Để làng nghề truyền thống phát triển bền vững
Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc (quận Hà Đông, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng bởi nét tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Hiện làng lụa Vạn Phúc có khoảng 300 hộ dệt, kinh doanh mặt hàng lụa tơ tằm. Để phục vụ khách du lịch, các gian hàng trong khu phố Lụa được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt. Các gian hàng trưng bày nhiều sản phẩm mới, các mẫu thiết kế thời trang, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ làm từ lụa đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách.
Làng lụa Vạn Phúc phát triển làng nghề gắn với du lịch, dịch vụ, cho khách đến tham quan trải nghiệm |
Không chỉ tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh mà làng lụa Vạn Phúc còn gắn kết với du lịch, dịch vụ. Ngày nay, ngoài việc kinh doanh các sản phẩm làm từ lụa, các cơ sở sản xuất còn kết hợp mô hình cho du khách tới tham quan, trải nghiệm quy trình làm ra sản phẩm, giúp khách hàng thấy được giá trị chất lượng của sản phẩm lụa nơi đây để yên tâm lựa chọn mua sắm.
Nhằm mang đến một môi trường du lịch cộng đồng thân thiện, gần gũi, phường Vạn Phúc thường xuyên tuyên truyền, tổ chức tập huấn về giao tiếp ứng xử cho người dân. Các hộ dân mở cửa hàng trên tuyến phố lụa phải đăng ký gian hàng đạt chuẩn với sở du lịch về giá cả và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, bảo đảm chất lượng về hàng hóa cho người sử dụng.
Đặc biệt nhận thức rõ về việc nếu không duy trì được nét độc đáo và sự khác biệt riêng của lụa Vạn Phúc sẽ khiến làng nghề bị mai một, các nghệ nhân của làng đã dần khôi phục cách dệt truyền thống, đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu tại những thị trường quốc tế.
Bà Nguyễn Thị Huệ, người đã có thâm niên hơn 30 năm gắn bó với nghề dệt lụa cho biết: “Thương hiệu lụa của làng nổi tiếng bởi chất liệu từ 100% sợi tơ tự nhiên vừa óng ánh, vừa mềm mại, khác xa các sản phẩm khác trên thị trường. Trải qua bao thăng trầm đổi thay, ngày nay làng lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nguyên vẹn những giá trị cổ truyền trên từng tấm lụa. Lụa Vạn Phúc ngày nay được biến tấu trở nên đa dạng hơn về chủng loại, mẫu mã, cùng với những tên gọi khác nhau.
Các sản phẩm lụa Vạn Phúc ngày càng đa dạng, phong phú hơn |
Không chọn cách gắn gìn giữ làng nghề với phát triển du lịch như làng lụa Vạn Phúc, một số làng nghề truyền thống khác chọn thay đổi hướng sản xuất, hiện đại hoá các sản phẩm để lưu giữ nghề. Làng nghề mộc Thượng Mạo (Hà Đông) là ví dụ điển hình.
Hiện nay làng Thượng Mạo có hơn 355 cơ sở sản xuất trên tổng số 632 hộ dân, có 1.230 lao động tham gia nghề, ngoài ra còn có lao động bên ngoài đến học và làm nghề. Nghề mộc đã làm thay đổi diện mạo, nâng cao đời sống cho nhân dân. Thu nhập bình quân của người lao động làm nghề mộc năm 2019 là 55 triệu đồng/năm, năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thu nhập của người lao động giảm xuống còn 35 triệu đồng/năm.
Ông Nguyễn Quang Thoại, Chủ tịch Hội làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo cho biết: So với trước đây, ngày nay phương thức sản xuất, kinh doanh của làng nghề đã có nhiều thay đổi. Nếu trước đây, các xưởng mộc tại Thượng Mạo chủ yếu sản xuất thủ công, năng suất lao động thấp, cạnh tranh thị trường kém ngày nay các xưởng đã áp dụng máy móc, công nghệ vào sản xuất, nhờ đó số lượng và chất lượng các sản phẩm của làng nghề được nâng cao.
Tương tự, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn nhưng nghề rối nước tại xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất) đã có những bước chuyển mình để thích ứng, phát triển, nâng cao thu nhập cho người dân làng nghề.
Ông Nguyễn Văn Dậu - Trưởng phường rối nước Chàng Sơn cho biết, rối Chàng Sơn có điểm khác biệt so với những vùng có nghề rối khác là nơi đây nghệ nhân chỉ sử dụng dây để điều khiển con rối chứ không dùng sào. Con rối nhờ thế có thể đi xa buồng trò đến gần khán giả, các động tác của con rối uyển chuyển, sinh động hơn. Ngoài biểu diễn trong các dịp lễ hội, phường rối Chàng Sơn còn biểu diễn ở nhiều nơi trên địa bàn huyện Thạch Thất, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, tham gia Festival Huế…
Từ những làng nghề điển hình trên tựu chung cho thấy việc phát huy giá trị làng nghề là một trong những công việc quan trọng bậc nhất ở thời điểm hiện tại. Để các làng nghề truyền thống thoát khỏi khó khăn, điều quan trọng là xây dựng được kế hoạch chiến lược phát triển bền vững cho các làng nghề. Ngoài ra, để lưu giữ tinh hoa làng nghề, nhìn từ góc độ làng nghề thì các cấp chính quyền cần vào cuộc thực chất, chủ động hơn trong phát triển thị trường, nâng cao giá trị của sản phẩm, các vùng đất có nghề cần chú trọng việc đào tạo truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46