Để du lịch cộng đồng trở thành thế mạnh
Lễ hội hợp tác quốc tế: Điểm nhấn hút khách du lịch đến Hà Nội | |
Du lịch di sản: Thế mạnh của du lịch Thủ đô |
Nằm ở vị trí xa nhất của thành phố Hà Nội, huyện Ba Vì đang trở điểm đến ưa thích của nhiều du khách nhờ tận dụng thế mạnh điều kiện tự nhiên làm du lịch cộng đồng. Ngay từ cấp thôn, xã, nhiều mô hình du lịch được xây dựng đang phát huy hiệu quả.
Tìm đến xã Ba Trại (cách trung tâm huyện Ba Vì khoảng 15km), chúng tôi dễ dàng cảm nhận được không khí mát mẻ bên hàng chè xanh rì, cao ngang hông, thẳng tắp trải dài trên sườn đồi choán hết tầm mắt. Người dân Ba Trại chia sẻ rằng, chẳng ai có thể tin nổi vùng đất trước kia “chỉ núi với chè” nay có thể trở thành điểm đến văn hóa, giáo dục của nhiều đoàn học sinh, du khách vào dịp lễ, ngày cuối tuần.
Theo lãnh đạo xã Ba Trại, bên cạnh giá trị sản lượng gần 4.000 tấn chè/năm đảm bảo ổn định đời sống người dân, cây chè Ba Trại đang dần hòa mình vào “ngành công nghiệp không khói”, việc phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Trại đã góp phần khơi dậy những tiềm năng phát triển du lịch của huyện.
Du lịch cộng đồng đang ngày càng phát triển tại xã Ba Trại (huyện Ba Vì) |
Dẫn chúng tôi qua những nương chè đạt tiêu chuẩn VietGAP, Giám đốc hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Ba Trại (HTX Ba Trại) Bùi Ngọc Kiên cho biết: Từ năm 2017, HTX Ba Trại bắt đầu triển khai phát triển mô hình du lịch cộng đồng.
Các đoàn khách sẽ có cơ hội được hướng dẫn viên là các xã viên của HTX trực tiếp giới thiệu về làng nghề chè. Đoàn sẽ đi thăm và trải nghiệm thực tế các công đoạn từ trồng, chăm bón, thu hái, chế biến đến pha trà, đặc biệt, khách sẽ được nghe các làn điệu dân ca, xem những bộ trang phục độc đáo của người Mường.
Hiện nay du khách đến với Ba Trại chủ yếu là học sinh ở nội thành Hà Nội. Tuy nhiên mô hình du lịch cộng đồng ở Ba Trại không chỉ hướng tới đối tượng là học sinh mà còn đại đa số người dân.
“HTX Ba Trại đã thực hiện liên kết với các công ty du lịch tổ chức đưa đoàn vào tham quan, trải nghiệm với mức phí là từ 20.000 – 25.000 đồng/người, khi phát triển mô hình này, người dân sẽ trực tiếp tham gia và thu lợi. Từ đó, sẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, người dân sẽ có ý thức hơn trong việc giữ gìn cảnh quan tự nhiên, văn hóa truyền thống và giúp phần khẳng định thương hiệu chè Ba Trại.
Hơn hết, từ việc làm cụ thể chúng tôi xác định được những khó khăn về tiềm năng du lịch của địa phương để tìm cách khắc phục, trong tương lai Ba Trại sẽ thay đổi hơn nữa nhờ triển khai công trình lưu trú cho du khách đậm bản sắc vùng chè đang được xây dựng ”, ông Kiên chia sẻ.
Xã Hồng Vân (huyện Thường Tín) cũng là điểm sáng khi kết hợp trồng cây cảnh với du lịch cộng đồng. |
Không chỉ riêng nông nghiệp của Ba Trại, du lịch cũng trở thành “chất xúc tác” cho nhiều vùng ngoại đô khác của Hà Nội. Trong đó có thể kể đến như các cơ sở sản xuất nón lá làng Chuông ở xã Phương Trung (huyện Thanh Oai), làng cổ Đường Lâm (Thị xã Sơn Tây), cộng đồng dân cư ở xã Cổ Loa (huyện Ðông Anh), làng nhiếp ảnh Lai Xá (huyện Hoài Ðức), xã Mê Linh (huyện Mê Linh), xã Hương Sơn (huyện Mỹ Ðức)...
Xuôi về phía Nam cửa ngõ của Thủ đô, xã Hồng Vân (huyện Thường Tín) cũng là điểm sáng khi kết hợp trồng cây cảnh với du lịch cộng đồng. Trong thời gian tới, Hồng Vân hướng đến mục tiêu đón được 1000 lượt khách du lịch quốc tế, 500.000 lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ hoạt động du lịch đạt 50 tỷ đồng, qua đó đưa du lịch thành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Có thể thấy hiệu quả mà du lịch cộng đồng đã đem lại cho người dân và các địa phương là rất lớn. Việc phát triển du lịch cộng đồng ở Hà Nội không chỉ tạo việc làm ổn định, đa dạng hóa sản phẩm du lịch mà còn khai thác được những lợi thế du lịch vùng ngoại thành. Tạo thế cân bằng giữa khu vực nội thành và ngoại thành, góp phần quảng bá đa dạng hình ảnh của Hà Nội đến với du khách trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, dù đã xuất hiện những năm gần đây song có thể thấy du lịch cộng đồng tại Hà Nội đang hoạt động kiểu manh mún. Vai trò tham gia của người dân địa phương còn hạn chế, giá tour thấp, chưa mang lại lợi nhuận tương xứng để tạo nên sự phát triển bền vững, hấp dẫn.
Để du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm đặc sắc, rất cần những cách làm hay của địa phương, sự đầu tư bài bản của các cơ quan chức năng và sự phối kết hợp chặt chẽ của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh đó, ngành Du lịch Hà Nội đang có những quan tâm đến phát triển du lịch cộng đồng. Đó cũng là cơ sở tốt để loại hình du lịch này khẳng định được vị thế, bản sắc, góp phần thu hút khách du lịch đến với Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Lào Cai khởi động chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024
Du lịch 30/10/2024 18:42
Góc nhìn chuyên gia trong ứng dụng công nghệ số vào du lịch
Du lịch 29/10/2024 20:38
Cửa Lò đón hơn 5 triệu lượt khách trong mùa du lịch năm 2024
Du lịch 24/10/2024 21:22
Hơn 2.000 du khách quốc tế đến Khánh Hòa bằng du thuyền
Du lịch 23/10/2024 11:22
Kích cầu du lịch “Nha Trang - Khánh Hòa, đến để yêu”
Du lịch 14/10/2024 13:04
Thiết kế “tour sáng tạo” thăm các công trình lịch sử tinh hoa của Hà Nội
Du lịch 11/10/2024 13:39
Hôm nay 10/10, xe buýt 2 tầng phục vụ miễn phí du khách tham quan Hà Nội
Du lịch 10/10/2024 10:47
Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 khép lại thành công rực rỡ
Du lịch 06/10/2024 22:46
Du lịch Khánh Hòa phấn đấu đạt hơn 10 triệu lượt khách trong năm 2024
Du lịch 05/10/2024 06:37
Khám phá làng nghề thúng chai Phú Mỹ
Du lịch 03/10/2024 10:57