Đề cao hơn nữa vai trò của cộng đồng trong quy hoạch đô thị
Cà phê đường tàu: Cấm hay quản? Phát triển hài hòa hệ thống đô thị và nông thôn Sửa Luật Thủ đô: Tạo sức bật mới cho Thủ đô phát triển |
Tăng cường sự tham gia của người dân với vấn đề lớn của đô thị
Trong phát biểu tham luận tại Hội thảo “Một số vấn đề lý luận thực tiễn trong xây dựng và thực hiện quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, TS Nguyễn Đức Kiên - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia đã nhấn mạnh tới việc chú trọng bảo tồn các giá trị văn hóa xã hội của Thủ đô trong công tác quy hoạch Thủ đô.
TS Nguyễn Đức Kiên - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia phát biểu tham luận tại hội thảo. |
Theo TS Nguyễn Đức Kiên, để gìn giữ được những bản sắc văn hóa xã hội riêng có của Hà Nội, cần đề cao hơn nữa vai trò của cộng đồng trong công việc quy hoạch đô thị. Cần có cơ chế phù hợp để cộng đồng có thể tham gia ý kiến vào những vấn đề sát thực nhất với cuộc sống hàng ngày ngay từ khâu xây dựng quy hoạch. Tính khả thi và đồng thuận để giải quyết triệt để các vấn đề của Thủ đô sẽ chỉ đạt được khi nhận thức, quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng dân cư được tôn trọng và tăng cường.
Một cách tiếp cận của quản lý đô thị là hướng tới cảm giác hạnh phúc của người dân thông qua gia tăng sự yêu mến và gắn bó của họ với đô thị nơi họ sống. Các cơ quan quản lý Nhà nước sử dụng các công cụ để gắn kết mối quan hệ giữa người dân với từng bộ phận và hoạt động của đô thị, như di tích lịch sử, danh thắng, quán ăn, hiệu sách, khung cảnh phố phường… cho tới các hoạt động sinh hoạt thường ngày như cư ngụ, vui chơi và làm việc.
Ở khía cạnh tiếp cận này, cư dân là trung tâm của mọi mối quan hệ, là chủ thể gắn kết cuộc sống của họ với các hoạt động quản lý kinh tế, xã hội, an ninh, chính trị của một đô thị nhưng cũng đồng thời đòi hỏi công tác quản lý đô thị phải tôn trọng các đặc điểm cá biệt của mỗi người dân.
Bản sắc Thủ đô Hà Nội không phải là một thứ có thể được tạo ra một cách duy ý trí trong một thời gian ngắn mà phải được hun đúc và nuôi dưỡng từ lịch sử của đô thị và từ văn hóa, lối sống của cư dân qua hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm.
Một Hà Nội đáng sống phải kết nối được lịch sử với hiện tại và tương lai, giữ gìn được cả giá trị vật chất và tinh thần cho các thế hệ mai sau. Để gìn giữ được những bản sắc văn hóa, xã hội riêng có của Hà Nội, cần đề cao hơn nữa vai trò của cộng đồng trong công việc quy hoạch đô thị. Cần có cơ chế phù hợp để cộng đồng có thể tham gia ý kiến vào những vấn đề sát thực nhất với cuộc sống hàng ngày ngay từ khâu xây dựng quy hoạch.
“Thủ đô Hà Nội không chỉ là một khái niệm về địa lý, đơn vị hành chính đơn thuần do nhà nước thiết lập và quản lý mà nó là đời sống văn hóa xã hội của một người dân, một cộng đồng dân cư. Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhiều đặc điểm và giá trị của đô thị hình thành và biến đổi liên tục, quản lý đô thị cần phải hướng tới mục tiêu đô thị phải trở thành một nơi bình yên trong lòng mỗi cư dân. Do đó, phát triển thủ đô Hà Nội cần quan tâm tới các yếu tố như sự phát triển của từng cá nhân, cộng đồng, tăng cường sự tham gia của người dân đối với các vấn đề lớn của đô thị”, TS Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh.
Quan tâm, ứng phó hiệu quả hơn với các rủi ro của đô thị
Theo TS Nguyễn Đức Kiên, sức mạnh của thiên nhiên và nhiều công nghệ thiếu thân thiện với môi trường ngày nay vẫn tiếp tục tàn phá các đô thị, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Tình trạng đô thị hóa nhanh chóng bằng sự tích tụ ngày một nhiều người và các hoạt động kinh tế xã hội trong những không gian nhỏ hẹp khiến cho các đô thị trở nên dễ bị tổn thương hơn trước nhiều tác nhân dù đến từ bên trong hay ngoài, từ thiên nhiên hay do con người tạo ra.
Các đại biểu tham dự hội thảo “Một số vấn đề lý luận thực tiễn trong xây dựng và thực hiện quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. |
Các trung tâm của đô thị được đặc trưng bởi mật độ dân số cao, sống và làm việc trong những tòa nhà chọc trời, không gian công cộng chật hẹp là đối tượng dễ bị tổn thương bởi hỏa hoạn do sự cố điện. Số lượng phương tiện giao thông cá nhân lớn và nhu cầu tiêu thụ, xử lý thực phẩm dẫn tới tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Ở các khu phố cổ với đặc thù được xây dựng từ hàng trăm năm có nguy cơ cao gặp phải các tai nạn như hỏa hoạn và xuống cấp nếu không được quản lý và bảo tồn đúng mức.
Các vùng xa hơn của đô thị, các trung tâm thương mại, nhà máy, xí nghiệp, kho bãi và các cơ sở hạ tầng giao thông kết nối như nhà ga, bến tàu, sân bay sẽ tích tụ những rủi ro công nghệ, có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.
Những vụ hỏa hoạn gây ra hậu quả đau lòng trong thời gian gần đây tại Thủ đô Hà Nội cho thấy cần có một cách tiếp cận đầy đủ hơn với công tác quản lý các rủi ro của đô thị. Đây phải là một yếu tố cần có trong chính sách công của đô thị, đặc biệt là trong công tác quy hoạch đô thị và môi trường.
Đề xuất ứng phó hiệu quả hơn với các rủi ro của đô thị, TS Nguyễn Đức Kiên cho rằng, bên cạnh các quy định của pháp luật, hướng dẫn phản ứng khi rủi ro xảy ra và tăng cường ý thức của người dân, doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể điều chỉnh từ công tác xây dựng và triển khai quy hoạch cho tới các hoạt động kinh tế xã hội thường nhật của người dân.
Về phía chính quyền, cần tăng cường quản trị các rủi ro này thông qua việc kiểm soát các hoạt động được phân loại vào nhóm nguy hiểm, phát triển các năng lực dự phòng và ứng phó với rủi ro dựa vào sự hỗ trợ của các công nghệ tiên tiến và hạn chế rủi ro thông qua công tác quy hoạch các vị trí, hoạt động tiềm ẩn rủi ro.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Tin khác
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3
Môi trường 21/11/2024 06:23