Đề nghị cân nhắc bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị Chính phủ cân nhắc khi bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất, được quy định tại khoản 5 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Muốn hưởng lương hưu 75%, phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Vấn đề trợ cấp hưu trí xã hội, mức lương hưu thấp nhất, chi phí quản lý bảo hiểm xã hội... tiếp tục được các đại biểu thảo luận.

Theo dự thảo Luật trình các đại biểu, công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ các điều kiện: Đủ 75 tuổi trở lên; không hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng; không hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng theo quy định của Chính phủ.

Công dân Việt Nam từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang cư trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn và không hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, không hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của ngân sách nhà nước từng thời kỳ theo đề nghị của Chính phủ. Mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng do Chính phủ quy định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của ngân sách nhà nước từng thời kỳ.

Đề nghị cân nhắc bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất. (Ảnh minh họa, ảnh: P.Diệp)

Trợ cấp hưu trí xã hội gồm các chế độ sau: Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng; hỗ trợ chi phí mai táng; hưởng bảo hiểm y tế do Ngân sách nhà nước đóng.

Thảo luận tại hội nghị, đại biểu Ma Thị Thúy (Đoàn tỉnh Tuyên Quang) cho rằng, mức trợ cấp hưu trí xã hội chưa đảm bảo nguyên tắc an sinh xã hội, chỉ là trợ cấp cho người cao tuổi chuyển sang từ Luật Người cao tuổi, sẽ không đảm bảo mức sống tối thiểu hoặc gần tiệm cận mức sống tối thiểu của nhóm người cao tuổi này. Vì vậy, đại biểu đề nghị ít nhất mức hưu trí xã hội phải cao hơn mức trợ cấp xã hội, ví dụ trợ cấp xã hội tăng lên 500.000 đồng/tháng thì mức hưu trí xã hội phải tăng 750.000 đồng/tháng.

Đáng quan tâm, liên quan đến việc quy định mức lương hưu thấp nhất, đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị dự thảo Luật cần có quy định cụ thể về nội dung này. Đại biểu băn khoăn, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định mức lương hưu thấp nhất bằng mức lương cơ sở. Nhưng dự thảo Luật bỏ quy định này, vậy tính mức mức lương hưu thấp nhất ra sao, có đảm bảo cuộc sống của người lao động về hưu không?

"Nếu như chúng ta chỉ tính tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội mà không chú trọng tới chất lượng an sinh thì không thể bền vững. Như các đối tượng người hoạt không chuyên trách, hay chủ hộ kinh doanh cá thể khi đến tuổi nghỉ hưu thì lương thấp phải điều chỉnh cao mà không đủ tiền từ Quỹ. Đây là vấn đề rất quan trọng vì nó bảo vệ mức sàn an sinh tối thiểu", đại biểu nói.

Do vậy đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị Chính phủ cân nhắc khi bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất được quy định tại khoản 5 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Liên quan đến chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, đại biểu đề nghị cần có sự kiểm soát chi, nhất là đối với định mức chi cho các hoạt động trung tâm dịch vụ việc làm, chi cho cơ sở vật chất, cho hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho các tổ chức ngoài ngành Bảo hiểm xã hội, tránh bị lạm dụng.

Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Tuyên Quang cũng đề nghị Quốc hội cân nhắc xem xét thông qua dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi tại Kỳ họp thứ 8, thay cho dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 7.

Theo đại biểu, cải cách tiền lương là một chính sách lớn, khó và phức tạp, tác động mạnh tới nhiều lĩnh vực, nhóm lao động khác nhau trên toàn xã hội. Do đó, cần có thời gian triển khai cải cách tiền lương để điều chỉnh, xử lý các vấn để phát sinh (nếu có) cho phù hợp với thực tiễn, tránh tình trạng Luật Bảo hiểm xã hội vừa thông qua lại phải rà soát, sửa đổi.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Phát động đợt thi đua cao điểm nhân Tháng Công nhân

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Phát động đợt thi đua cao điểm nhân Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, tại Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân trên địa bàn quận Hai Bà Trưng năm 2024, bà Nguyễn Thị Kim Dung - Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận đã phát động đợt thi đua cao điểm tới đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động quận.
Sôi động đường đua của hàng ngàn runner nhí

Sôi động đường đua của hàng ngàn runner nhí

(LĐTĐ) Mới đây, hơn 1.600 em học sinh khắp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tề tựu về cung đường tổ chức giải chạy bộ Bước chân yêu thương - Kids Run 2024 (quận 12). Bên cạnh các em học sinh, nhiều phụ huynh cũng có mặt để động viên con hoàn thành chặng đua.
TP.HCM: Hoàn thành hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân sau gần 4 năm thi công

TP.HCM: Hoàn thành hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân sau gần 4 năm thi công

(LĐTĐ) Ngày 27/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khánh thành công trình xây dựng hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân và dọc đường ray xe lửa tại phường Linh Đông.
Gia Lâm: Phấn đấu giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Gia Lâm: Phấn đấu giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, các cấp Công đoàn huyện Gia Lâm sẽ chủ động tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động rà soát, bổ sung và giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ; giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Thành phố Hồ Chí Minh: Người dân mệt mỏi di chuyển dưới nắng nóng, kẹt xe trong ngày đầu nghỉ lễ

Thành phố Hồ Chí Minh: Người dân mệt mỏi di chuyển dưới nắng nóng, kẹt xe trong ngày đầu nghỉ lễ

(LĐTĐ) Các phương tiện phải “giam chân” tại đây nhiều tiếng đồng hồ. Nhiều tài xế phải xuống khỏi xe, tìm bóng mát để tránh nóng, nhiều em nhỏ, phụ nữ, người lớn tuổi phải tìm đến các quán cà phê, trung tâm thương mại ven đường để “giải quyết nỗi buồn” vì ngồi trên xe quá lâu.
Tận hưởng mùa hè “Made in Singapore” nhân dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5

Tận hưởng mùa hè “Made in Singapore” nhân dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5

(LĐTĐ) Mùa hè ở Singapore là thời điểm lý tưởng để khám phá các hoạt động giải trí sôi động và tận hưởng những trải nghiệm ẩm thực đặc sắc. Từ chèo thuyền kayak, vui chơi tại công viên nước, thư giãn tại câu lạc bộ bãi biển sang trọng hay thưởng thức hương vị ẩm thực tinh tế tại các nhà hàng hàng đầu, Singapore chắc chắn sẽ làm hài lòng mọi du khách.
Đồng Nai: Bắt giữ đối tượng giết người, phân xác phi tang

Đồng Nai: Bắt giữ đối tượng giết người, phân xác phi tang

(LĐTĐ) Làm việc với cơ quan điều tra, bước đầu đối tượng Danh Sơn khai nhận do mâu thuẫn tình cảm nên đã giết chết chị Ng. sau đó phân thành nhiều phần để phi tang.

Tin khác

Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), việc điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ tác động rất lớn đến bộ phận người tham gia. Vì vậy, việc giữ tỷ lệ đóng như hiện hành sẽ góp phần bảo đảm ổn định chính sách và quyền lợi của người lao động...
Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

(LĐTĐ) Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ liền 5 ngày (từ thứ Bảy ngày 27/4 đến hết thứ Tư ngày 1/5).
Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

(LĐTĐ) Theo quy định tại Điều 98 và Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu đi làm đúng ngày 30/4 và 1/5 thì ngoài tiền lương ngày nghỉ lễ, người lao động còn được trả thêm lương làm thêm giờ.
Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐTBXH thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024.
Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cân nhắc bỏ quy định “Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay”...
Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung chế độ trợ cấp thai sản khi sinh con và bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện.
Thí điểm chi trả lương hưu qua tài khoản từ tháng 5/2024

Thí điểm chi trả lương hưu qua tài khoản từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, dự kiến trong tháng 5/2024, sẽ cùng với Bộ Công an triển khai thí điểm chi trả các chế độ bảo hiểm tại 5 tỉnh, thành phố gồm: Nam Định, Điện Biên, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Sóc Trăng, trước khi nhân rộng trên phạm vi toàn quốc…
Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công; thay đổi mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT).
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.
Xem thêm
Phiên bản di động