại có quyền thoả thuận và lựa chọn mức độ tin cậy của chữ ký điện tử. Các loại chữ ký điện tử khác vẫn nên được coi là có giá trị pháp lý và có giá trị xác nhận giao dịch của các bên tham gia”, VCCI cho biết.
Chữ ký số chỉ có giá trị tin cậy (giá trị chứng minh) cao hơn so với các loại chữ ký khác (do được chứng thực bởi một bên thứ ba). Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc sửa đổi quy định theo hướng các bên tham gia có quyền thỏa thuận và lựa chọn mức độ tin cậy của chữ ký điện tử, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thông điệp dữ liệu được ký bằng chữ ký số có giá trị chứng cứ (mặc nhiên có giá trị), trừ khi có bằng chứng thể hiện điều ngược lại.
Về chữ ký điện tử nước ngoài, Dự thảo quy định việc sử dụng và công nhận chữ ký điện tử nước ngoài. Theo đó, Nhà nước sẽ thực hiện việc công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài khi đáp ứng đủ một số điều kiện nhất định. Theo VCCI, quy định như vậy có thể dẫn đến cách hiểu rằng tất cả các giao dịch điện tử sử dụng chữ ký điện tử nước ngoài sẽ phải trải qua một “bài kiểm tra” về giá trị pháp lý.
VCCI tổ chức hội thảo góp ý Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). (Ảnh: Vân Anh/VOV) |
Vì vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cho phép các bên trong hoạt động thương mại được tự thoả thuận về việc sử dụng chữ ký điện tử nước ngoài hoặc chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài. Ngoài ra, Dự thảo Luật cần đưa ra khái niệm cụ thể thế nào được coi là một chữ ký điện tử nước ngoài.
Đáng quan tâm, theo VCCI, Dự thảo bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới là dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu. Tuy nhiên, quy định này có nguy cơ chồng chéo, trùng lặp với dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 85/2013/NĐ-CP).
Dự thảo đã tách việc chứng thực thông điệp dữ liệu thành 2 loại là chứng thực thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại và chứng thực thông điệp dữ liệu trong các giao dịch khác. Theo VCCI, việc này sẽ cực kỳ phức tạp và gây tốn kém chi phí cho người dân và doanh nghiệp.
Cụ thể, với khách hàng sử dụng dịch vụ: Doanh nghiệp sẽ cần mua dịch vụ từ 2 nhà cung cấp khác nhau, hoặc 2 gói dịch vụ khác nhau để đảm bảo nhu cầu chứng thực các loại thông điệp dữ liệu khác nhau. Còn với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có thể phải xin cấp 2 giấy phép kinh doanh cho cùng một loại dịch vụ để đảm bảo khả năng cung cấp đầy đủ dịch vụ cho khách hàng;
Do vậy, VCCI đề nghị cân nhắc lại nhóm quy định này, có thể nâng cấp toàn bộ quy định về dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP lên thành dịch vụ chứng thực dữ liệu điện tử. Đồng thời, xác định rõ Bộ chuyên ngành quản lý dịch vụ này và nên chỉ có duy nhất một Bộ quản lý dịch vụ để phù hợp với nguyên tắc việc ban hành điều kiện kinh doanh phải tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ cho nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, hiện nay, có tình trạng một số doanh nghiệp và người dân mong muốn được thực hiện các giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước, nhưng nhiều trường hợp bị từ chối tiếp nhận bản điện tử hoặc tiếp nhận xong vẫn yêu cầu doanh nghiệp và người dân nộp thêm bản giấy.
Điều này gây cản trở rất lớn đối với việc điện tử hoá các dịch vụ công, thủ tục hành chính, gây mất thời gian, công sức, tiền bạc của người dân và doanh nghiệp, thậm chí còn là cơ hội cho nhũng nhiễu, tiêu cực. Vì vậy, VCCI cho rằng, Dự thảo Luật cần bổ sung nguyên tắc cơ quan nhà nước buộc phải tiếp nhận và xử lý giao dịch điện tử gửi đến từ người dân và doanh nghiệp, không được phép từ chối hoặc yêu cầu nộp thêm hồ sơ là bản cứng thì mới tiến hành xử lý hồ sơ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phải luôn đổi mới tránh tình trạng “đi trước, về sau” trong chuyển đổi số
Tập trung sản xuất giống cây cho Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ
Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Giám sát chuyên đề Nữ công tại Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội
Trình Quốc hội thí điểm mở rộng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận
Khởi tố nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh
Cháo tươi TH true FOOD: Hợp khẩu vị trẻ em, ngon lành như mẹ tự nấu tại nhà
Tin khác
Rà soát các công trình chậm tiến độ, gây lãng phí trên địa bàn Đồng Nai
Tin mới 13/11/2024 09:50
Tổng Bí thư Tô Lâm chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân phường Quán Thánh
Tin mới 12/11/2024 22:30
Hôm nay (12/11), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời chất vấn
Tin mới 12/11/2024 07:36
Nhiều khoản hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân
Tin mới 12/11/2024 06:10
90 tác phẩm đoạt Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI
Tin mới 11/11/2024 22:31
Sáng nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời chất vấn về quản lý thị trường vàng
Tin mới 11/11/2024 07:04
Khởi tố vụ án tại Công ty SJC lợi dụng việc bán vàng miếng bình ổn
Tin mới 09/11/2024 18:17
Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 7,5% trong quý IV
Tin mới 09/11/2024 10:44
Đồng chí Nguyễn Văn Phong làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội
Tin mới 08/11/2024 16:52
Thủ tướng phê bình 29 bộ, cơ quan Trung ương và 21 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp
Tin mới 08/11/2024 09:39