Để kho tàng ca dao mãi trường tồn

(LĐTĐ) Mỗi một quốc gia, dân tộc đều có những nét đặc trưng riêng về bản sắc và nền văn hoá của mình. Đối với nước ta trải qua quá trình hơn một nghìn năm dựng nước và giữ nước, tục ngữ, ca dao đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa mãi mãi trường tồn.
Hình ảnh con lợn trong ca dao, tục ngữ Con gà trong ca dao ẩm thực

Ca dao, hay còn gọi là phong dao, là một thuật ngữ được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu. Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu. Với nghĩa này, ca dao là thơ dân gian truyền thống, được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc hoặc là những lời đối đáp với kết cấu ngắn gọn, cùng những đại từ nhân xưng như “mình – ta”, “anh – em”.

Để kho tàng ca dao mãi trường tồn
Hát ru đã đi vào giấc ngủ của bao nhiêu thế hệ người Việt. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, ca dao đã vận dụng rất thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc. Đó là thứ ngôn ngữ rất giản dị, đẹp đẽ và trong sáng để diễn tả được tâm hồn đa dạng phong phú của con người. Trong ca dao đã có sự kết hợp giữa ngôn ngữ nghệ thuật với ngôn ngữ của đời sống và lời ăn tiếng nói hằng ngày: “Lá này là lá xoan đào/ Tương tư gọi nó thế nào hở em”.

Kho tàng ca dao dân ca Việt Nam xuất hiện từ lâu đời, được phân thành những loại ca dao khác nhau, ca dao ru con, ca dao về tình yêu, ca dao về tình cảm gia đình, ca dao than thân, ca dao trào phúng…,và gìn giữ lưu truyền theo thời gian.

Cũng như các thể loại khác của văn học dân gian, ca dao dân ca ra đời từ chính những hoạt động thực tiễn của đời sống con người, và cũng chính vì vậy, đến với ca dao, ta thường bắt gặp những nét sinh hoạt, những cảnh vật quen thuộc trong đời sống hàng ngày của nhân dân lao động. Đó là cảnh làm ăn vất vả, cực nhọc: “Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày/ Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”, là những sinh hoạt, hội hè mang đậm bản sắc dân gian,… Qua đó, người đọc sẽ có dịp cảm nhận được lối sống, lối nghĩ và những phẩm chất quý báu của con người Việt Nam.

Bên cạnh đó, ca dao còn chất chứa những bài học sâu sắc về cuộc sống, về các mối quan hệ xã hội. Đó không chỉ là bài học về tình yêu gia đình, lòng biết ơn đối với bậc sinh thành: “Công Cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ Mẹ kính Cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo Con” mà còn là bài học về lòng yêu nước, tình cảm giữa người với người: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Ca dao dạy ta lòng kiên trì, nhẫn nại, khắc phục khó khăn: “Chớ than phận khó ai ơi/ Còn da lông mọc còn trồi nảy cây”, dạy con người về đức tính khiêm tốn, nhẫn nại: “Tới đây lạ xứ quê người/ Trăm bề nhẫn nhịn đừng cười tôi quê”…Tất cả những bài học đó, những tư tưởng tình cảm đó, trong cuộc sống hôm nay vẫn luôn là những bài học sâu sắc, đáng giá. Điều đó chứng tỏ vai trò cũng như tầm quan trọng của sự tồn tại của ca dao dân ca trong lời ăn tiếng nói, trong công việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống hằng ngày. Có thể nói, ca dao dân ca góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện nhân cách con người, rèn luyện, bồi đắp những tư tưởng đẹp, tình cảm đẹp.

Chất trí tuệ, giàu tư tưởng tình cảm trong ca dao dân ca là những nguồn nhựa sống bổ sung cho văn hóa dân gian thêm phong phú và đậm đà bản sắc. Nhiều câu ca dao là những câu nói về quan hệ giữa anh em, bạn bè. Từ thực tế cuộc sống, những câu hát dân gian, những câu nói chân thành, chất phác thể hiện những cái hay, tinh tuý trong ứng xử giao tiếp được kết tinh, chắt lọc từ cuộc sống hằng ngày. Ca dao, dân ca được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân lao động, gần gũi với tập quán sinh hoạt của con người. Trong những câu hát dân ca, ca dao, con người luôn có hoài bão vươn tới cái hay, cái đẹp, cái thanh tao của cuộc sống. Lối hát giao duyên và các bài hát vui chơi trong đời sống thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, tình yêu đôi lứa thật lãng mạn: “Hỡi cô cắt cỏ bên sông/ Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây/ Sang đây anh nắm cổ tay/ Anh hỏi câu này có lấy anh không?”. Bằng lối chơi chữ, miêu tả dí dỏm, nhân cách hoá, những câu nói tượng trưng cho lời tỏ tình thật mộc mạc, chân tình của người nông dân Việt Nam.

Ca dao, dân ca Việt Nam là kho tàng văn hóa, tri thức dân gian, phản ánh những phong tục, tập quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người và lao động cùng hoà quyện vào nhau, tạo nên cuộc sống, thiên nhiên và con người Việt Nam.

Ngày nay, người ta lưu giữ kho tàng văn hóa độc đáo ấy không chỉ qua những bài học trong sách mà còn qua những hoạt động diễn xướng truyền thống, dưới các hình thức trình diễn hiện đại, trong các hội thi hát dân ca địa phương và toàn quốc. Ca dao đã đi vào tâm hồn của con người một cách tự nhiên và là một sản phẩm tinh thần vô giá, bởi vậy cần phải giữ gìn và phát huy vai trò cũng như giá trị của ca dao trong thời đại mới./.

Phương Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp tục xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan với mức lương thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp...

Tin khác

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin

Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin

(LĐTĐ) Ngày 21/11, trong khuôn khổ Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ khởi động Dự án: "Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam".
Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia

Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức hội thảo - triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, với chủ đề “An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia”.
Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

(LĐTĐ) Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang có nhiều diễn biến phức tạp với sự thay đổi rõ rệt trong hình thái lây nhiễm. Trong đó, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) vẫn là nguồn lây chính của dịch HIV trong năm 2024. Đáng lo ngại, đối tượng nhiễm HIV mới tại Việt Nam ngày càng trẻ hóa.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Xem thêm
Phiên bản di động